Giao an dien tu dia li 9
Chia sẻ bởi Tô Bá Thành |
Ngày 28/04/2019 |
63
Chia sẻ tài liệu: giao an dien tu dia li 9 thuộc Địa lí 9
Nội dung tài liệu:
VÀI NÉT VỀ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH DAK LAK
Đăk Lăk hay Đắc Lắc (theo tiếng Ê Đê: Đăk = nước; Lăk = hồ) là một tỉnh nằm ở trung tâm Tây Nguyên, phía bắc giáp Gia Lai, phía nam giáp Lâm Đồng, phía tây nam giáp Đăk Nông, phía đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà, phía tây giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 193 km.
Tỉnh lỵ của Đăk Lăk là thành phố Buôn Ma Thuột, cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 320 km.
Địa hình, thổ nhưỡng
Đăk Lăk có diện tích tự nhiên 13.085 km², chiếm 3.9 % diện tích tự nhiên cả nước Việt Nam.
Tổng diện tích: 1.308.500 ha
Đất ở: 12.200 ha
Đất nông nghiệp: 422.700 ha
Đất lâm nghiệp: 984,100 ha (Kể cả tỉnh Đắk Nông)
Đất chuyên dùng: 47.400 ha
Đất chưa sử dụng: ? ha
Phần lớn địa bàn Đăk Lăk thuộc sườn phía tây nam dãy Trường Sơn nên địa hình núi cao chiếm 35% diện tích tự nhiên, tập trung ở phía Nam và đông nam tỉnh với độ cao trung bình 1000-1200 m, trong đó có đỉnh Chu Yang Sin 2442 m, Chu H’Mu 2051 m, Chư Dê 1793 m, Chư Yang Pel 1600 m.
Địa hình cao nguyên bằng phẳng nằm ở giữa tỉnh, chiếm 53% diện tích tự nhiên với độ cao trung bình 450 m. Phần diện tích tự nhiên còn lại là vùng thấp, bao gồm những bình nguyên ở phía bắc tỉnh và ở phía nam thành phố Buôn Ma Thuột.
Trên địa bàn Đăk Lăk có một số sông chính như sông Krông H’Năng, sông Đồng Nai, nhưng lớn nhất là sông Serepôk dài 322 km với hai nhánh là Krông Ana và Krông Nô.
Hồ ở Đăk Lăk như Buôn Triết, Ea Kao và hồ Lăk vắt qua sườn đồi hoặc ôm chân núi.
Các đơn vị hành chính
Hiện Đăk Lăk có 13 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố và 12 huyện
(với 207 xã, phường và thị trấn):
Thành phố Buôn Ma Thuột
Huyện Krông Buk (có từ năm 1976, trước kia là quận Buôn Hồ)
Huyện Krông Pak (có từ năm 1976, trước kia là quận Phước An)
Huyện Lăk (có từ năm 1976, trước kia là quận Lạc Thiện)
Huyện Ea Súp (thành lập ngày 30 tháng 8 năm 1977, tách từ huyện Krông Buk)
Huyện M`Drăk (thành lập ngày 30 tháng 8 năm 1977, tách từ huyện Krông Pak)
Huyện Krông Ana (thành lập ngày 19 tháng 9 năm 1981, tách từ huyện Krông Pak và thị xã Buôn Ma Thuột)
Huyện Krông Bông (thành lập ngày 19 tháng 9 năm 1981, tách từ huyện Krông Pak)
Huyện Ea H`leo (thành lập ngày 3 tháng 4 năm 1980, tách từ huyện Krông Buk)
Huyện Cư M`gar (thành lập ngày 23 tháng 1 năm 1984, tách từ huyện Ea Súp)
Huyện Krông Năng
Huyện Buôn Đôn (thành lập ngày 7 tháng 10 năm 1995, tách từ huyện Ea Súp)
Huyện Ea Kar (thành lập ngày 13 tháng 9 năm 1986, tách từ huyện Krông Pak và huyện M`Drăk)
Dân cư
Tổng dân số cuối năm 2004 ước có 1.687.700 người, trong đó:
nam: 864.100 người
nữ: 823.600 người
Đăk Lăk có 44 dân tộc, trong đó người Ê Đê và người M`Nông là những dân tộc bản địa chính.
