Giao an tin 8

Chia sẻ bởi Hoàng Trọng Sỹ | Ngày 24/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: giao an tin 8 thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

Chương trình học nghề -
Tin học ứng dụng

Giáo viên: Hoàng Trọng Sỹ

Trường thcs Kỳ tiến
Nội dung chương trình học
1/ Nhập môn tin học
2/ Hệ điều hành MS DOS
3/ Chương trình tiện ích NC
4/ Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word 6
5/ Bảng tính điện tử Exel
Tiết 1,2,3: Nhập môn Tin học
Khái niệm về Công nghệ thông tin
Các thành phần cơ bản của máy tính
- Phần cứng
- Phần mềm
Mạng máy tính
I - Các khái niệm cơ bản
CNTT
Là ngành khoa học nghiên cứu các quá trình có tính chất thuật toán nhằm mô tả và biến đổi thông tin.
Các thành phần cơ bản của máy tính
* Phần cứng (Hardware): Là các thiết bị điện tử tạo nên hình dáng của máy tính.
* Phần mềm (Software): Là toàn bộ các chương trình được cài đặt vào máy tính.
Mạng máy tính
Là một hệ thống liên kết nhiều máy tính lại với nhau. Trong đó có một máy chủ, các máy khác gọi là máy khách. Máy chủ cung cấp cho máy khách các chương trình, bộ nhớ và các dịch vụ.
* Bộ xử lý trung tâm (CPU)
* Bộ nhớ trong (ROM, RAM)
* ổ đĩa cứng (HDD)
* ổ đĩa quang (CD, DVD)
* ổ đĩa mềm (FDD)
* Bo mạch chủ (Mainboard)
* Thiết bị nhập
* Thiết bị xuất
* Các thiết bị khác
II - Các thành phần cơ bản của máy tính
1 - Phần cứng
Mô hình tổ chức của máy tính
Bộ xử lý trung tâm - CPU
Khối tính toán số học và logic - ALU
Khối điều khiển - CU
Bộ nhớ trong: ROM + RAM
Bộ nhớ ngoài: - Đĩa cứng
- đĩa mềm và ổ đĩa mềm
- đĩa cd và ổ đĩa cd
Thiết bị nhập:
Bàn phím
Chuột
Scanner, ...
Thiết bị xuất:
Màn hình
Máy in
Loa, ..
Thiết bị
truyền tin
Modem
Dây cáp, .
Central Processing Unit (CPU): Điều khiển mọi hoạt động của máy tính.
- Gồm 4 thành phần:
* Khối điều khiển CU (Control Unit).
* Khối tính tính toán số học và logic ALU
(Arithmetic logic Unit).
* Đồng hồ (Clock).
* Thanh ghi (Register).
- Đơn vị đo tốc độ CPU là: MHz, GHz.
* Số MHz, GHz càng lớn thì tốc độ xử lý càng lớn.
* Trên thị trường phổ biến các loại CPU có tốc độ từ 1,8GHz đến 3,2GHz.
* Có nhiều dòng CPU (Chip) khác nhau và nhiều hãng sản xuất.
1.1 - Bộ xử lý trung tâm (CPU)
* ROM (Read Only Memory): Là bộ nhớ chỉ đọc chứa các thông tin hệ thống. Thông tin trong ROM được lưu trữ vĩnh viễn không cần nguồn nuôi.
* RAM (Random Access Memory): Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên có thể đọc, ghi, xoá trong quá trình xử lý. Thông tin trong RAM có tính tạm thời, bị mất khi ngắt khỏi nguồn điện.
* Đơn vị đo dung lượng của bộ nhớ: MB,GB.
* Số MB càng lớn thì dung lượng bộ nhớ càng lớn dẫn đến công việc xử lý của máy tính cũng nhanh hơn.
* Trên thị trường phổ biến nhất là các loại RAM có dung lượng: 64MB, 128MB, 256MB, 512MB, 1GB, 2GB...
* HDD (Hard Disk Drive): Là thiết bị lưu trữ chủ yếu của máy tính. Bao gồm tất cả các chương trình cài đặt và bộ cài.
* Tốc độ của ổ cứng được đo bằng số vòng/phút.
* Đơn vị đo dung lượng: MB, GB..
* Trên thị trường phổ biến các loại ổ cứng có dung lượng:40GB, 80GB, 120GB...Tốc độ:5400V/P, 7200V/P, 10000V/P.
* Ổ đĩa CD (Compact Disk): Dùng để đọc đĩa CD. (Tốc độ 52X, 56X).
* Dung lượng đĩa CD từ 650MB đến 730MB.
* Ổ DVD (Digitar Video Disk): Dùng để đọc đĩa DVD.(Tốc độ 12X).
* Dung lượng đĩa DVD rất lớn từ 4.7GB đến 15 GB.
* Cả hai ổ đĩa trên còn gọi là ổ đĩa quang.
1.5 - ổ đĩa mềm
FDD (Floppy Disk Drive): Dùng để đọc đĩa mềm. (Tốc độ rất thấp).
Dung lượng đĩa mềm nhỏ 1.2MB, 1.44MB.
Cả ổ đĩa cứng, CD, DVD, FDD ngoài ra còn có cả băng từ còn gọi chung là thiết bị lưu trữ ngoài. (Dữ liệu không bị mất khi ngắt khỏi nguồn điện).
Thiết bị lưu trữ trong ROM, RAM dữ liệu sẽ mất khi không có nguồn điện nuôi nó.
Là thiết bị dùng để gắn kết các thiết bị lại với nhau.
Tất cả các thiết bị như: Màn hình, bàn phím, chuột, RAM, CPU, CD, DVD. FDD, HDD, Máy in, Loa, Webcam... đều được gắn vào đây.
1.6 - Bo mạch chủ (Mainboard)
1.6 - Bo mạch chủ (Mainboard)
Là các thiết bị đưa dữ liệu vào máy tính.
Bàn phím (Keyboard).
Con chuột (Mouse).
Máy quét ảnh (Scaner).
Webcam.
Là thiết bị đưa kết quả sau khi đã qua xử lý của máy tính.
Màn hình (Monitor).
Máy in (Printer).
Máy chiếu (Projector).
Webcam.
Máy vẽ.
Máy cắt.
USB: Thiết bị lưu trữ di động.
VGA: Card đồ hoạ.(Điều khiển hình ảnh)
Sound Card: Card âm thanh (Điều khiển âm thanh).
NIC: Card mạng (Dùng để mối mạng).
Modem: Thiết bị dùng nối Internet.
Máy ảnh số
...
Khái niệm: Phần mềm là các chương trình được viết ra để can thiệp vào máy tính bắt máy tính thực hiện một công việc nào đó mà con người yêu cầu.
