Giáo án Tin học 8 (HKII)

Chia sẻ bởi Thế Duy | Ngày 14/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: Giáo án Tin học 8 (HKII) thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:


Ngày soạn: //2009


Ngày dạy: //2009


Tiết 37, 38 – Tuần XX




( MỤC TIÊU:
+ Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp trong ngôn ngữ lập trình.
+ Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần.
+ Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước for…do… trong Pascal.
+ Viết đúng được lệnh for…do… trong một số tình huống đơn giản giản.
+ Biết lệnh ghép trong Pascal.
( CHUẨN BỊ:
Giáo viên: sách Tin học THCS (quyển 3), giáo án, một số chương trình mẫu, máy tính, máy chiếu Projector.
Học sinh: sách Tin học THCS (quyển 3).
( PHƯƠNG PHÁP:
Diễn giải, minh họa.
( HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Nội dung - Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: tìm hiểu câu lệnh lặp (10 phút)

( HS biết nhu cầu cần có câu lệnh lặp trong ngôn ngữ lập trình và ngôn ngữ lập trình sử dụng câu lệnh lặp như thế nào.
( GV đặt vấn đề, HS trả lời, từ đó rút ra kết luận.
( GV hướng dẫn HS tìm các VD thực tế mang tính chất lặp đi lặp lại.



GV tiếp tục giới thiệu bài toán vẽ hình vuông (trong SGK).
Từ đó GV rút ra kết luận về sự cần thiết của phải có câu lệnh lặp trong ngôn ngữ lập trình.
Cấu trúc lặp được sử dụng để chỉ thị cho máy thực hiện lặp lại một vài hoạt động nào đó cho đến khi một điều kiện nào đó được thỏa mãn.





HS lấy VD.
(Tiếng gà gáy, tiếng chim kêu, tiếng đồng hồ báo thức, mỗi buổi sáng đến lớp, lao động vệ sinh môi trường vào các buổi chiểu,...)
HS quan sát và lắng nghe.

HS lắng nghe.


HS ghi vở.

Hoạt động 2: câu lệnh lặp for…do… (25 phút)

( HS biết hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước for…do… trong Pascal.
( GV giới thiệu, HS thảo luận rút ra kết luận.
GV giới thiệu câu lệnh for…do…
For := to do ;
Trong đó:
- for, to, do là các từ khóa.
- biến đếm là biến đơn có giá trị nguyên.
- giá trị đầu và giá trị cuối là các biểu thức có cùng kiểu với biến đếm và giá trị đầu không được lớn hơn giá trị cuối.
- câu lệnh có thể đơn hoặc ghép.
GV dùng chương trình mẫu hướng dẫn HS tìm hiểu hoạt động của câu lệnh




HS quan sát và lắng nghe.
HS ghi vở.








HS quan sát chương trình minh họa, thảo luận và rút ra kết luận.
Ban đầu biến đếm được gán bằng giá trị đầu, câu lệnh sau từ khóa do được thực hiện và biến đếm tăng lên một đơn vị, câu lệnh được thực hiện cho đến khi biến đếm lớn hơn giá trị cuối.

Hoạt động 3: ví dụ về câu lệnh lặp (10 phút)

( HS hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước for…do… trong Pascal.
( GV hướng dẫn HS.
GV đưa chương trình Lap (SGK) và thực hiện từng bước để HS quan sát.




HS quan sát.

Hoạt động 4: bài tập (40 phút)

( HS viết đúng được lệnh for…do… trong một số tình huống đơn giản giản và biết lệnh ghép trong Pascal.
( GV hướng dẫn bài tập.
GV đưa chương trình mẫu Tinh_tong như SGK và yêu cầu HS nêu ý nghĩa từng câu lệnh trong chương trình.
GV cần chú ý giải thích câu lệnh:
S:=0;
for i:=1 to N do S:=S+i;
Tương tự như vậy, trong chương trình Tinh_giai_thua, GV cũng cần chú ý đến câu lệnh:
P:=1;
for i:=1 to N do P:=P*i;
GV đưa chương trình mẫu Chao_hoi như sau:
Program Chao_hoi;
Uses Crt;
Var ten: string; i: integer;
Begin
Clrscr;
For i:=1 to 25 do
begin
Write(‘Ban ten gi? ’); Readln(ten);
Writeln(‘Chao ban ’,ten);
end;
Readln
End.
GV thực hiện
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thế Duy
Dung lượng: 1,48MB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)