Giáo trình Pascal [Ninh Hòa]
Chia sẻ bởi Võ Văn Dũng |
Ngày 14/10/2018 |
72
Chia sẻ tài liệu: Giáo trình Pascal [Ninh Hòa] thuộc Tin học 8
Nội dung tài liệu:
NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý
Cần ý thức được điều này: Máy tính làm tính toán rất nhanh, nhưng chỉ làm được một số phép toán đơn giản. Con người tính toán chậm hơn nhiều so với máy tính nhưng biết cách giải một bài toán phức tạp bằng cách kết hợp nhiều bài toán đơn giản. Vậy, muốn lập trình giải được một bài toán phức tạp được nhanh con người phải suy nghĩ để hướng dẫn cho máy tính giải một chuổi các bài toán đơn giản.
Ví dụ: Máy tính biết phép tính cộng, phép chia... và làm rất nhanh, nhưng không biết tính trung bình cộng 3 số là làm thế nào. Để làm được điều này con người phải hướng dẫn cho máy tính là lấy tổng 3 số chia cho 3. Và để cho máy tính hiểu con người không phải nói “lấy tổng 3 số chia cho 3” mà phải viết bằng chương trình được qui định sẵn. Ngôn ngữ lập trình pascal qui định viết chương trình như thế nào? khi học em sẽ biết điều này...
Mỗi chương trình mà em viết được có thể xem là một phần mềm tí hon.
Khi viết chương trình cần đi theo các bước sau:
Phân tích bài toán: Dữ liệu vào là gì? Dữ liệu ra là gì? Dữ liệu nhập vào có kiểm tra hay không?
Tính toán như thế nào? Dùng thuật toán gì?
Viết sơ đồ thuật toán, các bước đi, phép toán ra giấy nháp
Có cách làm nào khác tối ưu hơn hay không?
Viết chương trình vào máy tính
Kiểm tra lại chính tả, duyệt lại chương trình bằng suy nghĩ của mình.
Chạy chương trình, thử nghiệm với dữ liệu nhỏ sau đó là các dữ liệu có giá trị đặc biệt, rồi đến bộ dữ liệu lớn hơn.
Cải tiến lại chương trình. Chú ý lưu giữ chương trình cũ trước khi cải tiến.
Lưu giữ chương trình đúng qui cách, bảo đảm sau này chương trình có thể chạy lại như lần đã thử nghiệm thành công nhất. Những chi tiết cuối cùng vừa cải tiến nhưng không thành công, phải loại bỏ khỏi chương trình.
Học thuộc lòng tất cả nội dung trên!
CHƯƠNG I
NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Ngôn ngữ lập trình
a. Lập trình là gì ?
Lập trình là các thao tác đưa ý nghĩ của con người theo một trình tự có hệ thống vào máy tính, yêu cầu máy tính thực hiện.
b. Ngôn ngữ lập trình
Là các phần mềm mà nhờ đó các kỹ thuật viên mô phỏng lại các thao tác trên ngôn ngữ đó thông qua các qui tắc qui ước mà ngôn ngữ đề ra. Ngôn ngữ lập trình có chức năng chuyển toàn bộ chương trình sang mã máy để máy tính có thể thực hiện và đưa ra kết quả.
2. Bài toán tin học và cách giải quyết
a. Bài toán tin học là gì?
Bài toán trong Tin học không dùng để chỉ một bài toán cụ thể, mà chỉ một lớp các bài toán cụ thể thuộc cùng một loại. Một bài toán tin học được cấu tạo bởi hai yếu tố sau:
+ Thông tin vào (Input): Là các thông tin ta có.
+ Thông tin ra (Output): Là các thông tin cần tìm hoặc câu trả lời cần thiết
Ví dụ: Để giải bài toán tính diện tích tam giác bằng công thức S=a*h/2.
+ Thông tin vào: Là cạnh đáy a và đường cao h
+ Thông tin ra : Là diện tích tam giác S hoặc là dòng thông báo dữ liệu không hợp lệ.
b. Thuật toán (algorithm)
Thuật toán là một quá trình gồm một dãy hữu hạn các thao tác đơn giản được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho theo đó từ Input của bài toán ta sẽ tìm được Output hoặc khẳng định không có Output như bài toán đòi hỏi. Chỉ những quá trình như vậy mới có khả năng chuyển giao máy tính thực hiện được.
Ví dụ: Trở lại bài toán tính diện tích tam giác, thuật toán như sau:
+ Bước 1: Cho giá trị của cạnh đáy a và đường cao h
+ Bước 2: Kiểm tra
- Nếu a>0 và h>0 thì đi tính diện tích theo công thức S=a*h/2 và xuống bước 3
- Ngược lại thông báo dữ liệu không hợp lệ và quay về bước 1
+ Bước 3: In diện tích S.
c. Mô tả thuật toán qua sơ đồ
Để mô tả một cách trực quan hơn về thuật toán người ta dùng sơ đồ khối. Qua sơ đồ khối người lập trình có thể quan sát các bước của thuật toán cũng như dòng thông tin hình thành và biến đổi trong quá trình thuật toán làm việc.