Phân loại:
Phần mềm hệ thống.
Ngôn ngữ lập trình.
Phần mềm ứng dụng.
Là những chương trình dùng để khởi động hệ máy tính và tạo môi trường để con người sử dụng tiện lợi và hiệu quả.
Các phần mềm hệ thống (Hệ điều hành):
MS DOS, WINDOWS 98, WINDOWS 2000, WINDOWS 2003, WINDOWS XP, ...
Khái niệm: là toàn bộ các ký tự, từ khoá, cú pháp mà người lập trình dùng để lập các chương trình, nó là công cụ để xây dựng và phát triển phần mềm.
Phân loại thành các mức:
Ngôn ngữ máy.
Hợp ngữ.
Ngôn ngữ bậc cao vạn năng.
Là các chương trình dùng cho một công việc nhất định.
Phân loại theo các hướng:
Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Foxpro, Visual, Access, SQL, .
Các hệ soạn thảo văn bản: Microsoft Word, Microsoft Exel, .
Các phần mềm đồ hoạ: Autocad, Photoshop, Corel draw, .
Các phần mềm thiết kế trang Web: Frontpage, Java .
* Phân loại máy tính
Super Computer (Main Flame): Máy tính lớn hay siêu máy tính. Dùng để lưu trữ, xử lý khối lượng dữ liệu lớn hay dùng vào việc nghiên cứu khoa học (Vật lý, Thiên văn, Toán học, Hoá học,...)
Mini Computer: (Máy tính tầm trung): Dùng để lưu trữ và xử lý liệu nhỏ hơn như dữ liệu của một tỉnh, ban ngành, doanh nghiệp...
** Phân loại máy tính
Máy tính cá nhân (PC: Personal Computer): loại máy tính này phổ biến nhất. Được chia làm hai loại là:
Desktop: Máy tính để bàn.
Máy xách tay: Notebook, Laptop.
Máy tính cầm tay tích hợp cả điện thoại di động (PARM, Pocket PC, O2...)
** Phân loại máy tính
*** Hệ đếm
Hệ thập phân(Hệ cơ số 10): Sử dụng 10 chữ số:0,1,2,3,4,5,6,7,8,9 để biểu diễn các số. Ví dụ: 1987, 67894,...
Hệ nhị phân(Hệ cơ số 2): Chỉ sử dụng 2 chữ số 0 và 1 để biểu diễn chữ số: 100110, 1001010010, 00100101,...
Hệ bát phân(Hệ cơ số 8): Sử dụng các chữ số từ 0 đến 7 để biểu chữ số (ít sử dụng).
Bảng đổi đơn vị đo dung lượng thông tin

The end
--------------------------
Bài tập thảo luận
Tổ 1:
Câu 1: Tin học là gì? Thông tin là gì?
Câu 2: Thế nào là dữ liệu? Nêu mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu?
Tổ 2:
Câu 3: Nêu các thành phần cơ bản của máy tính?
Câu 4: Nêu các cách khởi động máy tính và khởi động lại máy tính?

Bài tập thảo luận
Tổ 3:
Câu 5: Khi kết nối Internet cần phải có những thiết bị gì?
Câu 6: Mạng máy tính là gì? Nêu ý nghĩa của các loại mạng: LAN, WAN, INTERNET.
Tổ 4:
Câu 7: Nêu ý nghĩa của RAM, ROM ? RAM, ROM được viết tắt bởi từ nào?
Câu 8: Kể tên một số thiết bị ngoại vi, nêu tác dụng của chúng. Phân biệt ổ cứng, ổ mềm, ổ USB, ổ CD ROM ?


CHƯƠNG II - HỆ ĐIỀU HÀNH MS DOS
Tiết 7: Khái niệm hệ điều hành. Một số HĐH.

Tiết 8: Cách khởi động HĐH, một số quy ước gõ lệnh.

Tiết 9: Các thành phần của lệnh.
Tiết 7: Khái niệm hệ điều hành - Một số HĐH

Phần mềm là các chương trình được viết ra để can thiệp vào máy tính bắt máy tính thực hiện một công việc nào đó mà con người yêu cầu.
Phân loại:
Phần mềm hệ thống.
Ngôn ngữ lập trình.
Phần mềm ứng dụng.
Nhắc lại khái niệm PHẦN MỀM
Phần mềm hệ thống
Là những chương trình dùng để khởi động hệ máy tính và tạo môi trường để con người sử dụng tiện lợi và hiệu quả.
Phần mềm hệ thống quan tr?ng nh?t l� Hệ điều hành.
7.1. Vì sao cần có Hệ điều hành ?
Khi máy tính làm việc, có nhiều đối tượng cùng hoạt động và tham gia quá trình xử lý thông tin. Các đối tượng này bao gồm cả phần cứng và phần mềm máy tính. Hoạt động của các đối tượng đó cần được điều khiển một cách có hệ thống. Công việc này do HĐH máy tính đảm nhận.
7.2. Hệ điều hành là gì ?
Trước hết HĐH không phải là một thiết bị được lắp ráp trong máy tính.
Hệ điều hành là một chương trình máy tính.
7.3. Hệ điều hành khác các phần mềm máy tính khác ở chỗ nào ?
Hệ điều hành là phần mềm đầu tiên được cài đặt trong máy tính.
Tất cả các phần mềm khác chỉ có thể hoạt động được sau khi máy tính đã có hệ điều hành. Máy tính chỉ có thể sử dụng được sau khi đã được cài đặt tối thiểu một hệ điều hành.
7.4. Một số hệ điều hành cơ bản.
MS DOS
WINDOWS 98
WINDOWS 2000
WINDOWS 2003
WINDOWS XP, ...
WINDOWS VISTA
7.6. Hệ điều hành MS DOS
Hệ điều hành MS DOS (Microsoft Disk Operating System), là sản phẩm của công ty Microsoft, là HĐH được cài đặt trên đĩa, dùng để liên kết các bộ phận của máy tính và tạo ra hệ lệnh để người sử dụng có thể ra lệnh cho máy tính.
7.6. Hệ điều hành MS DOS
Hãng Microsoft đã liên tục cải tiến MS DOS qua nhiều phiên bản (Version) như:
MS DOS 1.0 (1981: máy tính IBM bắt đầu xuất hiện).
MS DOS 3.0 (1984: ra đời cùng họ máy tính PC/AT)
MS DOS 5.0 (1991)
MS DOS 6.22 (1994)
7.6. Hệ điều hành MS DOS
Các chức năng chính của MS DOS:
Chuyển thông tin giữa đĩa và bộ nhớ chính.
Tìm kiếm thông tin trên đĩa.
Tổ chức đĩa từ để truy tìm thông tin nhanh.