Dân số Đăk Lăk qua các thời kỳ:
Năm 1979: 523.700 người (khi đó diện tích tỉnh là 19.208 km²)
Năm 1981 (số liệu tính đến ngày 1 tháng 10): 498.000 người (diện tích 19.800 km²)
Năm 1990: 973.851 người (diện tích 19.800 km²)
Năm 1997: 1.301.600 người (diện tích 19.800 km²)
Năm 1999: 1.776.000 người (diện tích 19.534 km²)
Năm 2004
(số liệu của Bộ Nội vụ, tính đến ngày 18 tháng 8): 1.666.854 người (diện tích 13.062 km²)
(số liệu của Tổng cục Thống kê): 1.687.700 người (diện tích 13.085 km²)
Thiên nhiên
Tỉnh cũng có tiềm năng lớn về rừng, trong đó có khu vườn quốc gia Yok Dôn rộng trên 58.000 ha, là khu vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam.
Ngoài ra, Đăk Lăk còn có 3 khu bảo tồn thiên nhiên: Chư Yang Sinh, YookDon và Nam Ka, mỗi khu có diện tích 20 nghìn ha.
Đăk Lăk không chỉ có núi non trùng điệp với những thảm rừng đa sinh thái, gồm 3 nghìn loài cây, 93 loài thú, 197 loài chim, mà còn là cao nguyên đất đỏ, lắm nước, nhiều hồ.
Lịch sử
Tỉnh Đăk Lăk (còn ghi theo tiếng Pháp là Darlac) được thành lập theo nghị định ngày 22 tháng 11 năm 1904 của Toàn quyền Đông Dương và tách khỏi Lào, đặt dưới quyền cai trị của Khâm sứ Trung Kỳ. Trước đó, vào cuối thế kỷ 19, Darlac thuộc địa phận đại lý hành chính Kontum và bị thực dân Pháp nhập vào Lào.
Đến ngày 9 tháng 2 năm 1913 thì tỉnh này trở thành một đại lý hành chính trực thuộc tỉnh Kon Tum được thành lập cùng ngày. Mãi đến ngày 2 tháng 7 năm 1923 tỉnh Đăk Lăk mới được thành lập lại. Lúc mới thành lập, Đăk Lăk chưa chia huyện, tổng mà chỉ có đơn vị làng (còn gọi là buôn): người Ê Đê có 151 làng, người Bih có 24 làng, người Gia Rai có 11 làng, người Krung có 28 làng, người M`dhur có 120 làng, người M`Nông có 117 làng, người Xiêm có 1 làng. Năm 1931, trong cuộc cải cách hành chính toàn Đông Dương, tỉnh Đăk Lăk được chia làm 5 quận: Ban Mê Thuột, Buôn Hồ, Đăk Song, Lăk và M`Đrăk, dưới có 440 làng.
Ngày 15 tháng 4 năm 1950 Bảo Đại ban hành Dụ số 6 đặt Cao nguyên Trung phần, trong đó có Đăk Lăk, làm Hoàng triều cương thổ, có quy chế cai trị riêng.
Nghị định số 356-BNV/HC/NĐ của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa ngày 2 tháng 7 năm 1958 ấn định tỉnh Đăk Lăk có 5 quận, 21 tổng và 77 xã:
Quận Ban Mê Thuột có 4 tổng: Ea Tam (10 xã), Cư Keh (4 xã), Cư Ewi (6 xã), Đrai Sap (5 xã).
Quận Lạc Thiện (đổi tên từ quận Lăk) có 7 tổng: Đak Lieng (3 xã), Yang Lak (3 xã), Krong Ana (4 xã), Krong Bong (4 xã), Đak Phoi (2 xã), Đak Rohhyo (2 xã), Nam Ka (2 xã).
