Giáo trình NPT 70t Windows
Chia sẻ bởi Quan Minh Loc |
Ngày 14/10/2018 |
60
Chia sẻ tài liệu: Giáo trình NPT 70t Windows thuộc Tin học 8
Nội dung tài liệu:
Bài 1: Cấu trúc của máy tính
Hệ thống máy tính thường gồm các thành phần sau:
- Khối xử lý trung tâm (CPU)
- Các thiết bị nhập
- Bộ nhớ trong
- Các thiết bị xuất
- Bộ nhớ ngoài
I. THIẾT BỊ NHẬP:
Dùng để đưa thông tin vào máy (lệnh, chương trình, dữ liệu). Các thiết bị nhập thông dụng như bàn phím, chuột, máy quét ...
II. THIẾT BỊ XUẤT:
Dùng để đưa thông tin ra ngoài như thông báo, kết quả. Các thiết bị xuất thông dụng như màn hình, máy in, máy vẽ ...
III. BỘ NHỚ:
Dùng để lưu trữ thông tin. Bộ nhớ máy tính có thể chia thành 2 loại: bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.
1. Bộ nhớ trong: là bộ nhớ chứa chương trình và số liệu, nó gắn liền với khối xử lý trung tâm CPU. Bộ nhớ trong gồm 2 phần:
a) RAM: là bộ nhớ có thể ghi vào, đọc ra dễ dàng, dùng để lưu trữ tạm thời các thông tin, chương trình. Khi mất điện hoặc tắt máy thì thông tin trong RAM sẽ mất đi.
b) ROM: là bộ nhớ chỉ có thể đọc thông tin ra, dùng để lưu trữ các chương trình điều khiển khi khởi động máy, do nhà sản xuất cài đặt sẵn. Thông tin trên ROM không mất đi khi mất điện.
2. Bộ nhớ ngoài: là các thiết bị để lưu trữ thông tin với khối lượng lớn: đĩa cứng, đĩa mềm, USB, băng từ...
IV. KHỐI XỬ LÝ TRUNG TÂM:
Điều khiển toàn bộ hoạt động của máy kể từ khâu nhập số liệu vào, tính toán, lưu trữ, ... xuất kết quả. Trong khối xử lý trung tâm có 2 bộ phận chính:
1. Khối tính toán số học và logic: thực hiện các phép tính số học (cộng, trừ, nhân, chia...), các phép tính luận lý (AND, NOT, OR...), các phép tính so sánh (lớn hơn, nhỏ hơn, bằng nhau...).
2. Khối điều khiển: điều khiển và kiểm tra các bộ phận bên trong máy.
KHỐI XỬ LÝ
TRUNG TÂM CPU
Các thiết bị Khối Khối Các thiết bị n nhập ( tính tóan điều khiển ( xuất
( ( Màn hình, Bàn phím, chuột Bộ nhớ trong Máy in
ROM + RAM
((
Bộ nhớ ngoài
( (
Đĩa cứng, đĩa mềm, USB, băng từ
Bài 2: Giới thiệu Windows
I. TÊN TẬP TIN:
Tên tập tin = Phần tên.Phần mở rộng
Tên tập tin bao gồm phần tên và phần mở rộng, hai phần này được phân cách bởi dấu chấm.
Tên tập tin có thể dài tối đa 255 ký tự, thường gồm chữ A đến Z, số 0 đến số 9, dấu gạch dưới, không dùng các ký tự đặc biệt ( / * ? “ < > : )
Ví dụ:
123
TINHOC
THIDU.TXT
TIN HOC.PRG
TRAC NGHIEM LOP 6.DOC
II. CÁC KIỂU CỬA SỔ:
Có 2 loại cửa sổ trong Windows làø cửa sổ ứng dụng và cửa sổ tư liệu.
1. Cửa sổ ứng dụng (Application window): là cửa sổ chứa một chương trình ứng dụng đang chạy. Trong cửa sổ ứng dụng có thanh trình đơn (Menu bar).
Ví dụ: Cửa sổ ứng dụng Date and Time Properties.
2. Cửa sổ tư liệu (Document window): là các cửa sổ nằm trong cửa sổ ứng dụng, nó chứa các biểu tượng của tập tin hay tư liệu. Cửa sổ tư liệu không có thanh trình đơn mà nó dùng chung thanh trình đơn của cửa sổ ứng dụng chứa nó.
Ví dụ: Cửa sổ tư liệu cây thư mục.
Cửa sổ ứng dụng
Cửa sổ tư liệu
III. CÁC THAO TÁC VỚI BIỂU TƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH (SHORTCUT):
1. Tạo 1 biểu tượng chương trình:
- Nhắp phải chuột vào vị trí còn trống trên màn hình nền (Desktop).
- Chọn New, Shortcut, xuất hiện hộp thoại Create Shortcut.
- Gõ tên tập tin chương trình và cả đường dẫn vào hộp Command line (hoặc nhắp vào nút Browse để tìm kiếm), chọn Next.
- Xuất hiện hộp thoại Select a Title for the Program, gõ tên cho biểu tượng – Chọn Finish.