Nạp và thực hiện các chương trình ứng dụng từ đĩa.
Liên lạc, điều khiển và sử dụng các thiết bị nhập xuất.
Các chức năng này thực hiện thông qua các lệnh do người dùng đưa vào. HĐH làm việc từ khi bắt đầu khởi động máy cho đến khi tắt máy.
Tiết 8: Cách khởi động HĐH - Một số quy ước gõ lệnh.
8.1. Khởi động hệ điều hành MS DOS.
Từ màn hình Window XP muốn chuyển sang hệ điều hành MS DOS, ta thực hiện một trong hai cách sau:
Cách 1:
Start / All Programs / Accessories / Command Prompt
Cách 2:
Start / Run / Cmd
Muốn thoát khỏi DOS, gõ EXIT.
8.2. Lệnh của DOS
Lệnh của DOS chia ra làm hai loại: lệnh nội trú và lệnh ngoại trú.
Lệnh nội trú là lệnh được tệp Command.com phân tích và thi hành. Chúng luôn thường trú trong bộ nhớ RAM sau khi khởi động MS DOS và thường được sử dụng nhất.
Lệnh ngoại trú là lệnh cho thực hiện một tệp chương trình lưu trên đĩa có phần mở rộng COM hoặc EXE. Khi thực hiện lệnh ngoại trú, DOS sẽ tìm tệp tương ứng trên đĩa.
8.3. Một số quy ước cách trình bày cú pháp lệnh của DOS
Trong một thời điểm chỉ có thể làm việc được với một ổ đĩa.
DOS điểu hành máy thông qua các lệnh. Mỗi lệnh tương ứng với một công việc nhất định.
Quá trình thực hiện lệnh như sau:
Từ dấu nhắc ( _ ) của DOS ta gõ lệnh
Gõ phím Enter để DOS thực hiện lệnh
Gõ sau dấu nhắc của DOS chính xác đến từng ký tự. Sau khi gõ mỗi lệnh phải ấn Enter.
DOS không phân biệt chữ in hoa hay in thường.
Giữa tên lệnh và các thông số cách nhau ít nhất một dấu trắng.
8.3. Một số quy ước cách trình bày cú pháp lệnh của DOS
Ổ đĩa mềm có tên là A hoặc B, còn ổ cứng có tên bắt đầu từ C, D, E, ...
Dấu đợi lệnh ( _ ) báo hiện tại chỗ đó máy đang đợi gõ lệnh vào , nó có dạng:
A:> _ hoặc C:> _ trong đó
A, C là tên ổ đĩa
:> là dấu đợi lệnh
_ là con trỏ màn hình hay điểm nháy là nơi ký tự gõ vào.
Tiết 9: Các thành phần của lệnh.
9.1. Cấu trúc chung của lệnh.

Lệnh ổ đĩa / thư mục / tên tệp
9.2. Tổ chức thông tin trên ổ đĩa.
Tổ chức vật lý của đĩa:
- Đĩa mềm thường dùng 1,44 MB sau khi đã
khởi tạo (Format) có hai mặt được đánh số là
mặt 0 và mặt 1. Mỗi mặt gồm các đường tròn
đồng tâm gọi là Track đánh số từ 0 (vòng ngoài
cùng ) đến 79. Mỗi Track lại chia thành các
Sector, mỗi Sector gồm 512 Byte.
- Đĩa cứng tương tự như các đĩa mềm xếp
chồng lên nhau.
9.2. Tổ chức thông tin trên ổ đĩa.
b) Tệp trên đĩa (File).
Tệp là một tập hợp các mã 0 và 1 được lưu trữ trên đĩa từ. VD: một văn bản, một tập dữ liệu được mã hóa thành các mã 0 và 1, hay một chương trình máy tính dưới dạng mã máy được lưu trữ trên đĩa thành một tệp.
Một tệp có thể chứa nhiều Sector, cuối tệp phải có dấu kết thúc tệp. Mỗi tệp có một tên riêng để phân biệt.
A, B, C, ... Z
a, b, c, .... z
1, 2,3, ....
$ _ (g¹ch d­íi) % ~ () {} @ ! ` ‘ - (dÊu nèi)
canhai.pas
KH90+91.DBF
Luong.DHTS
lop hoc.dbf
9.3. Tổ chức thông tin trên ổ đĩa.
c) Thư mục (Directory).
Thư mục là hình thức phân vùng trên đĩa để việc lưu trữ các tệp có khoa học, có hệ thống.
Người dùng có thể phân một đĩa ra thành nhiều vùng riêng biệt, trong mỗi vùng có thể lưu trữ một phần mềm riêng hoặc các tệp riêng . Mỗi vùng được gọi là một thư mục. Trong mỗi thư mục có thể tạo ra các thư mục khác gọi là thư mục con của thư mục đó.
9.3. Tổ chức thông tin trên ổ đĩa.
d) Đường dẫn (Path)
Khi trên đĩa đã có một tổ chức thư mục thì việc quản lý các tệp dễ dàng hơn. Tuy nhiên khi người dùng muốn truy xuất một tệp không chỉ đơn giản là đưa ra tên của nó (vì có thể có nhiều tệp trùng tên trên các thư mục khác nhau),vì vậy phải xác định thật rõ ràng về vị trí tệp trên đĩa.
Đường dẫn cho phép người dùng diễn tả đúng vị trí của tệp hay thư mục con mà mình muốn sử dụng.
Phần 2: Hệ điều hành windows
2.1. Khởi động:
Bật công tắc nguồn (Power)
Cách 2: Khởi động nóng
+ Tổ hợp phím ctrl + alt + del
+ Nhấn Restart
2.2. Màn hình Desktop:
- Desktop: Vùng nền cho các mục của Windows.
- Shortcut: Biểu tượng đặc trưng cho một chương trình ứng dụng.
- Folder: Cặp tài liệu quản lý một chương trình ứng dụng
- Taskbar: Hiển thị các cửa sổ của chương trình đang mở.
- Menu Start: Khởi động chương trình ứng dụng nhanh chóng.
2.3. Thoát khỏi Windows:
Start ? Turn Off Computer ? Menu xuất hiện:
Stand by: Tắt tạm thời
Turn Off : Tắt máy
Restart : Khởi động lại máy
* Lưu ý: Đóng tất cả các cửa sổ trước khi thoát khỏi Windows.
2.4. Thao tác với chuột:
Click: Nhắp chuột trái.
Double Click: Nhắp kép chuột.
Right Click: Nhắp phải chuột.
Click and Drag: Giữ chặt chuột trái, di chuyển chuột và thả khi kết thúc hành động.
2.5. Thao tác với cửa sổ:
Mở cửa sổ:
- Vào menu Start để khởi động chương trình cần mở.