Quận M`Đrak có 4 tổng: Krong Jing (2 xã), Krong Hing (3 xã), Ea Bar (3 xã), Krong Pa (4 xã).
Quận Đak Song có 2 tổng: Đak Mil (2 xã), Đak Thoc (3 xã).
Quận Buôn Hồ có 4 tổng: Cư Đlieya (4 xã), Cư Kuk (3 xã), Cư Kti (5 xã), Cư Đrê (4 xã).
Tên gọi tỉnh Đăk Lăk cũng được ghi là Darlac.
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tách gần như toàn bộ quận Đak Song của tỉnh Đăk Lăk lập ra tỉnh Quảng Đức vào ngày 23 tháng 1 năm 1959. Như vậy tỉnh Đăk Lăk còn lại 4 quận. Sau đó quận M`Đrak lại bị xé lẻ, một phần nhập vào tỉnh Khánh Hòa.
Ngày 20 tháng 12 năm 1963, lập thêm một quận mới tên là Phước An, quận lỵ đặt tại Phước Trạch, đến ngày 1 tháng 9 năm 1965 chuyển về Thuận Hiếu. Sau này lại bỏ cấp tổng, nên chỉ còn cấp quận (4 quận) và xã.
Tỉnh Đăk Lăk của nước Việt Nam thống nhất từ năm 1976 hình thành từ hai tỉnh Darlac và Quảng Đức, có diện tích lớn nhất Việt Nam (19.800 km²), gồm thị xã Buôn Ma Thuột và 5 huyện: Krông Buk, Krông Pach (tức Krông Pak), Đăk Mil, Đăk Nông và Lăk. Số huyện tăng dần cho đến 18 huyện. Từ 1 tháng 1 năm 2004, Đăk Lăk lại được chia thành hai tỉnh: Đăk Lăk và Đăk Nông, nên số huyện giảm xuống còn 12.
Đăk Lăk là một trong số các địa danh gây nhiều tranh cãi nhất về cách viết, tùy theo góc độ nhìn nhận của nhà ngôn ngữ học, dân tộc học hay xã hội học.
Sau đây là một số biến thể của tên tỉnh: Đắc Lắc (hay dùng nhất), Đắk Lắk, Đắk Lắc, Đắc Lắk, Dăklăk, Dak Lak...
Văn hóa
Môi trường này đã tạo nên trường ca Đam San nghìn câu truyền miệng từ bao đời nay, làm ra con chữ riêng cho người Ê Đê, người M`Nông; làm nên đàn đá, đàn t`rưng, đàn klôngpút độc đáo và làm nên biệt tài săn bắt, thuần dưỡng voi rừng của người Buôn Đôn đứng đầu Đông Nam Á. Vua voi Y Thu Knul trong 110 năm đời mình đã săn bắt và thuần dưỡng được 180 con voi rừng, trong đó có bạch tượng tặng vua Xiêm.
Giao thông
Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) có các chuyến bay thẳng từ Thành phố Hồ Chí Minh tới sân bay Buôn Ma Thuột và từ Hà Nội bay thẳng tới Buôn Ma Thuột.
Mạng lưới đường bộ rất phát triển nối Buôn Ma Thuột với Nha Trang ở phía đông (156km), Pleiku ở phía bắc (195km), Kontum (224km)nối với Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh (350km) hay Đà Lạt ở phía nam (193km)vì Đăk Lăk được coi như trung tâm của Tây Nguyên.
Đăk Lăk có 14 tỉnh lộ với tổng chiều dài 460 km, gần 70 % trong số đó đến cuối tháng 2 năm 2006 đã được rải nhựa.
Kinh tế
Phát triển kinh tế chủ đạo của Đăk Lăk dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản (chiếm khoảng 60% GDP). Bên cạnh đó tỉnh có tiềm năng về du lịch sinh thái.
Đăk Lăk là tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất Việt Nam với trên 160,000 ha. Sản lượng hàng năm trên dưới 300.000 tấn cà phê nhân, chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượng của cả nước.
