Giáo trình nghề phổ thông
Chia sẻ bởi Trần Đăng Khoa |
Ngày 14/10/2018 |
43
Chia sẻ tài liệu: Giáo trình nghề phổ thông thuộc Tin học 8
Nội dung tài liệu:
Phần I:
HỆ ĐIỀU HÀNH MS-DOS
BÀI 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
I. Khái niệm chung:
1.1. Khái niệm về tin học:
Tin học là ngành khoa học công nghệ nghiên cứu các phương pháp, các quá trình xử lý thông tin một cách tự động dựa trên các phương tiện kỹ thuật mà chủ yếu là máy tính điện tử.
1.2. Các lĩnh vực của tin học:
• Phần cứng: Gồm những đối tượng vật lý hữu hình như vi mạch, bản mạch in, dây cáp nối mạch điện, bộ nhớ, màn hình, máy in, thiết bị đầu cuối, nguồn nuôi,... Phần cứng thực hiện các chức năng xử lý thông tin cơ bản ở mức thấp nhất tức là các tín hiệu nhị phân {0,1}
• Phần mềm: Là các chương trình (Program) điều khiển các hoạt động phần cứng của máy vi tính và chỉ đạo việc xử lý dữ liệu. Phần mềm của máy tính được chia làm hai loại: Phần mềm hệ thống (System software) và phần mềm ứng dụng (Applications software). Phần mềm hệ thống khi được đưa vào bộ nhớ chính, nó chỉ đạo máy tính thực hiện các công việc. Phần mềm ứng dụng là các chương trình được thiết kế đẻ giải quyết một bài toán hay một vấn đề cụ thể để đáp ứng một nhu cầu riêng trong một số lĩnh vực.
Máy tính cá nhân PC (Personal Computer): Theo đúng tên gọi của nó là máy tính có thể sử dụng bởi riêng một người.
1.3. Đơn vị lưu trữ thông tin:
Đơn vị bé nhất dùng để lưu trữ thông tin là bit. Lượng thông tin chứa trong 1 bit là vừa đủ để nhận biết một trong 2 trạng thái có xác suất xuất hiện như nhau.Trong máy vi tính tuỳ theo từng phần mềm, từng ngôn ngữ mà các số khi đưa vào máy tính có thể là các hệ cơ số khác nhau, tuy nhiên mọi cơ số khác nhau đều được chuyển thành hệ cơ số 2 (hệ nhị phân). Tại mỗi thời điểm trong 1 bit chỉ lưu trữ được hoặc là chữ số 0 hoặc là chữ số 1. Từ bit là từ viết tắt của Binary Digit (Chữ số nhị phân).
Trong tin học ta thường dùng một số đơn vị bội của bit sau đây:
Tên gọi
Viết tắt
Giá trị
Byte
B
8 bit
Kilobyte
KB
1024 bytes = 210B
Megabyte
MB
1024KB = 210KB
Gigabyte
GB
1024MB = 210MB
II. Các thành phần cơ bản của máy tính:
2.1. Đơn vị xử lý trung tâm (Central Processing Unit - CPU).
- CPU là bộ não của máy tính, là nơi điều khiển toàn bộ hệ thống tính toán.
- Chức năng của CPU là thực hiện chương trình lưu trữ trong bộ nhớ trong (RAM, ROM) bằng cách đọc từng lệnh ra, giải mã rồi thực hiện lệnh này.
- CPU sẽ quyết định tốc độ xử lý nhanh hay chậm của mỗi máy tính tuỳ theo mỗi CPU đặc trưng cho từng loại máy.
2.2. Bộ nhớ (Memory):
- Là nơi dùng để chứa dữ liệu, chương trình, thông tin mà máy tính sẽ dùng và xử lý trong quá trình hoạt động.
- Khi bộ nhớ trong không đủ, hệ thống sẽ dùng thêm bộ nhớ ngoài để cùng bộ nhớ trong thực hiện những chương trình có dung lượng lớn.
a. Bộ nhớ trong: Gồm hai loại
( RAM (Random Access Memory): Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên:
- Có thể ghi và đọc thông tin trên đó.
- Dùng để chứa các thông tin tạm thời.
- Khi bạn tắt máy, nội dung trong RAM sẽ bị xóa hết.
( ROM (Read Only Memory) bộ nhớ chỉ đọc:
- Chỉ có thể đọc mà không ghi thông tin lên được.
- Là những vùng dành riêng để chứa các phần mềm hệ thống được lập bởi nhà sản xuất máy tính khi xuất xưởng.
- Không mất nội dung khi tắt máy.
b. Bộ nhớ ngoài:
( Đĩa mềm (Floppy Disk Driver (FDD)): là đĩa tròn được cấu tạo bằng nhựa tổng hợp mềm dẻo, trên bề mặt có phủ lớp ôxit từ tính. Đĩa mềm được bảo vệ trong một vỏ bọc hình vuông.
Đặc điểm:
- Thuận lợi trong việc di chuyển, không bị lắp cố định vào máy.
- Rẻ tiền, dễ hư hỏng.
- Lưu trữ ít thông tin. (Đĩa mềm có dung lượng 1,44 MB).
- Tốc độ đọc và ghi thông tin thấp.