- Nháy kép chuột vào biểu tượng trên màn hình Desktop.
- Nháy chuột trái vào cửa sổ và ấn phím Enter.
- Nháy chuột phải, chọn Open.
Đóng cửa sổ:
- Click vào nút Close trên góc phải của cửa sổ.
- Vào menu File ? Exit
- Nhấn tổ hợp phím Alt + F4
- Nháy kép vào biểu tượng ở góc trên trái cửa sổ.
- Kích phải chuột vào biểu tượng ở góc trên trái cửa sổ chọn Close.
Phóng lớn, phục hồi:
- Để phóng lớn chọn nút Maximize, phục hồi ấn Restore.
- Click vào biểu tượng bên phải của cửa sổ chọn Maximize, Restore.
Chuyển đổi cửa sổ làm việc:
- Nhấn bất kỳ điểm nào trên cửa sổ muốn chọn.
- ấn tổ hợp phím Alt + Tab
Thay đổi kích thước cửa sổ:
- Di chuyển con trỏ chuột đến các cạnh, góc của cửa sổ, khi nào con trỏ chuột chuyển thành dạng mũi tên 2 đầu, giữ chặt chuột tráivà kéo chuột theo kích thước ta muốn.
Các thành phần trong menu Start:
- Turn Off Computer: Thoát.
- Log Of: Thoát, đăng nhập vào mạng.
- Run: Chạy chương trình.
- Hepl and Support: Cung cấp trợ giúp
- Search: Tìm kiếm thông tin.
- Settings: Thiết lập cấu hình.
- Programs: Chứa chương trình, nhóm chương trình ứng dụng.
2.6. Quản lý màn hình:
Thanh Taskbar:
Thiết lập thuộc tính cho thanh Taskbar:
Vào menu Start ? Setting ? Taskbar and Start Menu.
- Auto hide: Tự động ẩn khi không làm việc với thanh tác vụ, hiển thị khi đưa trỏ chuột đến.
- Show lock: Hiển thị đồng hồ ở góc dưới phải.
Thay đổi ngày giờ hệ thống:
Nháy kép vào biểu tượng giờ ở góc phải dưới của màn hình:
- Thẻ Date and Time: Cho phép chỉnh lại ngày giờ hệ thống.
- Thẻ Time Zone: cho phép chỉnh lại múi giờ quốc tế.
b) Menu Start:
Start ? Setting ? Taskbar and Start Menu ? Start menu
- Add (Thêm): Kích Browse và dẫn đến tệp tin cần lối tắt.
- Remove (Xoá): Chọn tên chương trình cần xoá.
- Clear: Muốn xoá bỏ hết chọn Clear.
c) Nền màn hình:
Kích phải chuột trên nền màn hình Desktop, chọn Properties:
Thẻ Desktop: Thay đổi nền màn hình Desktop.
Ta có thể lựa chọn ảnh có sẵn trên menu Background.
Hoặc chọn Browse và chỉ đến thư mục chứa ảnh để thay đổi nền Desktop.
Sau đó ấn Apply và chọn OK.
Thẻ Screen Saver: Đặt chế độ bảo vệ màn hình.
Ta có thể chọn kiểu chọn màn hình bảo vệ trên menu Screen Saver.
- Wait: thời gian chờ.
- Preview: Xem thử
- Power: Thiết lập chế độ tiết kiệm điện.
- Chọn Apply, Chọn OK
2.7. Quản lý các biểu tượng trên Desktop:
Sắp xếp các biểu tượng trên Desktop:
Kích phải chuột trên màn hình Desktop và chọn Arrange Icon và chọn các cách sắp xếp sau:
- Name: Sắp xếp theo tên.
- Size: Kiểu kích thước.
- Type: Kiểu tệp tin.
- Date: Thời gian tạo lập.
- Auto Arrange: Sắp xếp tự động.
Tạo biểu tượng (Shortcut) trên màn hình nền Desktop:
Kích phải chuột trên màn hình nền Desktop, chọn New ? Shortcut, sau đó chọn Browse để dẫn đến chương trình, tệp tin cần tạo lối tắt, Kích OK ? Next. Đổi tên Shortcut nếu cần, sau đó chọn Finish.
2.8. Quản lý thư mục, tệp tin:
My Computer:
Để thay đổi cách hiển thị các biểu tượng trên cửa sổ ta có các cách sau:
Kích phải chuột trên vùng trắng của cửa sổ, chọn View.
Vào menu View.
Kích vào biểu tượng View trên thanh ToolBar.
+ Tiles: Biểu tượng lớn.
+ Icon: Biểu tượng nhỏ.
+ List: Hiển thị dạng danh sách.
+ Detail: Hiển thị chi tiết các biểu tượng.
+ As Web Page: Hiển thị dưới dạng trang Web.
Tạo thư mục :
- Mở ổ đĩa hoặc thư mục cần tạo thư mục con.
- Kích phải tại vùng trắng của cửa sổ, chọn New ? Folder
- Nhập tên thư mục, ấn Enter.
Sao chép thư mục và tệp tin:
Cách 1:
- Kích phải chuột tại đối tượng cần sao chép và chọn Copy.
- Kích phải chuột tại thư mục hoặc ổ đĩa cần lưu chọn Paste.
Cách 2:
Kích chuột tại đối tượng cần sao chép, ấn tổ hợp phím Ctrl + C.
Kích chuột tại ổ đĩa hoặc thư mục cần lưu, ấn tổ hợp phím Ctrl + V.
Cách 3:
Vào Edit, chọn Copy. Đến ổ đĩa hoặc thư mục cần lưu Vào Edit ? Paste.
Đổi tên thư mục và tệp tin:
Kích phải chuột vào đối tượng cần đổi tên, chọn Rename, nhập tên mới và ấn Enter.
Di chuyển thư mục và tệp tin:
- Kích phải chuột vào đối tượng muốn di chuyển, chọn Cut.
- Kích phải chuột vào ổ đĩa, thư mục cần chuyển đến, chọn Paste.
Xoá thư mục và tệp tin:
- Kích vào đối tượng cần xoá, ấn phím Delete.
- Kích phải vào đối tượng cần xoá, chọn Delete.
- Kích vào đối tượng cần xoá, vào menu File, chọn Delete.
Phục hồi và loại bỏ các đối tượng trong thùng rác:
Mở biểu tượng thùng rác (Recycle Bin) trên màn hình Desktop, Kích phải vào đối tượng cần phục hồi và chọn Restore.
Muốn loại bỏ tất cả các đối tượng trong thùng rác, ta kích phải vào biểu tượng thùng rác, chọn Empty Recycle Bin và chọn Yes.
* Lưu ý: Khi xoá nếu ấn đồng thời phím Shift thì đối tượng không thể phục hồi được tại thùng rác.