Ngoài ra, tỉnh cũng là nơi trồng bông (bông vải), cây (Cacao), cây (Cao su), cây (Điều) lớn của Việt Nam. Đắk Lắk cũng là nơi phát triển các loại cây ăn trái khác, đặc biệt như cây Bơ, Sầu Riêng, Mẵng Cầu,...
TỈNH DAK LAK
Đăk Lăk hay Đắc Lắc (theo tiếng Ê Đê: Đăk = nước; Lăk = hồ) là một tỉnh nằm ở trung tâm Tây Nguyên, phía bắc giáp Gia Lai, phía nam giáp Lâm Đồng, phía tây nam giáp Đăk Nông, phía đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà, phía tây giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 193 km.
Tỉnh lỵ của Đăk Lăk là thành phố Buôn Ma Thuột, cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 320 km.
Địa hình, thổ nhưỡng
Đăk Lăk có diện tích tự nhiên 13.085 km², chiếm 3.9 % diện tích tự nhiên cả nước Việt Nam.
Tổng diện tích: 1.308.500 ha
Đất ở: 12.200 ha
Đất nông nghiệp: 422.700 ha
Đất lâm nghiệp: 984,100 ha (Kể cả tỉnh Đắk Nông)
Đất chuyên dùng: 47.400 ha
Đất chưa sử dụng: ? ha
Phần lớn địa bàn Đăk Lăk thuộc sườn phía tây nam dãy Trường Sơn nên địa hình núi cao chiếm 35% diện tích tự nhiên, tập trung ở phía Nam và đông nam tỉnh với độ cao trung bình 1000-1200 m, trong đó có đỉnh Chu Yang Sin 2442 m, Chu H’Mu 2051 m, Chư Dê 1793 m, Chư Yang Pel 1600 m.
Địa hình cao nguyên bằng phẳng nằm ở giữa tỉnh, chiếm 53% diện tích tự nhiên với độ cao trung bình 450 m. Phần diện tích tự nhiên còn lại là vùng thấp, bao gồm những bình nguyên ở phía bắc tỉnh và ở phía nam thành phố Buôn Ma Thuột.
Trên địa bàn Đăk Lăk có một số sông chính như sông Krông H’Năng, sông Đồng Nai, nhưng lớn nhất là sông Serepôk dài 322 km với hai nhánh là Krông Ana và Krông Nô.
Hồ ở Đăk Lăk như Buôn Triết, Ea Kao và hồ Lăk vắt qua sườn đồi hoặc ôm chân núi.
Các đơn vị hành chính
Hiện Đăk Lăk có 13 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố và 12 huyện
(với 207 xã, phường và thị trấn):
Thành phố Buôn Ma Thuột
Huyện Krông Buk (có từ năm 1976, trước kia là quận Buôn Hồ)
Huyện Krông Pak (có từ năm 1976, trước kia là quận Phước An)
Huyện Lăk (có từ năm 1976, trước kia là quận Lạc Thiện)
Huyện Ea Súp (thành lập ngày 30 tháng 8 năm 1977, tách từ huyện Krông Buk)
Huyện M`Drăk (thành lập ngày 30 tháng 8 năm 1977, tách từ huyện Krông Pak)
Huyện Krông Ana (thành lập ngày 19 tháng 9 năm 1981, tách từ huyện Krông Pak và thị xã Buôn Ma Thuột)
Huyện Krông Bông (thành lập ngày 19 tháng 9 năm 1981, tách từ huyện Krông Pak)
Huyện Ea H`leo (thành lập ngày 3 tháng 4 năm 1980, tách từ huyện Krông Buk)
Huyện Cư M`gar (thành lập ngày 23 tháng 1 năm 1984, tách từ huyện Ea Súp)
Huyện Krông Năng
Huyện Buôn Đôn (thành lập ngày 7 tháng 10 năm 1995, tách từ huyện Ea Súp)
Huyện Ea Kar (thành lập ngày 13 tháng 9 năm 1986, tách từ huyện Krông Pak và huyện M`Drăk)
Dân cư
Tổng dân số cuối năm 2004 ước có 1.687.700 người, trong đó:
nam: 864.100 người
nữ: 823.600 người
Đăk Lăk có 44 dân tộc, trong đó người Ê Đê và người M`Nông là những dân tộc bản địa chính.
