Giáo án Tin học 8 (cả năm)
Chia sẻ bởi Ngô Xuân Quang |
Ngày 14/10/2018 |
56
Chia sẻ tài liệu: Giáo án Tin học 8 (cả năm) thuộc Tin học 8
Nội dung tài liệu:
Ngày soạn:
16/08/2011
Tuần 1
Ngày giảng:
8A: …/…/……
8B: …/…/……
Tiết 1
BÀI 1: MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH?
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
1. Về kiến thức:
- Biết được con người ra lệnh cho máy tính như thế nào;
- Biết được cách viết chương trình – ra lệnh cho máy tính làm việc;
- Biết được các khái niệm cơ bản về chương trình và ngôn ngữ lập trình
2. Về tư tưởng, tình cảm:
- Học sinh hiểu bài và hứng thú với bài học;
B. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp:
Kết hợp phương pháp giảng dạy như: thuyết trình, vấn đáp, sử dụng phương tiện trực quan…
2. Phương tiện:
- Vở ghi lý thuyết, máy tính…
- Sách giáo khoa tin học danh cho THCS quyển 3
- Các sách tham khảo về tin học
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP, NỘI DUNG BÀI GIẢNG
I. Ổn định lớp
8A: Vắng:
8B: Vắng:
II. Kiểm tra bài cũ và gợi động cơ
1. Giới thiệu nội dung và chương trình môn học
- Giới thiệu sơ lược chương trình Tin học dành cho THCS quyển 3.
- Giới thiệu sơ lược phần I
2. Gợi động cơ
Trong chương trình tin học dành cho Trung học cơ sở quyển 1, các em đã được biết đến một số khái niệm về thông tin, tin học, biểu diễn thông tin, máy tính và phần mềm máy tính; phần mềm học tập; hệ điều hành và soạn thảo văn bản. Còn trong chương trình tin học dành cho THCS quyển 2, các em đã được làm quen với chương trình bảng tính, các thành phần chính và dữ liệu, các kiểu dữ liệu, thực hiện tính toán, sử dụng hàm để tính toán trên trang tính… và phần mềm học tập. Trong bài học hôm nay: “máy tính và chương trình máy tính” các em sẽ được làm quen với một loại chương trình khác cũng có liên quan đến máy tính. Vậy nó có khác gì với những chương trình mà các em đã được học. Bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu được những vấn đề đó.
III. Nội dung bài giảng
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào?
* Máy tính là công cụ trợ giúp con người để xử lí thông tin một cách rất hiệu quả.
* Máy tính là một thiết bị điện tử vô tri vô giác.
* Để máy tính có thể thực hiện một công việc theo mong muốn của mình, con người phải đưa ra những chỉ dẫn thích hợp cho máy tính.
Ví dụ: Để một phần mềm trên màn hình nền khởi động được, ta nháy đúp chuột lên biểu tượng phần mềm. Khi đó, ta đã ra lệnh cho máy tính khởi động phần mềm.
Hoặc việc gõ một phím chữ hoặc sao chép một phần văn bản từ vị trí này sang vị trí khác đó chính là yêu cầu máy tính thực hiện các lệnh tương ứng.
Như vậy, để chỉ dẫn máy tính thực hiện một công việc nào đó, con người đưa cho máy tính một hoặc nhiều lệnh, máy tính sẽ lần lượt thực hiện các lệnh đó.
GV: Thuyết trình về “Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào?”.
HS: Trật tự, chú ý nghe giảng, ghi tóm tắt bài.
GV: Nêu một số ví dụ và tóm tắt về lệnh
HS: Trật tự, tập trung nghe giảng, ghi tóm tắt bài giảng.
2. Ví dụ: rô-bốt nhặt rác
* Rô - bốt (hay người máy) làm một loại máy có thể tự động thực hiện được một số công việc thông qua sự điều khiển của con người.
* Ví dụ về việc Rô - bốt di chuyển, nhặt rác và bỏ rác vào thùng rác. Các lệnh để chỉ dẫn rô - bốt di chuyển từ vị trí hiện thời, nhặt rác và bỏ vào thùng rác để nơi quy định, đó là:
1. Tiến 2 bước;
2. Quay trái, tiến 1 bước;
3. Nhặt rác;
4. Quay phải, tiến 3 bước;
5. Quay trái, tiến 2 bước;
6. Bỏ rác vào thùng;
* Các lệnh trên được viết và lưu trong rô - bốt với tên “hãy nhặt rác”. Khi đó ta chỉ cần ra lệnh “Hãy nhặt rác” thì các lệnh đó sẽ điều khiển rô - bốt tự động thực hiện lần lượt các lệnh nói trên.
