Giao an tin 7

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Mai | Ngày 14/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: Giao an tin 7 thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

Toolkit Math là một phần mềm học toán đơn giản nhưng rất hữu ích cho học sinh. Phần mềm được thiết kế như một công cụ hỗ trợ giải bài tập, tính toán và vẽ đồ thị.
Nháy đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình nền để khởi động phần mềm
Nháy nút chuột tại vị trí này để bắt đầu.
Màn hình làm việc của phần mềm có dạng như hình sau:
Cửa sổ làm
việc chính
Cửa sổ vẽ đồ thị
Thanh bảng chọn
Cửa sổ dòng lệnh
a) Thanh bảng chọn: Là nơi thực hiện các lệnh chính của phần mềm. Trên thanh bảng chọn có nhiều bảng chọn, ta có thể thực hiện tren các bảng chọn đó tuỳ vào mục đích sử dụng.
b) Cửa sổ dòng lệnh: Nằm ở phía dưới màn hình. Các lệnh đều được thực hiện ở cửa sổ này, gõ xong một lệnh thì nhấn phím Enter để thực hiện lệnh này. Kết quả được hiện thị trên cửa sổ làm việc chính.
c) Cửa sổ làm việc chính: Là nơi thực hiện thị tất cả các lệnh đã được thực hiện của phần mềm.
d) Cửa sổ vẽ đồ thị hàm số: Là nơi thể hiện kết quả của lệnh vẽ đồ thị hàm số.
Tính toán các biểu thức đơn giản: Tính toán với phép toán phân số:
Em gõ từ cửa sổ dòng lệnh: Siplify 1/5+3/4 (Có nghĩa là tính 1/5+3/4)
Trên cửa sổ làm việc chính sẽ xuất hiện thông báo kết quả như sau:
Simplify 1/5+3/4
answer: 19/20

- Ta cũng có thể thực hiện lệnh tính toán (Simplify) từ thanh bảng chọn như sau:
+ Nháy chuột tại bảng chọn Algebra và chọn lệnh Simplify.
+ Xuất hiện hộp thoại như hình sau:
Tính toán với các biểu thứ khác như: 4.8+3.4+0.7
Như vậy phần mềm có khả năng tính toán chính xác các biểu thức đại số chứa các số nguyên, thập phân hoặc phân số.
Các phép toán được thực hiện bao gồm phép cộng (+), trừ (-), nhân (*), chia (/) và luỹ thừa (^).
Ví dụ: 3/4*12/13, 2^4+(3/4)^2
+ Gõ biểu thức cần tính tại dòng Expression to Simplify.
+ Nháy OK để thực hiện
- b) Vẽ đồ thị đơn giản: Để vẽ một đồ thị đơn giản ta dùng lệnh Plot từ cửa sổ dòng lệnh.
Ví dụ: Muốn vẽ đồ thị hàm số y= 3x+1 ta gõ lệnh sau:
Plot y=3*x+1
Đồ thị của hàm số này sẽ xuất hiện trên cửa sổ vẽ đồ thị của phần mềm.
Thực hiện lệnh Plot ta có thể vẽ được nhiều đồ thị đồng thời trên cửa sổ vẽ đồ thị. thực hiện
Ví dụ: Để tính giá trị của biểu ta chỉ cần gõ tại cửa sổ dòng lệnh như sau:
Simplify (3/2+4/5)/(2/3-1/5)+17/20
a) Biểu thức đại số: Lệnh Simplify không những cho phép tính toán với các phép tính đơn giản, mà còn có thể thực hiện nhiều tính toán phức tạp với các biểu thức đại số khác nhau.