Tìm kiếm thư mục, tệp tin:
Vào Start ? Search ? Chọn For Files or Folders.
- Chọn All files and folders.
+ All or part of the file name: Nhập tên tệp tin cần tìm.
+ Look in: Chọn ổ đĩa, thư mục cần tìm
ấn Search.
* Có thể tìm kiếm bằng cách mở thư mục, ổ đĩa cần tìm kiếm tệp tin, chọn menu Search trên thanh ToolBar và thao tác như trên.
2.9. Quản lý ổ đĩa:
Đặt tên ổ đĩa, xem thông số ổ đĩa:
Để đặt tên ổ đĩa, Kích phải chuột vào ổ đĩa, chọn Rename. Gõ tên mới và ấn Enter.
Để xem thông số đĩa, kích phải vào ổ đĩa, chọn Properties.
+ Used space: Dung lượng đĩa đã sử dụng.
+ Free space: Dung lượng đĩa còn trống.
+ Capacity: Tổng dung lượng đĩa.
Sắp xếp dữ liệu trên ổ đĩa:
Để sắp xếp lại thông tin, giúp cho việc truy cập đĩa nhanh hơn.
- Vào menu Start ? Programs ? Accessories ? System Tool ? Defragementer.
- Chọn ổ đĩa và ấn Defragementer.
2.10. Các tiện ích khác:
Photo Paint: Vẽ hình ảnh lưu dưới dạng Bitmap.
Vào menu Start ? Programs ? Accessories ? Paint.
Các biểu tượng:
Để lưu ảnh: Vào menu File ? Save ? gõ tên vào mục: File name ? ấn Save.
Games:
Vào Start Programs ? Games.
Máy tính: Hệ điều hành Windows có sẵn máy tính để có thể tính toán đơn giản:
Start ? Programs ? Accessories ? Caculator.
Bài tập 1:
Tạo cây thư mục:
C:
QLHV
TINHOC
KETOAN
CANBAN
VANPHONG
Bài tập 2:
Vẽ hình:
phần 3: soạn thảo văn bản với
ms word
Khởi động WinWord:
Vào Start ? Programs ? Microsoft Office ? Microsoft Word
Vào Start ? Programs ? Microsoft Word
Nhắp chuột vào biểu tượng trên góc phải màn hình.
Nháy vào biểu tượng trên màn hình nền Desktop.
Khi đó cửa sổ WinWord sẽ hiện ra. Màn hình chính gồm các thành phần cơ bản sau:
W
Thanh tiêu đề (Title Bar): Cho biết chương trình nào đang chạy và tên của tài liệu đó.
Thanh trình đơn (Menu Bar): Chứa tên các menu lệnh như: File, Edit, Insert,...
Các thanh công cụ (ToolBar): Gồm các biểu tượng lệnh. Bao gồm thanh công cụ Standard và Formatting.
Vùng soạn thảo văn bản: Là nơi soạn thảo chính.
Con trỏ soạn thảo: Là nơi định vị dữ liệu nhập vào.
II. Thoát khỏi winword:
Nháy chuột vào Close góc phải màn hình chính.
Vào menu File ? chọn Exit.
Nháy kép vào biểu tượng của chương trình ở góc trên trái màn hình.
ấn tổ hợp phím Alt + F4.
* Lưu ý: Nếu văn bản chưa được lưu thì khi thoát khỏi Word sẽ có hộp thoại hỏi ta có muốn lưu lại không:
Yes: đồng ý lưu lại.
No: không lưu lại.
Trong trường hợp không muốn thoát khỏi Word ta chọn Cancel.
IIi. mở, đóng, lưu văn bản:
3.1. Mở và tạo mới một văn bản:
Sau khi khởi động Word, màn hình Word đã tạo ra. Ta có thể thực hiện soạn thảo tài liệu trên màn hình đó. Trong trường hợp đang soạn thảo, muốn tạo văn bản mới ta thực hiện:
Vào menu File ? Chọn New
Kích biểu tượng trang giấy trắng trên thanh Standard.
ấn tổ hợp phím Ctrl + N
3.2. Mở một tài liệu có sẵn:
B1: Vào menu File ? Chọn Open
B2: Kích chuột vào tài liệu nào mà ta cần mở.
B3: ấn Open.
* Có thể thực hiện bước 1 bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + O (hoặc nháy biểu tượng trên thanh công cụ)
3.3. Ghi lại (lưu) các thay đổi trong quá trình soạn thảo:
Lưu mới tài liệu (lần đầu tiên):
Chọn menu File ? Save.
Nhập tên vào hộp File name.
ấn Save.
Có thể ấn tổ hợp phím Ctrl + S.
Lưu tài liệu đã có tên rồi (Lưu tiếp):
Ta nháy chuột vào biểu tượng Save trên thanh công cụ. Hoặc ấn tổ hợp phím Ctrl + S.
iv. Chọn khối:
Để chỉnh sửa lại văn bản đã nhập: kích thước, font chữ,. ta phải chọn khối văn bản cần chỉnh sửa, sau đó mới tiến hành chỉnh sửa. Ta chọn khối như sau:
Chọn một từ: Nháy kép vào từ đó.
Chọn một câu: ấn Ctrl, đồng thời kích vào vị trí bất kỳ trong câu.
Chọn một đoạn: kích đúp vào khoảng trống bên trái của đoạn muốn chọn.
Chọn một dòng: kích vào khoảng trống bên trái của dòng đó.
Chọn toàn bộ văn bản: ấn Ctrl + A
v. Hiệu chỉnh màn hình word:
5.1. Các chế độ hiển thị:
Ta lựa chọn các chế độ hiển thị bằng cách vào menu View.
Normal: Là kiểu dùng cho việc nhập nhanh dữ liệu, kiểu dạng tài liệu không được hiển thị.
Web Layout: Hiển thị như trang Web không có ngắt trang.
Print Layout: Hiển thị tài liệu theo khuôn dạng trang giấy.Thường được dùng vì dễ quản lý văn bản
Outline: Hiển thị tài liệu theo tiêu đề lớn, tiêu đề nhỏ.
* Lưu ý: Màn hình soạn thảo văn bản để chế độ Print Layout.
5.2. Các chế độ phóng to, thu nhỏ màn hình:
Theo mặc định, khung tài liệu là 100%, ta có thể phóng to, thu nhỏ để dễ quan sát văn bản bằng cách kích chuột vào menu View ? Zoom hoặc biểu tượng Zoom trên thanh ToolBar.
5.3. Che dấu, hiển thị các thanh công cụ:
Từ menu View, chọn Toolbars hoặc kích phải chuột vào vùng trắng của thanh ToolBar. Trong menu con vừa hiện ra hãy chọn hoặc bỏ chọn các thanh công cụ ta muốn hiện lên.
