Giáo trình bồi dưỡng HSG môn Tin học

Chia sẻ bởi Võ Văn Dũng | Ngày 14/10/2018 | 69

Chia sẻ tài liệu: Giáo trình bồi dưỡng HSG môn Tin học thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

Bài 1: Tổng quan về Pascal

I. GIỚI THIỆU:
Pascal là tên của một ngôn ngữ lập trình cấp cao thông dụng, được giáo sư Niklaus Wirth ở trường Ðại học Kỹ thuật Zurich (Thụy sĩ) thiết kế và công bố vào năm 1970. Niklaus Wirth đặt tên cho ngôn ngữ này là Pascal để tưởng nhớ đến nhà Toán học và Triết học Pháp ở thế kỷ 17 là Blaise Pascal, người đã phát minh ra một máy tính cơ khí đơn giản đầu tiên của con người. Ðến nay, ngôn ngữ Pascal đã phát triển đến phiên bản Turbo Pascal 7.
II. CÁC PHẦN TỬ CƠ BẢN CỦA NGÔN NGỮ PASCAL
1. Bộ ký tự
- Bộ 26 chữ Latin:
-Chữ in: A, B, C, ..., X, Y, Z
-Chữ thường: a, b, c, ..., x, y, z
- Bộ chữ số thập phân: 0, 1, 2, 3, ..., 8, 9
- Ký tự gạch nối dưới: _
- Các ký hiệu toán học: +, -, *, /, =, <, >, (, ), [, }
2. Từ khóa
-Là các từ riêng của Pascal, có ngữ nghĩa đã được xác định, không được dùng nó vào các việc khác hoặc đặt tên mới trùng với các từ khóa.
- Từ khóa chung: PROGRAM, BEGIN, END, PROCEDURE, FUNCTION
- Từ khóa để khai báo: CONST, VAR, TYPE, ARRAY, STRING, RECORD, SET, FILE, LABEL
- Từ khóa của lệnh lựa chọn: IF ... THEN ... ELSE, CASE ... OF
- Từ khóa của lệnh lặp: FOR... TO... DO, FOR... DOWNTO... DO, WHILE... DO, REPEAT... UNTIL
- Từ khóa điều khiển: WITH, GOTO, EXIT, HALT
- Từ khóa toán tử: AND, OR, NOT, IN, DIV, MOD
3. Tên chuẩn
Tên chuẩn là tên đã được định nghĩa sẵn trong Pascal, nhưng người ta có thể định nghĩa lại nếu muốn. Trong Pascal ta có các tên chuẩn sau đây:
Boolean, Char, Integer, Word, Byte, Real, Text, False, True, MaxInt, Abs, Arctan, hr, Cos, Sin, Eof, Eoln, Exp, Ln, Odd, Ord, Round, Trunc, Sqr, Pred, Succ, Dispose, New, Get, Put, Read, Readln, Write, Writeln, Reset, Rewrite; 4. Danh hiệu tự đặt
Trong Pascal để đặt tên cho các biến, hằng, kiểu, chương trình con ta dùng các danh hiệu (identifier). Danh hiệu của Pascal được bắt đầu bằng một chữ cái, sau đó có thể là các chữ cái, chữ số hay là dấu nối, không được có khoảng trắng và độ dài tối đa cho phép là 127.
Ví dụ 6.1: Sau đây là các danh hiệu: x; S1; Delta; PT_bac_2
Pascal không phân biệt chữ thường và chữ hoa trong một danh hiệu.
Ví dụ 6.2: aa và AA là một; XyZ_aBc và xyZ_AbC là một
Khi viết chương trình ta nên đặt các danh hiệu sao cho chúng nói lên các ý nghĩa của đối tượng mà chúng biểu thị. Ðiều này giúp chúng ta viết chương trình dễ dàng và người khác cũng dễ hiểu nội dung chương trình.

III/ VÍ Dụ Về KHUNG CHƯƠNG TRÌNH MẫU:
PROGRAM Hello; { Dòng tiêu đề }
USES Crt; { Lời gọi sử dụng các đơn vị chương trình }
VAR Name : string; { Khai báo biến }
PROCEDURE Input; { Có thể có nhiều Procedure và Function }
Begin ClrScr; { Lệnh xóa màn hình }
Write(` ‘Hello ! What is your name ?... ‘`);Readln(Name);
End; BEGIN { Thân chương trình chính }
Input; Writeln (` ‘Welcome to you, ‘, Name`) ; Writeln (` ‘Today, we study PASCAL PROGRAMMING ... ‘`); Readln; End. Một chương trình Pascal có các phần: * Phần tiêu đề: Phần này bắt đầu bằng từ khóa Program rồi tiếp đến là tên của chương trình và chấm dứt bằng dấu chấm phẩy ( ; ) .Tên chương trình phải được đặt theo đúng qui cách của danh hiệu tự đặt. Phần tiêu đề có hay không cũng được. * Phần khai báo dữ liệu: Trước khi sử dụng biến nào phải khai báo biến đó, nghĩa là xác định rõ xem biến đó thuộc kiểu dữ liệu nào. Một chương trình Pascal có thể có một số hoặc tất cả các khai báo dữ liệu sau: CONST : khai báo hằng TYPE : định nghĩa kiểu dữ liệu mới VAR : khai báo các biến * Phần khai báo chương trình con: Phần này mô tả một nhóm lệnh được đặt tên chung là một chương trình con để khi thân chương trình chính gọi đến thì cả nhóm lệnh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Văn Dũng
Dung lượng: 98,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)