Giáo trình Excel

Chia sẻ bởi Trần Đăng Khoa | Ngày 14/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: Giáo trình Excel thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

Bài 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
I. Khởi động và màn hình Excel:
1. Khởi động: Thực hiện theo một trong những thao tác sau:
- Click vào biểu tượng Microsoft Excel trên thanh Shortcut Bar.


- D_Click vào biểu tượng của phần mềm Excel .
- Start, Programs, Microsoft Excel.
2. Màn hình:
a. Các thành phần của màn hình Excel:
- Thanh Tiêu đề (Title bar): Ở dòng trên cùng của màn hình, khi mới khởi động Excel, tại đây ghi Microsoft Excel - Book1, khi ta đặt tên cho bảng tính, tên này kèm theo phần mở rộng .XLS sẽ thay thế từ Book1.
- Các thanh Menu, Công cụ, Định dạng giống như của Word. Phần lớn các biểu tượng trên các thanh này có công dụng ý nghĩa như trong Word.
- Thanh Công thức (Formula Bar): Hiển thị tọa độ (địa chỉ hoặc tên) ô, nội dung dữ liệu trong ô hiện tại.
- Cửa sổ bảng tính (WorkSheet Window): là phần lớn nhất dùng để nhập dữ liệu, tính toán, vẽ đồ thị như sau:





















b. Các thành phần của cửa sổ bảng tính:
- Cột (Column): Gồm 256 cột được đánh thứ tự bằng chữ cái (A, B,… IV). Ngoài cùng bên trái là nút chọn toàn bộ bảng tính.
- Hàng (Row): Gồm 65.536 hàng được đánh thứ tự bằng số từ 1 đến 65.536.
- Ô (Cell): Là giao của một cột và một hàng. Địa chỉ của ô được xác định bằng cột trước, hàng sau, ví dụ: E5.
3. Thoát khỏi Excel: [menu] File, Exit hoặc nhấn Alt + F4.
II. Quản lý tập tin: Menu FILE
1. Tạo mới, mở tập tin:
- Tạo tập tin mới: [menu] File, New (Ctrl - N) .
- Mở lại tập tin đã có trên đĩa: [menu] File, Open (Ctrl - O) .
Chọn ổ đĩa (Look in), folder và tên tập tin muốn mở (file name).
2. Lưu, đóng tập tin:
a> Lưu nội dung tập tin:
- Lưu lần đầu hoặc với tên cũ, nơi cũ: [menu] File, Save (Ctrl - S) .
Excel yêu cầu chọn ổ đĩa (Save in), folder và tên tập tin nếu lưu lần đầu.
- Lưu nơi khác, hoặc với tên khác: [menu] File, Save as (F12).
b> Đóng một cửa sổ tập tin: File, Close (Ctrl - F4).
Nếu nội dung tập tin bị thay đổi và chưa lưu, sẽ có thông báo yêu cầu lưu tập tin.
3. Xem trước, in bảng tính:
- Khai báo khổ giấy, lề và các lựa chọn khi in: [menu] File, Page Setup.
- Xem trước trang in: [menu] File, Print Preview .
- In bảng tính ra máy in: [menu] File, Print (Ctrl - P) .
III. Các loại dữ liệu:
1. Kiểu chuỗi (Text): Bao gồm các kí tự trên bàn phím. Muốn nhập các kí tự dạng số như số điện thoại, số nhà… hay các kí hiệu +, -, =, @ theo dạng chuỗi phải nhập dấu `. Trong biểu thức, các hằng chuỗi được bọc giữa 2 dấu nháy kép " ".
Các phép toán:
+ Ghép chuỗi: &
+ So sánh chuỗi: >, <, >=, <=, =, <>
2. Kiểu số (Number): Bao gồm các kí số 0-9, dấu phân cách thập phân, phân cách hàng ngàn, kí hiệu tiền tệ ($), dấu %, dấu dương (+), dấu (-). Khi bề rộng của ô không đủ thể hiện trị số nhập vào, màn hình sẽ xuất hiện dấu # hoặc số dạng mũ E. Lúc đó ta chỉ việc tăng bề rộng của ô này.
Các phép toán:
+ Các phép số học: +, -, *, /, %, ^
+ Các phép toán so sánh: >, <, >=, <=, =, <>
3. Kiểu ngày giờ (Date, Time): Thành phần của ngày giờ bao gồm các con số và dấu phân cách theo quy định của Windows.
Các phép toán:
( Ngày ( Ngày ( Số; Ngày ( Số ( Ngày.
( Giờ ( Giờ ( Giờ.
( Các phép toán so sánh: >, <, >=, <=, =, <>
4. Kiểu logic: Có hai giá trị False (sai) và True (đúng) (False < True). Thông thường các giá trị kiểu logic được trả về thông qua một biểu thức so sánh.
5. Kiểu công thức (Formula): Bắt đầu bởi dấu = hoặc dấu +, là các
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Đăng Khoa
Dung lượng: 1,14MB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)