Một số thanh công cụ thường dùng:
Standard: Các thanh công cụ chuẩn.
Formatting: Thanh công cụ phục vụ cho Format dữ liệu như chọn Font, kích cỡ font,...
Tables and Border: Bảng biểu và tạo các đường khung, viền.
Drawing: Các chức năng phục vụ vẽ.
5.4. Hiển thị thước kẻ (Rule):
Để hiển thị hoặc loại bỏ thước kẻ: Vào menu View, chọn (bỏ chọn) đánh dấu thước Ruler.
5.5. Di chuyển thanh công cụ:
Khi ta nhấn chuột vào đầu mũi trái của thanh công cụ cần di chuyển đi, con trỏ sẽ biến thành mũi tên 4 hướng, ta có thể giữ và kéo chuột để đưa thanh công cụ đi khắp nơi.
5.6. Chuyển đổi đơn vị đo:
Trong WinWord, đơn vị đo mặc định là inch, muốn chuyển đổi đơn vị đo ta nháy chuột vào menu Tools/ Option, chọn thẻ General, kích chuột vào hộp thoại Measurenment units để lựa chọn đơn vị.
vi. soạn thảo tài liệu:
6.1. Soạn thảo tiếng Việt:
Nháy kép vào biểu tượng Vietkey 2000 trên màn hình nền Desktop.
Thẻ Kiểu gõ:
+ Chọn Telex.
+ Trong mục gõ bàn phím chọn: Tiếng Việt và Tiếng Anh
Thẻ Bảng mã: Chọn TCVN3- ABC
Kích chuột vào On top (luôn nổi) nếu muốn hiện nổi phía trên, và chọn TaskBar nếu muốn thu gọn xuống dưới góc phải màn hình.
Nếu muốn gõ Tiếng Việt để hiển thị chữ V, nếu muốn gõ Tiếng Anh thì kích chuột vào chữ V để hiện chữ E (Enghlish).
6.2. Soạn thảo tài liệu:
Một số chức năng cơ bản trên bàn phím:
(Tài liệu hướng dẫn).
6.3. Định dạng văn bản:
Định dạng Font chữ:
Sau khi soạn thảo văn bản, nếu muốn định dạng font chữ, ta bôi đen dữ liệu và định dạng:
Cách 1: Vào menu Format/ Font và lựa chọn trong mục Font. Trong đó:
Font: Kiểu chữ.
Font Style: Hiển thị kiểu chữ:
+ Regular: chữ thường.
+ Italic: chữ nghiêng.
+ Bold: chữ đậm.
+ Bold Italic: Chữ đậm nghiêng.
Size: Cỡ chữ.
Font color: Màu chữ.
Underline style: Thể hiện các loại gạch dưới.
Effects: Tạo hiệu ứng chữ.
+ Strikethrough: vẽ đường kẻ xuyên qua chữ.
+ Double Strikethrough: vẽ 2 đường kẻ xuyên qua chữ.
+ Superscript: Chuyển chữ thành dạng chỉ số trên.
+ Subscript: Chuyển chữ thành dạng chỉ số dưới.
Cách 2: Dùng thanh công cụ Formatting trên màn hình: Sau khi bôi đen dữ liệu:
Chọn font chữ, cỡ chữ trên thanh công cụ.
Chọn chữ đậm: Nhấn chuột vào biểu tượng chữ B.
Chọn chữ nghiêng: Nhấn chuột vào biểu tượng chữ I.
Chữ gạch chân: Nhấn chuột vào biểu tượng chữ u.
Màu chữ: Nhấn chuột vào biểu tượng chữ
Ngoài ra, ta có thể dùng bàn phím:
Sau khi bôi đen dữ liệu ta ấn tổ hợp phím:
Ctrl + [ : giảm dần kích thước.
Ctrl + ] : tăng dần kích thước.
Ctrl + B : chữ đậm.
Ctrl + I : chữ nghiêng.
Ctrl + U : chữ gạch chân.
Ctrl + Shift + D: chữ có gạch chân 2 nét.
Shift + chữ thường: chữ hoa.
Shift + Phím chứa 2 chức năng: Thể hiện chức năng nằm vị trí trên của phím đó.
Ctrl + Shift + "=": Chọn/ huỷ chỉ số trên.
Ctrl + "=": Chọn/ huỷ chỉ số dưới.
Định dạng đoạn văn bản:
Vào menu Format chọn Paragraph. Trong hộp thoại chọn thẻ Insdent and Spacing.
Hộp thoại Alignment: Căn chỉnh lề.
Left: Căn lề trái.
Centered: Căn chính giữa.
Right: Căn lề phải.
Justifed: Căn 2 bên.
Hộp thoại Indentation: Lùi đoạn văn bản.
Left: Lùi bên trái đoạn văn vào.
Right: Lùi bên phải đoạn văn vào.
Spacial: Trường hợp đặc biệt:
+ First line: Lùi dòng đầu vào so với dòng dưới.
+ Hanging: Lùi các dòng dưới vào so với dòng đầu.
Hộp thoại Spacing: Điều chỉnh khoảng cách giữa các đoạn văn.
Before: Điều chỉnh khoảng cách đoạn văn bản trên.
After: Điều chỉnh khoảng cách đoạn văn bản dưới.
Line spacing: Khoảng cách giữa các dòng.
+ Single: Khoảng cách dòng 1 (đơn). Có thể ấn phím tắt Ctrl + 1.
+ 1,5 line: Khoảng cách dòng 1,5. Phím tắt Ctrl + 5
+ Double: Độ giãn dòng gấp đôi Single. Phím tắt Ctrl + 2
Có thể sử dụng thanh công cụ Formatting để căn chỉnh lề văn bản:
Chọn (bôi đen) dữ liệu sau đó nhấn chuột lên các biểu tượng căn chỉnh trên thanh Formattting
Có thể căn lề bằng cách dùng tổ hợp phím:
- Ctrl + L : Căn lề trái.
- Ctrl + R : Căn lề phải.
- Ctrl + E : Căn giữa.
- Ctrl + J : Căn 2 bên
Định dạng cột trong văn bản:
Vào menu Format/ Column.
Presets: Chọn số cột.
Number of Columns: Nhập số cột tuỳ ý.
Line between: Dòng kẻ phân cách giữa các cột.
Để chuyển đổi nhập dữ liệu giữa các cột, nhấn tổ hợp phím: Ctrl + Shift + Enter.
Nếu số cột nhỏ hơn 5 ta nên chọn nhanh vào biểu tượng Column trên thanh công cụ.
Định dạng danh sách liệt kê đầu dòng:
Vào menu Format/ Bullets and Numbering.
