GPHI_Lớp 9
Chia sẻ bởi Phùng Kim Thư |
Ngày 16/10/2018 |
46
Chia sẻ tài liệu: GPHI_Lớp 9 thuộc Địa lí 9
Nội dung tài liệu:
GIÁO VIÊN: PHÙNG THỊ KIM THƯ
Tháng 12 năm 2008
GIẢI PHÁP HỮU ÍCH
SỬ DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ ĐỂ
GÓP PHẦN GÂY hứng THÚ HỌC TẬP MÔN ĐỊA LÍ
CHO học SINH LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS
Lời nói đầu
--------o0o--------
Dạy học là một nghề sáng tạo. Người giáo viên trên bục giảng luôn gặp những vấn đề và tình huống thật phong phú, đa dạng, đòi hỏi phải có cách sử lí, giải quyết sáng tạo.
Là một giáo viên đứng trên bục giảng, tôi đã từng băn khoăn làm sao để có nhiều học sinh thêm yêu thích và hứng thú học tập môn địa lí trong trường phổ thông, nhất là đối với những học sinh cuối cấp vì môn địa lí trang bị cho các em về thiên nhiên, đất nước, con người, và những hoạt động kinh tế-xã hội của con người làm biến đổi môi trường tự nhiên để phục vụ cuộc sống, nhu cầu xã hội. Trong thế kỉ XXI với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ việc ứng dụng công nghệ thông tin( CNTT) trong giảng dạy là hết sức cần thiết đối với sự tiếp thu của học sinh. Nhất là với vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Vì vậy tôi nảy sinh ý tưởng gây hứng thú học tập môn địa lí cho học sinh bằøng cách sử dụng bài giảng điện tử nhằm đáp ứng một phần nào của yêu cầu giáo dục ngày càng cao đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải không ngừng học hỏi để theo kịp và nắm bắt nhanh nhạy về đổi mới phương pháp giảng dạy và sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học ở các bộ môn. Từ đó nhằm tạo hứng thú cho các em thêm yêu thích các môn học cũng như góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn địa lí.
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I/Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.
Trước đây trong dạy học chúng ta chỉ quan niệm người thầy giữ vai trò trung tâm trong việc dạy học. Học sinh chỉ biết lắng nghe và tiếp thu kiến thức một chiều, điều đó chưa làm kích thích tính say mê, sáng tạo của các em. Hơn nữa với môn địa lí những kiến thức khô khan đòi hỏi học sinh phải tưởng tượng, suy luận. Không phải giáo viên nào cũng có nghệ thuật để hướng dẫn học sinh suy luận và tưởng tượng những sự vật, hiện tượng địa lí diễn ra một cách chính xác. Nên nhiều học sinh không yêu thích môn địa, thường học mang tính chất đối phó, hoặc học vẹt, nhiều em còn có thái độ chưa nghiêm túc trong thi cử, quay cóp bài của bạn. Chính vì vậy từ khi thực hiện cuộc vận động “ Hai không “ thì chất lượng môn địa cũng thấp không kém gì các môn tự nhiên như: Toán, Lí, Hóa, Anh…………..
Với mục tiêu trong giáo dục – đào tạo là giúp học sinh phát triển toàn diện, hình thành những phẩm chất và những vốn kiến thức cơ bản về tự nhiên – xã hội để học sinh học lên các cấp học cao hơn được dễ dàng. Là một giáo viên tôi đã từng băn khoăn là cần phải làm gì? Làm thế nào để trong các giờ học của mình có chất lượng “ sản phẩm “ do mình tạo ra có nền móng vững chắc. Làm được điều đó thì trước hết phải làm sao ngày càng có nhiều học sinh yêu thích và hứng thú học tập môn địa từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn.
Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Đảng và nhà nươcù ta rất quan tâm đến vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội trong đó có giáo dục. Để thực hiện chỉ thị của Bộ Trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ( 30/7/2001) chỉ thị 29/2001/CT- BGD về việc tăng cường giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học. Vậy hiện nay việc sử dụng bài giảng điện tử vào dạy học không phải là mối quan tâm của ca ùnhân nào. Đó là nhiệm vụ chung của toàn ngành, toàn xã hội.
Qua một số tiết sử dụng bài giảng điện tử của năm hocï 2008- 2009 của cá nhân và tham khảo những giáo viên đã từng sử dụng bài giảng điện tử thì tôi thấy tiết học đã cuốn hút học sinh say mê hào hứng, tự giác lĩnh hội tri thức, và nhiều em yêu thích môn học hơn.
Tuy nhiên tôi vẫn luôn trăn trở về vấn đề là làm thế nào để việc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phùng Kim Thư
Dung lượng: 483,47KB|
Lượt tài: 5
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)