GIÁO TRÌNH NGHỀ TIN 8 PHAN DOS

Chia sẻ bởi Lê Xuân Tâm | Ngày 14/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: GIÁO TRÌNH NGHỀ TIN 8 PHAN DOS thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:


PHẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

I. Khái niệm về công nghệ thông tin:
1. Tin học (Informatic): Tin học là ngành khoa học xử lí thông tin tự động và hợp lí bằng máy tính điện tử.

2. Thông tin (Informations):
a) Khái niệm: Là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện,..) và về chính con người.
VD: + Bạn Lan 18 tuổi cao 1 m 70 đó là thông tin về Lan.
+ Cánh đồng chuyển từ màu xanh sang màu vàng báo hiệu cho chúng ta biết lúa đang chín.
-Thông tin có thể tồn tại dưới những dạng sau: văn bản, sóng, âm thanh, kí hiệu trên giấy,....
b) Xử lí thông tin
Gồm các bước:
-Thu thập thông tin (lấy thông tin vào)
-Phân tích tổng hợp chế biến (xử lí)
-Đưa ra kết quả (đưa thông tin ra)
* Sơ đồ xử lí thông tin:





3. Dữ liệu (Data):
Là dạng thông tin được chọn lọc và chuẩn hoá để có thể xử lí theo một quy tắc, quy ước nào đó.

4. Máy tính điện tử (Computer):
Máy tính điện tử (MTĐT) là thiết bị kỷ thuật có khả năng tự động hoá các quá trình thu thập, lưu trữ, xử lý, tìm kiếm và truyền tin. Cụ thể nó là thiết bị điện tử hoạt động theo nguyên tắc “tự động điều khiển bằng chương trình”. Đặc điểm chủ yếu của MTĐT là khả năng tự động hoá các quá trình nói trên với tốc độ cao, có tốc độ tính toán cực lớn có thể lên đến hàng tỉ phép tính trên một giây.
MTĐT đầu tiên là ENIAC khánh thành ngày 15/1/1946 tại Mỹ

5. Chương trình:
Chương trình là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện

6. Mạng máy tính:
Khái niệm mạng máy tính
Mạng máy tính là nhóm các máy tính và các thiết bị khác được kết nối với nhau nhằm mục đích sử dụng chung tài nguyên máy và các tài nguyên phần cứng khác.
Lợi ích khi sử dụng mạng:
Giảm bớt chi phí thông qua việc dùng chung dữ liệu
Tiêu chuẩn hoá các phần mềm ứng dụng
Thoả mãn nhu cầu chuyền dữ liệu một cách kịp thời.
Phân loại mạng máy tính: Có thể phân loại mạng dựa trên phạm vi địa lí của mạng máy tính. Tuỳ theo phạm vi mạng, người ta phân các mạng máy tính thành hai loại chính sau:
- Mạng cục bộ ( LAN-Local area Network) là mạng máy tính dùng trong một đơn vị, phạm vi kết nối không quá 100m.
- Mạng diện rộng (WAN-Wide Area Network) là chỉ hệ thống máy tính được kết nối trong phạm vi rộng. Phạm vi mạng diện rộng có thể là một khu vực nhiều toà nhà, phạm vi một tỉnh, một quốc gia hoặc có quy mô toàn cầu. Mạng diện rộng thường là kết nối của các mạng LAN.
*Mạng toàn cầu ( INTERNET ) là mạng kết nối hàng triệu máy tính và mạng máy tính trên khắp thế giới, cung cấp cho mọi người khả năng khai thác nhiều dịch vụ thông tin khác nhau: cho phép truy cập vào các kho dữ liệu khổng lồ, gửi và nhận thư điện tử cho người khác ở bất cứ đâu trên thế giới, kinh doanh qua mạng, trao đổi ý kiến với người khác qua mạng về bất cứ vấn đề gì

II. Cấu trúc máy tính:
1. Các thành phần cơ bản của máy tính
a) Bộ xử lí trung tâm CPU(Central Prcessing Unit): Thiết bị điều khiển toàn bộ hoạt động của máy tính kể từ khâu nhập số liệu vào, tính toán, lưu trữ, cho đến khi in ra kết quả.
- CPU có hai bộ phận chính:
- Bộ điều khiển: điều khiển toàn bộ qúa trình hoạt động của máy.
- Bộ số học và logic: xử lí các phép tính toán.

b) Bộ nhớ: là nơi lưu trữ các chương trình và dữ liệu
-Bộ nhớ trong: là nơi lưu trữ các chương trình và dữ liệu khi máy tính làm việc.
+ Thành phần chính là RAM, khi mất điện thì thông tin trong RAM sẽ bị mất.
+ Bộ nhớ trong có dung lượng bé.



-Bộ nhớ ngoài: lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu. Đó là đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD /DVD, USB…
+Thông tin không bị mất khi mất điện.
+Bộ nhớ ngoài có dung lượng lớn.






* Điều quan trọng nhất của thiết bị lưu trữ là dung
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Xuân Tâm
Dung lượng: 777,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)