Thẻ Bullets: Danh sách liệt kê đầu dòng.
Thẻ Numbering: Danh sách liệt kê các số ( Đánh thứ tự cho các khoản mục).
Thẻ Outline Numbered: Đánh số thứ tự phân cấp.
Có thể định dạng danh sách liệt kê đầu dòng bằng cách chọn biểu tượng Bullets hoặc Numbering trên thanh công cụ.
Tạo khung, màu nền cho văn bản:
Sử dụng hộp thoại:
Bôi đen dữ liệu, vào menu Format/ Borders and Shading.
Thẻ Borders: Chọn kiểu viền, đường viền cho văn bản.
Thẻ Page Borders: Chọn kiểu viền, đường viền cho trang văn bản.
Thẻ Shading: Chọn màu nền cho đoạn văn bản.
Có thể sử dụng biểu tượng chọn màu nền trên thanh công cụ Formatting .
Định dạng chữ đầu tiên cho đoạn văn
(Drop Cap):
Bôi đen dữ liệu cần định dạng, vào menu Format/ Drop Cap.
None: Chế độ bình thường.
Dropped: Chữ cái đầu tiên to nằm trong lề.
In Margin: Chữ cái đầu tiên to nằm ngoài lề.
Font: Chọn kiểu font chữ.
Lines to drop: Chọn độ lớn của ký tự đầu đoạn.
Distance from text: Khoảng cách từ chữ đầu đoạn đến phần còn lại của đoạn.
Định dạng Tab:
Đưa con trỏ đến vị trí bắt đầu muốn xác lập Tab.
Chọn menu Format/ Tab.
Tab stop position: Con số nhập sẽ xác định vị trí dừng Tab tính từ biên trái.
Tuỳ chọn Tab mà mình muốn.
Chọn Set.
ấn OK.
ấn Tab.
Clear: Xoá một Tab.
Clear All: Xoá tất cả trong hộp thoại.
Định dạng trang văn bản:
Vào menu File / Page Setup/ Hộp thoại định dạng trang văn bản xuất hiện:
Thẻ Margins:
Top: Lề trên.
Bottom: Lề dưới.
Left: Lề trái.
Right: Lề phải.
Portrait: Chế độ in đứng.
Landscape: Chế độ in ngang.
Thẻ Page:
- Paper Size: Khổ giấy (Chọn A4).
ấn OK.
6.4. Cách nhập dữ liệu phức tạp:
Chèn một biểu tượng đặc biệt:
Đặt con trỏ vào vị trí cần chèn.
Vào menu Insert/ Symbol.
Chọn ký tự đặc biệt.
Nhấn nút Insert.
Nhấn nút Close để kết thúc.
Có thể chọn nhiều ký tự đặc biệt sau đó mới ấn Close.
Chèn một bức tranh:
Đặt con trỏ vào vị trí cần chèn.
Vào menu Insert/ Picture/ Clip Art.
Ta có thể chèn hình ảnh có sẵn. Ngoài ra có thể chọn một số hình ảnh khác bằng cách:
Vào Organize clips/ Collection list/ Chọn thư mục Office Collections.
Chỉ vào biểu tượng v cạnh bức tranh, chọn Copy.
Sau đó, kích phải chuột vào vị trí cần chèn bức tranh và chọn Paste.
Hiệu chỉnh bức tranh:
Kích chuột vào bức tranh sẽ xuất hiện hộp thoại. Vào layout để chọn chế độ hiển thị.
Kích phải chuột vào bức tranh, chọn Format Picture.
Ta có thể thay đổi kích thước bức tranh bằng cách kích chuột vào bức tranh, bức tranh sẽ hiển thị 8 nút hiệu chỉnh ở cạnh ngoài, ta di chuyển chuột đến đó, con chuột trở thành mũi tên 2 đầu, ta giữ chuột và kéo để thay đổi kích thước bức tranh.
Nhập dữ liệu toán học:
Cách 1:
Vào menu Insert/ Object.
Chọn Microsoft Equation 3.0
Chọn OK.
Cách 2:
Vào menu Tools/ Customize, chọn thẻ Command, chọn Insert trong hộp thoại Categories, trượt dọc thanh cuốn tìm biểu tượng căn ?, giữ chuột trái và di chuyển lên thanh ToolBar để sử dụng.
Bài tập:
Làm bài tập và lưu tại ổ C, với tên là: Bai thuc hanh 1.
Hướng dẫn:
Lưu văn bản: Vào File/ Save (ấn Ctrl+ S ), gõ tên vào hộp File name: Bai thuc hanh 1. Sau đó, chọn ổ C và ấn Save. (Có thể chọn vị trí lưu (ổ C) trước rồi gõ tên văn bản sau).
Soạn thảo văn bản: Soạn tất cả nội dung vào sau đó mới định dạng.
VII. Một số trợ giúp:
7.1. Tìm kiếm và thay thế:
Tìm kiếm:
Vào Edit/ Find (Hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + F).
Find What: Nhập vào đây cụm từ cần tìm kiếm.
Chọn OK.
Muốn chọn tiếp, ấn Find Next.
Thay thế:
- Vào Edit Replace (Hoặc ấn tổ hợp phím Ctrl + H).
File What: Gõ từ cần sửa.
Replace: Gõ từ cần thay thế.
Nhấn Replace: Tìm và hỏi xem có thay thế không. Nếu thay thế ấn Replace.
Nhấn Replace All: Thay thế tất cả các cụm từ tìm thấy.
Ta có thể sử dụng hộp thoại Find and Replace để tiến hành cả tìm kiếm và thay thế (Ctrl +F, Ctrl+H)
7.2. Tạo Header và Footer:
Để tạo tiêu đề đầu và cuối trang cho tất cả các trang văn bản.
Vào menu View/ Header và Footer.
Nhập nội dung cho Header (Tiêu đề đầu).
Nhập nội dung cho Footer (Tiêu đề cuối).
ấn Close để đóng menu.
7.3. Chèn số trang văn bản:
Vào menu Insert/ Page Numbers.
Hộp thoại Position:
+ Top of page: Chèn số trang ở trên đầu trang.
+ Bottom of page: Chèn số trang ở cuối trang.
Hộp thoại Alignment:
+ Left: Vị trí số trang ở bên trái.
+ Centered: Vị trí số trang ở chính giữa.
+ Right: Vị trí số trang bên phải.
Vào Format:
Number format: Kiểu số trang.
Start at: Bắt đầu từ số nào.
ấn OK.
7.4. Kiểm tra lỗi tiếng Anh:
Khi sử dụng văn bản, nếu thấy xuất hiện những vạch màu xanh, đỏ dưới chân các ký tự, đây chính là lỗi chính tả và ngữ pháp tiếng Anh. Ta soạn thảo văn bản tiếng Việt thì không cần sử dụng. Để bỏ chúng ta làm như sau:
Vào menu Tools/ Option, chọn thẻ Spelling & Grammar.