Máy tính sẽ lập tức đưa ra đáp số:
Simplify (3/2+4/5)/(2/3-1/5)+17/20
answer:
b) Tính toán với đa thức : Một chức năng rất hay của phần mềm là thực hiện được các phép toán trên đơn thức và đa thức. Lệnh Expand dùng để thực hiện các phép toán này trên đa thức.
Ví dụ: Để rút gọn một đơn thức:
Expand (2*x^2*y)*(9*x^3*y^2)
Máy tính sẽ hiện ra kết quả:
expand (2*x^2*y)*(9*x^3*y^2)
answer: 18.x . y
Ta cũng có thể thực hiện các phép toán cộng, trừ và nhân đa thức.
Ví dụ: expand (3*x^2+x-1)+(4*x^2-4*x+5)
Hoặc thực hiên nhân đa thức sau: (x+1)*(x-1)
Lệnh Expand cũng có thể thực hiện từ thanh bảng chọn như sau:
- Nháy chuột tại bảng chọn Algebra và chọn Expand
- Xuất hiện hộp thoại như hình sau:
- Gõ biểu thức đại số cần tính tại dòng Expression to Expand, ví dụ gõ (x+1)*(x-1)
- Nháy nút OK để thực hiện.
c) Giải phương trình đại số: Để tìm nghiệm của một đa thức (hay còn gọi là giải phương trình đại số) chúng ta sử dụng lệnh Solve.
Cú pháp của lệnh như sau:
Sovle
Ví dụ: Để tìm nghiệm của đa thức 3x+1 chúng ta thực hiện lậnh sau:
solve 3*x+1=0 x
Kết quả sẽ được hiển thị trên cửa sổ làm việc chính.
d) Định nghĩa đa thức và đồ thị hàm số
Một chức năng rất mạnh của phần mềm là khả năng định nghĩa các đa thức. Chức năng này cho phép ta dùng các kí hiệu quen thuộc (như f, g, h...) để định nghĩa các đa thức. Sau đó chúng ta có thể dùng các tên gọi này vào các công việc tính toán khác mà không cần phải gõ lại đa thức ban đầu.
Để định nghĩa một đa thức chúng ta dùng lệnh Make. Cách định nghĩa như sau:
Make <Đa thức>
Ví dụ: Để định nghĩa đa thức P(x)= 3x-2 chúng ta định nghĩa như sau:
Make p(x) 3*x-2
Sau lệnh trên đa thức 3x-2 sẽ được định nghĩa thông qua tên gọi p(x).
Khi một đa thức đã được định thì ta có thể thực hiện lệnh Graph để vẽ đồ thị của hàm số tương ứng với đa thức đó.
Ví dụ: Với đa thức p(x) đã được định nghĩa ở trên ta vẽ đồ thị như sau:
Graph p (ta chỉ cần gõ chữ cái p)
Dùng lệnh graph ta có thể vẽ nhiều đồ thị khác nhau cùng phát sinh từ một hàm số đã định nghĩa. Ví dụ: Graph (x+1)*p
f(x) = 5/x
g(x)= 2x-5
h(x)= 3x+1
Trên cửa sổ vẽ đồ thị có 3 hàm số:
a) Làm việc trên cửa sổ dòng lệnh
Cửa sổ làm việc của dòng lệnh chỉ có một dòng là nơi gõ và thực hiện các lệnh.
b) Lệnh xoá thông tin trên cửa sổ vẽ đồ thị
Để xoá toàn bộ thông tin trên cửa sổ vẽ đồ thị ta sử dụng lệnh Clear.
Ta thực hiện lệnh Clear trên cửa sổ dòng lệnh.
c) Các lệnh đặt nét và vẽ màu sắc trên cửa sổ vẽ đồ thị
Để đặt nét vẽ đồ thị chúng ta dùng lệnh Penwidth.
Ví dụ: Để đặt nét vẽ có độ dày là 3 ta thực hiện lệnh: Penwidth 3
Lệnh Pencolor dùng để đặt màu thể hiện đồ thị.
Ví dụ: Để dặt màu đỏ ta dùng lệnh: Pencolor red

Các màu sắc quy định dùng các từ tiếng Anh như sau:
Tính các giá trị của biểu thức sau:

0.24* (-15)/4;
b) Vẽ đồ thị của hàm số sau:
Y= 4x+1; y=3/x; y=3-5x; y=3x
c) Tính tổng hai đa thức P(x) + Q(x), biết
P(x)= x^2 - 2xy^2 + 5xy + 3;
Q(x)= 3xy^2 + 5x^2y – 7xy + 2.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Mai
Dung lượng: 135,05KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)