( Ổ đĩa cứng (Hard Disk Drive (HDD) hay Fixed disk drive):
Một ổ đĩa cứngcó thể gồm một hoặc nhiều đĩa làm bằng kim loại cứng, với bề mặt được phủ một lớp từ tính. Các đĩa này được gắn cố định vào ổ đĩa không như đĩa
HỆ ĐIỀU HÀNH MS-DOS
BÀI 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
I. Khái niệm chung:
1.1. Khái niệm về tin học:
Tin học là ngành khoa học công nghệ nghiên cứu các phương pháp, các quá trình xử lý thông tin một cách tự động dựa trên các phương tiện kỹ thuật mà chủ yếu là máy tính điện tử.
1.2. Các lĩnh vực của tin học:
• Phần cứng: Gồm những đối tượng vật lý hữu hình như vi mạch, bản mạch in, dây cáp nối mạch điện, bộ nhớ, màn hình, máy in, thiết bị đầu cuối, nguồn nuôi,... Phần cứng thực hiện các chức năng xử lý thông tin cơ bản ở mức thấp nhất tức là các tín hiệu nhị phân {0,1}
• Phần mềm: Là các chương trình (Program) điều khiển các hoạt động phần cứng của máy vi tính và chỉ đạo việc xử lý dữ liệu. Phần mềm của máy tính được chia làm hai loại: Phần mềm hệ thống (System software) và phần mềm ứng dụng (Applications software). Phần mềm hệ thống khi được đưa vào bộ nhớ chính, nó chỉ đạo máy tính thực hiện các công việc. Phần mềm ứng dụng là các chương trình được thiết kế đẻ giải quyết một bài toán hay một vấn đề cụ thể để đáp ứng một nhu cầu riêng trong một số lĩnh vực.
Máy tính cá nhân PC (Personal Computer): Theo đúng tên gọi của nó là máy tính có thể sử dụng bởi riêng một người.
1.3. Đơn vị lưu trữ thông tin:
Đơn vị bé nhất dùng để lưu trữ thông tin là bit. Lượng thông tin chứa trong 1 bit là vừa đủ để nhận biết một trong 2 trạng thái có xác suất xuất hiện như nhau.Trong máy vi tính tuỳ theo từng phần mềm, từng ngôn ngữ mà các số khi đưa vào máy tính có thể là các hệ cơ số khác nhau, tuy nhiên mọi cơ số khác nhau đều được chuyển thành hệ cơ số 2 (hệ nhị phân). Tại mỗi thời điểm trong 1 bit chỉ lưu trữ được hoặc là chữ số 0 hoặc là chữ số 1. Từ bit là từ viết tắt của Binary Digit (Chữ số nhị phân).
Trong tin học ta thường dùng một số đơn vị bội của bit sau đây:
Tên gọi
Viết tắt
Giá trị
Byte
B
8 bit
Kilobyte
KB
1024 bytes = 210B
Megabyte
MB
1024KB = 210KB
Gigabyte
GB
1024MB = 210MB
II. Các thành phần cơ bản của máy tính:
2.1. Đơn vị xử lý trung tâm (Central Processing Unit - CPU).
- CPU là bộ não của máy tính, là nơi điều khiển toàn bộ hệ thống tính toán.
- Chức năng của CPU là thực hiện chương trình lưu trữ trong bộ nhớ trong (RAM, ROM) bằng cách đọc từng lệnh ra, giải mã rồi thực hiện lệnh này.
- CPU sẽ quyết định tốc độ xử lý nhanh hay chậm của mỗi máy tính tuỳ theo mỗi CPU đặc trưng cho từng loại máy.
2.2. Bộ nhớ (Memory):
- Là nơi dùng để chứa dữ liệu, chương trình, thông tin mà máy tính sẽ dùng và xử lý trong quá trình hoạt động.
- Khi bộ nhớ trong không đủ, hệ thống sẽ dùng thêm bộ nhớ ngoài để cùng bộ nhớ trong thực hiện những chương trình có dung lượng lớn.
a. Bộ nhớ trong: Gồm hai loại
( RAM (Random Access Memory): Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên:
- Có thể ghi và đọc thông tin trên đó.
- Dùng để chứa các thông tin tạm thời.
- Khi bạn tắt máy, nội dung trong RAM sẽ bị xóa hết.
( ROM (Read Only Memory) bộ nhớ chỉ đọc:
- Chỉ có thể đọc mà không ghi thông tin lên được.
- Là những vùng dành riêng để chứa các phần mềm hệ thống được lập bởi nhà sản xuất máy tính khi xuất xưởng.
- Không mất nội dung khi tắt máy.
b. Bộ nhớ ngoài:
( Đĩa mềm (Floppy Disk Driver (FDD)): là đĩa tròn được cấu tạo bằng nhựa tổng hợp mềm dẻo, trên bề mặt có phủ lớp ôxit từ tính. Đĩa mềm được bảo vệ trong một vỏ bọc hình vuông.
Đặc điểm:
- Thuận lợi trong việc di chuyển, không bị lắp cố định vào máy.
- Rẻ tiền, dễ hư hỏng.
- Lưu trữ ít thông tin. (Đĩa mềm có dung lượng 1,44 MB).
- Tốc độ đọc và ghi thông tin thấp.
( Ổ đĩa cứng (Hard Disk Drive (HDD) hay Fixed disk drive):
Một ổ đĩa cứngcó thể gồm một hoặc nhiều đĩa làm bằng kim loại cứng, với bề mặt được phủ một lớp từ tính. Các đĩa này được gắn cố định vào ổ đĩa không như đĩa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Đăng Khoa
Dung lượng: 2,87MB|
Lượt tài: 1
Loại file: DOC
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)