2. Đổi tên biểu tượng:
a) Cách 1:
- Nhắp phải chuột vào biểu tượng.
Hệ thống máy tính thường gồm các thành phần sau:
- Khối xử lý trung tâm (CPU)
- Các thiết bị nhập
- Bộ nhớ trong
- Các thiết bị xuất
- Bộ nhớ ngoài
I. THIẾT BỊ NHẬP:
Dùng để đưa thông tin vào máy (lệnh, chương trình, dữ liệu). Các thiết bị nhập thông dụng như bàn phím, chuột, máy quét ...
II. THIẾT BỊ XUẤT:
Dùng để đưa thông tin ra ngoài như thông báo, kết quả. Các thiết bị xuất thông dụng như màn hình, máy in, máy vẽ ...
III. BỘ NHỚ:
Dùng để lưu trữ thông tin. Bộ nhớ máy tính có thể chia thành 2 loại: bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.
1. Bộ nhớ trong: là bộ nhớ chứa chương trình và số liệu, nó gắn liền với khối xử lý trung tâm CPU. Bộ nhớ trong gồm 2 phần:
a) RAM: là bộ nhớ có thể ghi vào, đọc ra dễ dàng, dùng để lưu trữ tạm thời các thông tin, chương trình. Khi mất điện hoặc tắt máy thì thông tin trong RAM sẽ mất đi.
b) ROM: là bộ nhớ chỉ có thể đọc thông tin ra, dùng để lưu trữ các chương trình điều khiển khi khởi động máy, do nhà sản xuất cài đặt sẵn. Thông tin trên ROM không mất đi khi mất điện.
2. Bộ nhớ ngoài: là các thiết bị để lưu trữ thông tin với khối lượng lớn: đĩa cứng, đĩa mềm, USB, băng từ...
IV. KHỐI XỬ LÝ TRUNG TÂM:
Điều khiển toàn bộ hoạt động của máy kể từ khâu nhập số liệu vào, tính toán, lưu trữ, ... xuất kết quả. Trong khối xử lý trung tâm có 2 bộ phận chính:
1. Khối tính toán số học và logic: thực hiện các phép tính số học (cộng, trừ, nhân, chia...), các phép tính luận lý (AND, NOT, OR...), các phép tính so sánh (lớn hơn, nhỏ hơn, bằng nhau...).
2. Khối điều khiển: điều khiển và kiểm tra các bộ phận bên trong máy.
KHỐI XỬ LÝ
TRUNG TÂM CPU
Các thiết bị Khối Khối Các thiết bị n nhập ( tính tóan điều khiển ( xuất
( ( Màn hình, Bàn phím, chuột Bộ nhớ trong Máy in
ROM + RAM
((
Bộ nhớ ngoài
( (
Đĩa cứng, đĩa mềm, USB, băng từ
Bài 2: Giới thiệu Windows
I. TÊN TẬP TIN:
Tên tập tin = Phần tên.Phần mở rộng
Tên tập tin bao gồm phần tên và phần mở rộng, hai phần này được phân cách bởi dấu chấm.
Tên tập tin có thể dài tối đa 255 ký tự, thường gồm chữ A đến Z, số 0 đến số 9, dấu gạch dưới, không dùng các ký tự đặc biệt ( / * ? “ < > : )
Ví dụ:
123
TINHOC
THIDU.TXT
TIN HOC.PRG
TRAC NGHIEM LOP 6.DOC
II. CÁC KIỂU CỬA SỔ:
Có 2 loại cửa sổ trong Windows làø cửa sổ ứng dụng và cửa sổ tư liệu.
1. Cửa sổ ứng dụng (Application window): là cửa sổ chứa một chương trình ứng dụng đang chạy. Trong cửa sổ ứng dụng có thanh trình đơn (Menu bar).
Ví dụ: Cửa sổ ứng dụng Date and Time Properties.
2. Cửa sổ tư liệu (Document window): là các cửa sổ nằm trong cửa sổ ứng dụng, nó chứa các biểu tượng của tập tin hay tư liệu. Cửa sổ tư liệu không có thanh trình đơn mà nó dùng chung thanh trình đơn của cửa sổ ứng dụng chứa nó.
Ví dụ: Cửa sổ tư liệu cây thư mục.
Cửa sổ ứng dụng
Cửa sổ tư liệu
III. CÁC THAO TÁC VỚI BIỂU TƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH (SHORTCUT):
1. Tạo 1 biểu tượng chương trình:
- Nhắp phải chuột vào vị trí còn trống trên màn hình nền (Desktop).
- Chọn New, Shortcut, xuất hiện hộp thoại Create Shortcut.
- Gõ tên tập tin chương trình và cả đường dẫn vào hộp Command line (hoặc nhắp vào nút Browse để tìm kiếm), chọn Next.
- Xuất hiện hộp thoại Select a Title for the Program, gõ tên cho biểu tượng – Chọn Finish.
2. Đổi tên biểu tượng:
a) Cách 1:
- Nhắp phải chuột vào biểu tượng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Quan Minh Loc
Dung lượng: 1,75MB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)