HSG địa lí huyên HĐ 90-10

Chia sẻ bởi Nguyễn Hồng Phượng | Ngày 16/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: HSG địa lí huyên HĐ 90-10 thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT HOÀI ĐỨC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
(ĐỀ CHÍNH THỨC) NĂM HỌC 2009-2010
MÔN: ĐỊA LÝ

( Thời gian làm bài 150 phút, không tính thời gian giao đề )

Câu l:(2đ)
Trong một năm vào những ngày nào ở khắp mọi nơi trên trái đất có ngày và đêm đều dài bằng nhau? Nguyên nhân?

Câu 2: (4đ)
* Cho bảng số liêu:

Địa phương
Nhiệt độ TB năm (oC)
Nhiệt độ nóng nhất (oC)
Nhiệt độ lạnh (oC)

Hà Nôi
23.9
29.2
17.2

Huế
25.2
29.3
20.5

TP Hồ Chí Minh
27.6
29.7
26.0


* Dựa vào bảng số liệu và kiến thức đã học, trình bày chế độ nhiệt ở nước ta.

Câu 3: (4đ)
Sử dụng Atlát Địa lý Việt Nam (trang 20 bản đồ lâm nghiệp, trang 22 bản đồ công nghiệp năng lượng) và kiến thức đã học:
1. Nhận xét và giải thích sự phân bố của ngành công nghiệp năng lượng
2. Kể tên các tỉnh: có tỷ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh là trên 60%

Câu 4: (4đ)
Mật độ dân số cao ở Đồng Bằng Sông Hồng cố những thuận lợi và khó khăn gì trong sự phát triển kinh tế xã hội.

Câu 5: (6đ)
Cho bảng số liệu dưới đây
Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng của nước ta.
(đơn vị: %)
Nhóm hàng
1995
1999
2000
2005

Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản
25.3
31.3
37.2
36.l

Hàng công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp
28.5
36.8
33.8
41.0

Hàng nông, lâm, thuỷ sản
46.2
31.9
29.0
22.9


Từ bảng số liệu trên em hãy:
1. Nêu các dạng biểu đồ có thể vẽ được để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng của nước ta.
2.Lựa chọn một dạng biểu đồ thích hợp nhất và giải thích tại sao có sự lựa chọn này.
3.Vẽ biểu đồ đã lựa chọn
4.Nhận xét xu hướng thay đổi cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu ở nước ta.

-- --------- - - Hết ----------------------------------
(Thí sinh được sử dụng Atlát địa lý Việt Nam và máy tính cá nhân)
(Cán bộ coi thi không giải thích bất cứ điều gì)







PHÒNG GD&ĐT HOÀI ĐỨC ĐÁP ÁN THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2009-2010
MÔN: ĐỊA LÝ

Câu 1: (2đ)
- Ngày 21/3 và ngày 23/9 ( 1đ)
- Do trục trái đất nằm trong mặt phẳng phân chia sáng tối của trái đất ( 1đ)

Câu 2: (4đ)
Qua bảng số liệu ta thấy:
- Hà Nội ( miền bắc ), Huế (miền Trung), TP Hồ Chí Minh (miền Nam) (O,5đ)
- Nhiệt độ trung bình năm nước ta cao (trên 23oc) (0,5đ)
- Do nước ta nằm trọn trong khu vực nội chí tuyến bắc bán cầu
- Nhiệt độ trung bình năm ở nước ta có sự phân hoá theo chiều Bắc Nam: (CM-SL)(O,5đ)
- Do càng vào nam góc nhập xạ càng lớn
- Càng vào Nam tác động của gió mùa đông bắc yếu dần
- Nhiệt độ tháng nóng nhất cao trên 29oc Chênh lệch giữa ba địa điểm không đáng kể (cm=sl) (0,5đ)
- Do cả ba địa điểm đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nên nhận được góc nhập xạ lớn nên nhiệt độ cao
- Nhiệt độ tháng lạnh nhất tăng dần từ Bắc vào Nam, ở miền Bắc có sự phân hoá mùa rõ rệt (CM = SL của Hà Nội) (0,5đ )
- Do tác động của gió mùa đông bắc giảm dần từ Bắc vào Nam
- Do góc nhập xạ lớn dần
- Biên độ nhiệt trong năm giảm dần từ Bắc vào Nam (CM = SL) (1đ)
- Do tác động của gió mùa mùa đông yếu dần.
- Do độ chênh góc nhập xạ càng vào Nam càng lớn
- Kết luận: Chế độ nhiệt nước ta qua bảng số liệu có đặc điểm: (O,5đ)
- Mang tính chất nhiệt đới điển hình
- Có sự phân hóa theo mùa và theo chiều Bắc Nam

Câu 3: (4đ)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hồng Phượng
Dung lượng: 59,00KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)