GV: Nêu ví dụ Rô-bốt nhặt rác.
HS: chú ý nghe giảng, ghi
16/08/2011
Tuần 1
Ngày giảng:
8A: …/…/……
8B: …/…/……
Tiết 1
BÀI 1: MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH?
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
1. Về kiến thức:
- Biết được con người ra lệnh cho máy tính như thế nào;
- Biết được cách viết chương trình – ra lệnh cho máy tính làm việc;
- Biết được các khái niệm cơ bản về chương trình và ngôn ngữ lập trình
2. Về tư tưởng, tình cảm:
- Học sinh hiểu bài và hứng thú với bài học;
B. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp:
Kết hợp phương pháp giảng dạy như: thuyết trình, vấn đáp, sử dụng phương tiện trực quan…
2. Phương tiện:
- Vở ghi lý thuyết, máy tính…
- Sách giáo khoa tin học danh cho THCS quyển 3
- Các sách tham khảo về tin học
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP, NỘI DUNG BÀI GIẢNG
I. Ổn định lớp
8A: Vắng:
8B: Vắng:
II. Kiểm tra bài cũ và gợi động cơ
1. Giới thiệu nội dung và chương trình môn học
- Giới thiệu sơ lược chương trình Tin học dành cho THCS quyển 3.
- Giới thiệu sơ lược phần I
2. Gợi động cơ
Trong chương trình tin học dành cho Trung học cơ sở quyển 1, các em đã được biết đến một số khái niệm về thông tin, tin học, biểu diễn thông tin, máy tính và phần mềm máy tính; phần mềm học tập; hệ điều hành và soạn thảo văn bản. Còn trong chương trình tin học dành cho THCS quyển 2, các em đã được làm quen với chương trình bảng tính, các thành phần chính và dữ liệu, các kiểu dữ liệu, thực hiện tính toán, sử dụng hàm để tính toán trên trang tính… và phần mềm học tập. Trong bài học hôm nay: “máy tính và chương trình máy tính” các em sẽ được làm quen với một loại chương trình khác cũng có liên quan đến máy tính. Vậy nó có khác gì với những chương trình mà các em đã được học. Bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu được những vấn đề đó.
III. Nội dung bài giảng
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào?
* Máy tính là công cụ trợ giúp con người để xử lí thông tin một cách rất hiệu quả.
* Máy tính là một thiết bị điện tử vô tri vô giác.
* Để máy tính có thể thực hiện một công việc theo mong muốn của mình, con người phải đưa ra những chỉ dẫn thích hợp cho máy tính.
Ví dụ: Để một phần mềm trên màn hình nền khởi động được, ta nháy đúp chuột lên biểu tượng phần mềm. Khi đó, ta đã ra lệnh cho máy tính khởi động phần mềm.
Hoặc việc gõ một phím chữ hoặc sao chép một phần văn bản từ vị trí này sang vị trí khác đó chính là yêu cầu máy tính thực hiện các lệnh tương ứng.
Như vậy, để chỉ dẫn máy tính thực hiện một công việc nào đó, con người đưa cho máy tính một hoặc nhiều lệnh, máy tính sẽ lần lượt thực hiện các lệnh đó.
GV: Thuyết trình về “Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào?”.
HS: Trật tự, chú ý nghe giảng, ghi tóm tắt bài.
GV: Nêu một số ví dụ và tóm tắt về lệnh
HS: Trật tự, tập trung nghe giảng, ghi tóm tắt bài giảng.
2. Ví dụ: rô-bốt nhặt rác
* Rô - bốt (hay người máy) làm một loại máy có thể tự động thực hiện được một số công việc thông qua sự điều khiển của con người.
* Ví dụ về việc Rô - bốt di chuyển, nhặt rác và bỏ rác vào thùng rác. Các lệnh để chỉ dẫn rô - bốt di chuyển từ vị trí hiện thời, nhặt rác và bỏ vào thùng rác để nơi quy định, đó là:
1. Tiến 2 bước;
2. Quay trái, tiến 1 bước;
3. Nhặt rác;
4. Quay phải, tiến 3 bước;
5. Quay trái, tiến 2 bước;
6. Bỏ rác vào thùng;
* Các lệnh trên được viết và lưu trong rô - bốt với tên “hãy nhặt rác”. Khi đó ta chỉ cần ra lệnh “Hãy nhặt rác” thì các lệnh đó sẽ điều khiển rô - bốt tự động thực hiện lần lượt các lệnh nói trên.
GV: Nêu ví dụ Rô-bốt nhặt rác.
HS: chú ý nghe giảng, ghi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Xuân Quang
Dung lượng: 6,15MB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)