HSG Vinh Tuong - Vinh Phuc 2011 - 2012

Chia sẻ bởi Trần Mạnh Cường | Ngày 16/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: HSG Vinh Tuong - Vinh Phuc 2011 - 2012 thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT
VĨNH TƯỜNG
ĐỀ THI HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn: Địa lí
Thời gian làm bài: 150 phút



Câu I. (3 điểm)
Phân tích những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, điều kiện dân cư, xã hội để phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
Câu II. (2 điểm)
Phân tích các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp nước ta.
Câu III. (2,5 điểm)
Trình bày đặc điểm dân số và sự gia tăng dân số nước ta. Nêu nguyên nhân và hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh.
Câu IV. (2,5 điểm)
Cho bảng số liệu:
Cơ cấu GDP nước ta thời kì 1991 – 2002 (đơn vị: %)

1991
1993
1995
1997
1999
2001
2002

Tổng số
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0

Nông, lâm, ngư nghiệp
40,5
29,9
27,2
25,8
25,4
23,3
23,0

Công nghiệp - xây dựng
23,8
28,9
28,8
32,1
34,5
38,1
38,5

Dịch vụ
35,7
41,2
44,0
42,1
40,1
38,6
38,5

1. Em hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP nước ta thời kì 1991 – 2002.
2. Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ, em hãy nhận xét về cơ cấu GDP nước ta thời kì 1991 – 2002.




Họ và tên thí sinh: ..........................................................SBD: ......................



PHÒNG GD&ĐT
VĨNH TƯỜNG
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG LỚP 9
MÔN ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2011 - 2012


Câu I. (3 điểm)
1. Thuận lợi (2 điểm):
a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: (1 điểm)
- Tài nguyên đất: Vùng ĐBSH có diện tích khoảng 1,5 triệu ha đất phù sa châu thổ màu mỡ, độ pH trung tính, lượng đạm và lượng mùn cao, thích hợp sản xuất nông nghiệp thâm canh với nông sản đa dạng. (0,2đ)
- Khí hậu - thuỷ văn: Do có mùa đông lạnh nên ngoài cây trồng nhiệt đới, vùng ĐBSH còn thích hợp sản xuất nhiều loại nông sản cận nhiệt, ông đới trong vụ đông. Vùng ĐBSH có mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng mưa hàng năm khá lớn nên nguồn nước trên mặt và nguồn nước ngầm phong phú, thuận lợi để tăng vụ, cải tạo đất và nuôi trồng thuỷ sản. (0,2đ)
- Khoáng sản: Có trữ lượng lớn về đá vôi, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên, vùng thềm lục địa có tiềm năng về dầu khí, tạo điều kiện phát triển một số ngành công nghiệp. (0,2đ)
- Tài nguyên biển: Do tiếp giáp với vùng biển giàu nguồn lợi thuỷ sản nên vùng ĐBSH có điều kiện phát triển ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, sản xuất muối, vận tải, thương mại và du lịch biển. (0,2đ)
- Du lịch: Vùng ĐBSH có tiềm năng lớn về du lịch, với nhiều di tích lịch sử văn hoá như: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, chùa Một Cột, Văn Miếu…; nhiều thắng cảnh đẹp như: Hồ Gươm, Tam Cốc- Bích Động, Đồ Sơn…; nhiều lễ hội và làng nghề truyền thống; đặc biệt Dân ca quan họ Bắc Ninh, Hội Gióng được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại. Nhờ vậy có điều kiện phát triển du lịch. (0,2đ)
b. Về dân cư – xã hội: (1 điểm)
- Dân cư và nguồn lao động:
+ ĐBSH có dân cư đông đúc, mật độ dân số cao và có nguồn lao động dồi dào. Dân cư có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, nhất là thâm canh cây lúa nước và các nghề thủ công truyền thống. (0,25đ)
+ Vùng ĐBSH tập trung đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật và tay nghề cao nhất cả nước. (0,25đ)
- Cơ sở hạ tầng và mạng lưới đô thị:
+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật cho các ngành kinh tế đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện. Có mạng lưới giao thông vận tải, bưu chính viễn thông,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Mạnh Cường
Dung lượng: 104,00KB| Lượt tài: 5
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)