Hoạt động ngoài giờ lên lớp

Chia sẻ bởi Sơn Nguyên Ngọc | Ngày 12/10/2018 | 160

Chia sẻ tài liệu: Hoạt động ngoài giờ lên lớp thuộc Hoạt động NGLL 5

Nội dung tài liệu:


MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
I – HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TRONG VIỆC HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CHO HỌC SINH
1. HĐGDNGLL mang tính chất linh hoạt, mềm dẻo, mở
- Các HĐGDNGLL có thể tổ chức vào những thời điểm khác nhau trong năm học; với thời lượng linh hoạt, có thể từ 30 phút đến 150 phút.
- HĐGDNGLL có thể tổ chức theo những quy mô khác nhau như: theo nhóm, theo lớp, theo khối lớp, trường hoặc liên trường.
- HĐGDNGLL có thể tổ chức theo các hình thức đa dạng khác nhau; có thể sử dụng tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau.
- Nội dung hoạt động cũng rất đa dạng.
2. HĐGDNGLL có nội dung mang tính tích hợp, tổng hợp cao của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực khoa học và đời sống thực tiễn.
Nội dung HĐGDNGLL giúp cho:
- Nội dung giáo dục ở trường lớp gần gũi với cuộc sống thực tế hơn, thiết thực hơn
- Đáp ứng được nhu cầu học hỏi của học sinh
- Các em lĩnh hội, chiếm lĩnh và vận dụng các nội dung giáo dục vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi hơn
3. HĐGDNGLL tạo cơ hội cho HS được thực hành, trải nghiệm các kiến thức đã học vào trong thực tiễn cuộc sống.
Giúp Hs :
Hiểu sâu sắc hơn về những nội dung đã được giáo dục;
Phát triển kỹ năng, thái độ và hành vi tích cực;
Phát triển năng lực thích ứng, năng lực hành dụng
4. HĐGDNGLL tạo cơ hội thuận lợi cho HS được tham gia một cách tích cực, trên cơ sở đó giúp các em phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết.
Việc tham gia vào nhiều dạng HĐGDNGLL phong phú sẽ tác động tích cực đến nhận thức, tình cảm, niềm tin và hành vi của HS ; tạo cơ hội cho các em được thể hiện, bộc lộ,tự khẳng định bản thân; được giao lưu, học hỏi bạn bè.
Hs được phát triển những kĩ năng sống, những phẩm chất tích cực như tinh thần đồng đội, khả năng hợp tác, tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, tình cảm thân ái, sự cảm thông, tính quả quyết, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo
HĐGNDGLL còn tạo điều kiện để HS được tham gia, được hội nhập vào dòng chảy chung các hoạt động của trẻ em ở địa phương, đất nước, khu vực mình sinh sống.
HĐGDNGLL có vị trí quan trọng trong việc giáo dục những con người phát triển toàn diện, hài hòa.
5. Các hình thức đa dạng của HĐGNDGLL giúp cho việc chuyển tải các nội dung giáo dục tới HS một cách nhẹ nhàng hấp dẫn.
Nhờ các hình thức hoạt động đa dạng, việc giáo dục học sinh được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động không gò bó HS.
Trong quá trình thiết kế, tổ chức, đánh giá các HĐGNDGLL, cả giáo viên lẫn HS điều có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các loại hình hoạt động.
HĐGNDGLL có khả năng phối hợp, liên kết : Ban giám hiệu, tổng phụ trách, GV, chính quyền địa phương, các nhà khoa học xã hội,…

HĐGNDGLL tạo điều kiện cho HS lĩnh hội các nội dung giáo dục bằng nhiều kênh khác nhau, với nhiều cách tiếp nhận khác nhau ; làm tăng tính hấp dẫn, đa dạng và hiệu quả giáo dục.
6. HĐGNDGLL có khả năng phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
II. ĐẶC ĐIỂM LỨA TUỔI HỌC SINH TIỂU HỌC
1.Cơ thể của HS tiểu học còn ít thích nghi với các điều kiện của tư thế tĩnh kéo dài là tư thế các em thường giữ khi ngồi học ở trường, do cơ và các xương còn yếu
2.Ở HS tiểu học bắt đầu hình thành các kiểu cơ bản của “ hoạt động khép kín của vỏ bán cầu đại não” cơ sở cho các đặc điểm tâm lí cá nhân của hoạt động trí tuệ và các quá trình cảm xúc.
3. Hoạt động chủ đạo của trẻ em ở lứa tuổi tiểu học đã chuyển từ vui chơi sang học tập. Song nhu cầu vui chơi ở các em vẫn còn rất lớn.
4. Khả năng tri giác và quan sát hiện thực bên ngoài của HS tiểu học đã được phát triển nhưng chưa hoàn thiện.
5. Tính hiện thực là đặc điểm tiêu biểu đối với sự tưởng tượng của HS tiểu học.
6. HS tiểu học tiến hành hoạt động của mình chỉ dựa vào các mục đích trước mắt, còn các mục đích lâu dài thì các em còn chưa thể hiểu được.
7. HS tiểu học rất đa cảm, dễ xúc động.
8. Sự chú ý của HS tiểu học còn chưa bền vững.
II. ĐẶC ĐIỂM LỨA TUỔI HỌC SINH TIỂU HỌC
III. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG GDNGLL Ở TIỂU HỌC
Góp phần củng cố, khắc sâu và phát triển những kiến thức HS đã được học qua các môn văn hóa.

Tạo cơ hôi cho HS được tham gia vào đời sống cộng đồng, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, phát triển vốn tri thức về các lĩnh vực đời sống xã hội cho HS ; góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho các em.

- Tạo cơ hội cho HS được thực hành, trải nghiệm trong các tình huống của cuộc sống, phát triển ở HS các kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Sơn Nguyên Ngọc
Dung lượng: 134,50KB| Lượt tài: 4
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)