Dân số Đăk Lăk qua các thời kỳ:
Năm 1979: 523.700 người (khi đó diện tích tỉnh là 19.208 km²)
Năm 1981 (số liệu tính đến ngày 1 tháng 10): 498.000 người (diện tích 19.800 km²)
Năm 1990: 973.851 người (diện tích 19.800 km²)
Năm 1997: 1.301.600 người (diện tích 19.800 km²)
Năm 1999: 1.776.000 người (diện tích 19.534 km²)
Năm 2004
(số liệu của Bộ Nội vụ, tính đến ngày 18 tháng 8): 1.666.854 người (diện tích 13.062 km²)
(số liệu của Tổng cục Thống kê): 1.687.700 người (diện tích 13.085 km²)
Thiên nhiên
Tỉnh cũng có tiềm năng lớn về rừng, trong đó có khu vườn quốc gia Yok Dôn rộng trên 58.000 ha, là khu vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam.
Ngoài ra, Đăk Lăk còn có 3 khu bảo tồn thiên nhiên: Chư Yang Sinh, YookDon và Nam Ka, mỗi khu có diện tích 20 nghìn ha.
Đăk Lăk không chỉ có núi non trùng điệp với những thảm rừng đa sinh thái, gồm 3 nghìn loài cây, 93 loài thú, 197 loài chim, mà còn là cao nguyên đất đỏ, lắm nước, nhiều hồ.
Lịch sử
Tỉnh Đăk Lăk (còn ghi theo tiếng Pháp là Darlac) được thành lập theo nghị định ngày 22 tháng 11 năm 1904 của Toàn quyền Đông Dương và tách khỏi Lào, đặt dưới quyền cai trị của Khâm sứ Trung Kỳ. Trước đó, vào cuối thế kỷ 19, Darlac thuộc địa phận đại lý hành chính Kontum và bị thực dân Pháp nhập vào Lào.
Đến ngày 9 tháng 2 năm 1913 thì tỉnh này trở thành một đại lý hành chính trực thuộc tỉnh Kon Tum được thành lập cùng ngày. Mãi đến ngày 2 tháng 7 năm 1923 tỉnh Đăk Lăk mới được thành lập lại. Lúc mới thành lập, Đăk Lăk chưa chia huyện, tổng mà chỉ có đơn vị làng (còn gọi là buôn): người Ê Đê có 151 làng, người Bih có 24 làng, người Gia Rai có 11 làng, người Krung có 28 làng, người M`dhur có 120 làng, người M`Nông có 117 làng, người Xiêm có 1 làng. Năm 1931, trong cuộc cải cách hành chính toàn Đông Dương, tỉnh Đăk Lăk được chia làm 5 quận: Ban Mê Thuột, Buôn Hồ, Đăk Song, Lăk và M`Đrăk, dưới có 440 làng.
Ngày 15 tháng 4 năm 1950 Bảo Đại ban hành Dụ số 6 đặt Cao nguyên Trung phần, trong đó có Đăk Lăk, làm Hoàng triều cương thổ, có quy chế cai trị riêng.
Nghị định số 356-BNV/HC/NĐ của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa ngày 2 tháng 7 năm 1958 ấn định tỉnh Đăk Lăk có 5 quận, 21 tổng và 77 xã:
Quận Ban Mê Thuột có 4 tổng: Ea Tam (10 xã), Cư Keh (4 xã), Cư Ewi (6 xã), Đrai Sap (5 xã).
Quận Lạc Thiện (đổi tên từ quận Lăk) có 7 tổng: Đak Lieng (3 xã), Yang Lak (3 xã), Krong Ana (4 xã), Krong Bong (4 xã), Đak Phoi (2 xã), Đak Rohhyo (2 xã), Nam Ka (2 xã).