Bỏ tất cả các dấu tích .
ấn OK.
?
7.5. Đưa biểu tượng chỉ số trên, chỉ số dưới, ký tự đặc biệt lên thanh công cụ:
Đưa biểu tượng chỉ số trên, chỉ số dưới:
Vào menu Tools/ Customize, chọn thẻ Command, chọn Format trong hộp thoại Categories, trượt dọc thanh cuốn tìm biểu tượng x2, x2 giữ chuột trái và di chuyển lên thanh ToolBar để sử dụng.
Đưa biểu tượng ký tự đặc biệt:
Vào menu Tools/ Customize, chọn thẻ Command, chọn Insert trong hộp thoại Categories, trượt dọc thanh cuốn tìm biểu tượng ? giữ chuột trái và di chuyển lên thanh ToolBar để sử dụng.
Làm tương tự như đưa biểu tượng nhập công thức toán học lên thanh công cụ.
VIII. tạo bảng trong tài liệu:
8.1. Tạo bảng bằng lệnh Insert Table:
Vào menu Table/ Insert Table.
Number of columns: Số cột.
Number of rows: Số hàng.
ấn OK.
8.2. Tạo bảng nhờ biểu tượng:
Kích chuột vào biểu tượng Insert Table
trên thanh công cụ.
Giữ chuột và rê xuống chọn số hàng, số cột rồi thả chuột để tạo bảng.
8.3. Các thao tác đối với bảng:
Chuyển đổi qua lại giữa các ô: Dùng phím Tab hoặc 4 phím điều khiển ????.
Nhấn chuột vào lề trái của dòng: chọn cả dòng.
Nhấn chuột vào mép trên đỉnh cột: chọn cả cột.
Để chọn một ô cần di chuyển chuột đến lề trái của ô cho đến khi hiển thị mũi tên màu đen thì nhấn chuột, muốn chọn nhiều ô thì giữ và kéo chuột sang ô cần chọn.
Khi nhập dữ liệu nếu ấn phím Enter thì ô sẽ rộng ra 1 dòng.
8.4. Hiệu chỉnh bảng:
Thêm dòng:
Đặt con trỏ tại vị trí hàng cần thêm, chọn menu Table/ Insert :
- Rows Above: Thêm dòng phía trên vị trí đặt con trỏ.
- Rows Below: Thêm dòng phía dưới vị trí đặt con trỏ.
Xoá dòng:
Chọn (Bôi đen) dòng cần xoá, sau đó vào menu Table/ Delete/ Rows.
Thêm cột:
Bôi đen cột cần thêm, vào menu Table/ Insert:
Columns to the Left: Thêm 1 cột vào bên trái.
Columns to the Right: Thêm 1 cột vào bên phải.
Xoá cột:
Bôi đen cột cần xoá, vào menu Table/ Delete/ Columns.
Xoá dữ liệu trong bảng: Bôi đen dữ liệu cần xoá/ ấn Delete.
8.5. Nhập và tách ô trong bảng:
Để nhập các ô trong bảng:
Bôi đen các ô cần nhập (gộp).
Vào menu Table/ Merge Cells.
Để tách một ô thành nhiều ô trong bảng:
Chọn ô cần tách.
Vào menu Table/ Split Cells:
+ Number of columns: Nhập số cột.
+ Number of rows: Nhập số hàng.
+ ấn OK.
+ Muốn huỷ lệnh đó ta ấn Cancel.
8.6. Sử dụng thanh công cụ Table and Border:
Là công cụ thuận tiện cho việc nhập, tách, căn chỉnh dòng, cột của bảng.
Để lấy thanh công cụ Tables and Borders:
Kích phải chuột vào khoảng trống trên thanh ToolBar, chọn Tables and Borders.
Nháy chuột vào biểu tượng Tables and Borders trên thanh ToolBar.
* Các ứng dụng của thanh Table and Border:
Viền khung:
Màu nền:
Tạo bảng:
Gộp ô:
Tách ô:
Căn chỉnh:
Khoảng cách đều giữa các dòng:
Khoảng cách đều giữa các cột:
8.7. Thay đổi hướng văn bản:
Nháy chuột vào biểu tượng Text Direction trên thanh công cụ.
Vào Format, chọn Text Direction. Chọn hướng văn bản trong vùng Orientation.
Nháy phải chuột, chọn Text Direction.
8.8. Căn chỉnh trong bảng biểu:
Chọn ô cần căn chỉnh:
Cách 1:
Nhắp phải chuột vào vùng căn chỉnh để xuất hiện hộp thoại.
Vào Cell Aligment chọn kiểu căn chỉnh phù hợp.
Cách 2: Nháy chuột vào biểu tượng Cell Aligment trên thanh công cụ (Tables and Borders).
8.9. Thay đổi kiểu đường viền:
Chọn qua hộp thoại:
Chọn các ô, hoặc toàn bảng cần thay đổi.
Vào menu Format/ chọn Border and Shading, chọn thẻ Border.
Chọn kiểu đường viền trong mục Setting.
Chọn kiểu đường kẻ trong mục Style.
Chọn màu đường kẻ trong mục Color.
Chọn độ dày, mỏng trong mục Width.
ấn OK.
Chọn qua biểu tượng:
Kích chuột vào biểu tượng Outside Border trên thanh tác vụ
8.10. Tạo màu cho ô:
Trong hộp thoại Border and Shading, chọn thẻ Shading.
Chọn màu trong mục Fill (Nếu muốn không có màu chọn No Fill).
8.11. Sắp xếp dữ liệu trong bảng:
Chọn vùng dữ liệu cần sắp xếp. Vào menu Table/ Sort.
- Sort by: Chọn cột cần sắp thứ nhất.
- Then by: Điều kiện phụ sắp xếp thứ 2,3.
- Ascending: Sắp xếp tăng dần.
- Descending: Sắp xếp giảm dần.
- ấn OK.

8.12. Chuyển dữ liệu từ bảng sang văn bản:
Chọn bảng muốn chuyển.
Vào menu Table/ Covert table to text.
Chọn một số lựa chọn thích hợp:
Paragraph marks: Dữ liệu bảng chuyển thành một đoạn văn.
Tabs: Dữ liệu bảng được tách bởi các Tabs.
Comas: Dữ liệu trong ô tách bởi dấu phẩy.
Other: Dữ liệu trong ô tách bởi dấu được quy định trong ô.
8.13. Chuyển đổi dữ liệu từ văn bản thành bảng:
Chọn văn bản muốn chuyển đổi.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Trọng Sỹ
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)