Việc thể hiện thuật toán người ta qui ước dùng các khối sau để thể hiện.
Cần ý thức được điều này: Máy tính làm tính toán rất nhanh, nhưng chỉ làm được một số phép toán đơn giản. Con người tính toán chậm hơn nhiều so với máy tính nhưng biết cách giải một bài toán phức tạp bằng cách kết hợp nhiều bài toán đơn giản. Vậy, muốn lập trình giải được một bài toán phức tạp được nhanh con người phải suy nghĩ để hướng dẫn cho máy tính giải một chuổi các bài toán đơn giản.
Ví dụ: Máy tính biết phép tính cộng, phép chia... và làm rất nhanh, nhưng không biết tính trung bình cộng 3 số là làm thế nào. Để làm được điều này con người phải hướng dẫn cho máy tính là lấy tổng 3 số chia cho 3. Và để cho máy tính hiểu con người không phải nói “lấy tổng 3 số chia cho 3” mà phải viết bằng chương trình được qui định sẵn. Ngôn ngữ lập trình pascal qui định viết chương trình như thế nào? khi học em sẽ biết điều này...
Mỗi chương trình mà em viết được có thể xem là một phần mềm tí hon.
Khi viết chương trình cần đi theo các bước sau:
Phân tích bài toán: Dữ liệu vào là gì? Dữ liệu ra là gì? Dữ liệu nhập vào có kiểm tra hay không?
Tính toán như thế nào? Dùng thuật toán gì?
Viết sơ đồ thuật toán, các bước đi, phép toán ra giấy nháp
Có cách làm nào khác tối ưu hơn hay không?
Viết chương trình vào máy tính
Kiểm tra lại chính tả, duyệt lại chương trình bằng suy nghĩ của mình.
Chạy chương trình, thử nghiệm với dữ liệu nhỏ sau đó là các dữ liệu có giá trị đặc biệt, rồi đến bộ dữ liệu lớn hơn.
Cải tiến lại chương trình. Chú ý lưu giữ chương trình cũ trước khi cải tiến.
Lưu giữ chương trình đúng qui cách, bảo đảm sau này chương trình có thể chạy lại như lần đã thử nghiệm thành công nhất. Những chi tiết cuối cùng vừa cải tiến nhưng không thành công, phải loại bỏ khỏi chương trình.
Học thuộc lòng tất cả nội dung trên!
CHƯƠNG I
NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Ngôn ngữ lập trình
a. Lập trình là gì ?
Lập trình là các thao tác đưa ý nghĩ của con người theo một trình tự có hệ thống vào máy tính, yêu cầu máy tính thực hiện.
b. Ngôn ngữ lập trình
Là các phần mềm mà nhờ đó các kỹ thuật viên mô phỏng lại các thao tác trên ngôn ngữ đó thông qua các qui tắc qui ước mà ngôn ngữ đề ra. Ngôn ngữ lập trình có chức năng chuyển toàn bộ chương trình sang mã máy để máy tính có thể thực hiện và đưa ra kết quả.
2. Bài toán tin học và cách giải quyết
a. Bài toán tin học là gì?
Bài toán trong Tin học không dùng để chỉ một bài toán cụ thể, mà chỉ một lớp các bài toán cụ thể thuộc cùng một loại. Một bài toán tin học được cấu tạo bởi hai yếu tố sau:
+ Thông tin vào (Input): Là các thông tin ta có.
+ Thông tin ra (Output): Là các thông tin cần tìm hoặc câu trả lời cần thiết
Ví dụ: Để giải bài toán tính diện tích tam giác bằng công thức S=a*h/2.
+ Thông tin vào: Là cạnh đáy a và đường cao h
+ Thông tin ra : Là diện tích tam giác S hoặc là dòng thông báo dữ liệu không hợp lệ.
b. Thuật toán (algorithm)
Thuật toán là một quá trình gồm một dãy hữu hạn các thao tác đơn giản được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho theo đó từ Input của bài toán ta sẽ tìm được Output hoặc khẳng định không có Output như bài toán đòi hỏi. Chỉ những quá trình như vậy mới có khả năng chuyển giao máy tính thực hiện được.
Ví dụ: Trở lại bài toán tính diện tích tam giác, thuật toán như sau:
+ Bước 1: Cho giá trị của cạnh đáy a và đường cao h
+ Bước 2: Kiểm tra
- Nếu a>0 và h>0 thì đi tính diện tích theo công thức S=a*h/2 và xuống bước 3
- Ngược lại thông báo dữ liệu không hợp lệ và quay về bước 1
+ Bước 3: In diện tích S.
c. Mô tả thuật toán qua sơ đồ
Để mô tả một cách trực quan hơn về thuật toán người ta dùng sơ đồ khối. Qua sơ đồ khối người lập trình có thể quan sát các bước của thuật toán cũng như dòng thông tin hình thành và biến đổi trong quá trình thuật toán làm việc.
Việc thể hiện thuật toán người ta qui ước dùng các khối sau để thể hiện.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Văn Dũng
Dung lượng: 1,27MB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)