Giao trinh nghe
Chia sẻ bởi Nguyễn Duy Linh |
Ngày 14/10/2018 |
55
Chia sẻ tài liệu: giao trinh nghe thuộc Tin học 8
Nội dung tài liệu:
BÀI 1: KHÁI NIỆM TIN HỌC
I. Các khái niệm:
Thông tin và xử lý thông tin:
a. Thông tin: Là tập hợp các dữ kiện có liên quan về một đối tượng nào đó ( vật, sự kiện,... và về chính con người )
b. Xử lý thông tin: Là quá trình phân tích , tổng hợp và lưu trữ thông tin.
c. Dữ liệu : Thông tin trong máy tính gọi chung là dữ liệu
Tin học là gì?
Tin học là môn khoa học xử lý thông tin một cách tựï động thông qua công cụï chính là MTĐT.
Máy tính điện tử (MTĐT).
Là một máy xử lý dữ kiện tự động có khả năng xử lý số liệu, thực hiện các phép tính số học cũng như luận lý theo các quy trình đã định trước.
Quá trình xử lý thông tin bằng điện tử:
Là quá trình thu thập thông tin, xử lý thông tin để cho ra những thông tin khac. Sau đó xuất các kết quảxử lý cho một đối tượng có nhu cầu.
Nhập thông tin xử lý thông tin xuất thông tin
Đơn vị lưu trữ trên máy tính :
Đơn vị lưu trữ nhỏ nhất trên máy tính là Bit , chỉ nhận một trong hai giá trị
là 0 hoặc 1 tương ứng với mức độ có điện và không có điện .
8 Bits = 1 Byte
1024 bytes = 1 KB ( Kilo Byte )
1024 KBs = 1 MB ( Mega Byte )
1024 MBs = 1 GB ( Giga Byte )
II. Các thế hệ máy tính :
Thế hệ 1: (Từ 1940 đến 1950): MTĐT chân không có tốc độ xử lý 20 000 phép tính trong 1 giây.
Thế hệ 2:(Từ năm 1950 đến 1960):máy tính bán dẫn có tốc dộ khoảng vài trăn ngàn phép tính trong 1 giây.
Thế hệ 3: (từ 1960 đến 1970) đã xuất hiện các máy tính IC có tốc độ hàng triệu phép tính trong 1 giây.
Thế hệ 4 ( từ 1970 )máy tính vi mạch tích hợp. Máy vi tính xuất hiện năm 1974.
III. Hệ điều hành :
- Là một chương trình máy tính được nạp vào bộ nhớ trước nhất để nhận diện , phối hợp, điều khiển các thiết bị của máy tính hoạt động.
- Tùy theo cấu trúc máy tính và mục đích sử dụng máy tính , sẽ có hệ điều hành thích hợp
- Hệ điều hành máy tính thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Quản lý bộ nhớ.
+ Điều khiển hoạt động các thiết bị máy tính.
+ Thi hành các chương trình ứng dụng.
- Các hệ điều hành thông dụng: MS-DOS , WINDOWS , UNIX , LINUX, …
Trong mỗi hệ điều hành, chương trình mới (nhiều chức năng) thường được phân biệt bằng chỉ số đi theo tên gọi của hệ điều hành (gọi là version).
Ví dụ: hệ điều hành windows, các phiên bản được phát hành trước sau gồm có: windows 311, windows 95, windows 98, windows 2000, windows me, windows xp
Bài 2 : CẤU TRÚC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY TÍNH
Khái niệm phần cứng và phần mềm:
Phần cứng:
Là các phương tiện thiết bịcấu tạo thành máy tính. Cấu trúc được chia thành 3 phần:
CPU
Memory I/O
(Bộ nhớ trong) (Thiết bị nhập/ xuất)
b.Phần mềm:
Là các chương trình được xây dựng phục vụ cho một nhu cầu cụ thể nào đó trong thực tế.
Bộ xử lý trung tâm:
Là bộ não cuả máy tính điều khiển và xử lý các hoạt động của máy. Trong CPU có 3 phần: Khối điều khiển, khối tính toán, các thanh ghi.
Bộ nhớ trong:
- Dùng để lưu trữ thông tin cần thiết cho máy hoạt động. Đặc điểm cuả bộ nhớ trong là tốc độ đọc, ghi rất nhanh.nhưng sức chứa không bằng bộ nhớ ngoài.
- Bộ nhớ trong gồm có 2 loại : ROM và RAM.
+ ROM: Là bộ nhớ chỉ được dùng để lưu trữ chương trình và dữ liệu của nhà sản xuất máy . Máy chỉ có thể đọc thông tin từ bộ nhớ ROM mà không cho phép người sử dụng ghi hay sửa chữa . Bộ nhớ ROM không bị mất chương trình khi mất điện.
+ RAM::Là bộ nhớ ngẫu nhiên dùng để lưu trữ tạm thời chương trình và dữ liệu khi máy đang hoạt động . Bộ nhớ này cho phép đọc và ghi . Bộ nhớ RAM mất hết chương trình khi mất điện.
Bộ nhớ ngoài:
Là đĩa từ cho phép lưu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Duy Linh
Dung lượng: 5,20MB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)