Quận M`Đrak có 4 tổng: Krong Jing (2 xã), Krong Hing (3 xã), Ea Bar (3 xã), Krong Pa (4 xã).
Quận Đak Song có 2 tổng: Đak Mil (2 xã), Đak Thoc (3 xã).
Quận Buôn Hồ có 4 tổng: Cư Đlieya (4 xã), Cư Kuk (3 xã), Cư Kti (5 xã), Cư Đrê (4 xã).
Tên gọi tỉnh Đăk Lăk cũng được ghi là Darlac.
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tách gần như toàn bộ quận Đak Song của tỉnh Đăk Lăk lập ra tỉnh Quảng Đức vào ngày 23 tháng 1 năm 1959. Như vậy tỉnh Đăk Lăk còn lại 4 quận. Sau đó quận M`Đrak lại bị xé lẻ, một phần nhập vào tỉnh Khánh Hòa.
Ngày 20 tháng 12 năm 1963, lập thêm một quận mới tên là Phước An, quận lỵ đặt tại Phước Trạch, đến ngày 1 tháng 9 năm 1965 chuyển về Thuận Hiếu. Sau này lại bỏ cấp tổng, nên chỉ còn cấp quận (4 quận) và xã.
Tỉnh Đăk Lăk của nước Việt Nam thống nhất từ năm 1976 hình thành từ hai tỉnh Darlac và Quảng Đức, có diện tích lớn nhất Việt Nam (19.800 km²), gồm thị xã Buôn Ma Thuột và 5 huyện: Krông Buk, Krông Pach (tức Krông Pak), Đăk Mil, Đăk Nông và Lăk. Số huyện tăng dần cho đến 18 huyện. Từ 1 tháng 1 năm 2004, Đăk Lăk lại được chia thành hai tỉnh: Đăk Lăk và Đăk Nông, nên số huyện giảm xuống còn 12.
Đăk Lăk là một trong số các địa danh gây nhiều tranh cãi nhất về cách viết, tùy theo góc độ nhìn nhận của nhà ngôn ngữ học, dân tộc học hay xã hội học.
Sau đây là một số biến thể của tên tỉnh: Đắc Lắc (hay dùng nhất), Đắk Lắk, Đắk Lắc, Đắc Lắk, Dăklăk, Dak Lak...
Văn hóa
Môi trường này đã tạo nên trường ca Đam San nghìn câu truyền miệng từ bao đời nay, làm ra con chữ riêng cho người Ê Đê, người M`Nông; làm nên đàn đá, đàn t`rưng, đàn klôngpút độc đáo và làm nên biệt tài săn bắt, thuần dưỡng voi rừng của người Buôn Đôn đứng đầu Đông Nam Á. Vua voi Y Thu Knul trong 110 năm đời mình đã săn bắt và thuần dưỡng được 180 con voi rừng, trong đó có bạch tượng tặng vua Xiêm.
Giao thông
Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) có các chuyến bay thẳng từ Thành phố Hồ Chí Minh tới sân bay Buôn Ma Thuột và từ Hà Nội bay thẳng tới Buôn Ma Thuột.
Mạng lưới đường bộ rất phát triển nối Buôn Ma Thuột với Nha Trang ở phía đông (156km), Pleiku ở phía bắc (195km), Kontum (224km)nối với Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh (350km) hay Đà Lạt ở phía nam (193km)vì Đăk Lăk được coi như trung tâm của Tây Nguyên.
Đăk Lăk có 14 tỉnh lộ với tổng chiều dài 460 km, gần 70 % trong số đó đến cuối tháng 2 năm 2006 đã được rải nhựa.
Kinh tế
Phát triển kinh tế chủ đạo của Đăk Lăk dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản (chiếm khoảng 60% GDP). Bên cạnh đó tỉnh có tiềm năng về du lịch sinh thái.
Đăk Lăk là tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất Việt Nam với trên 160,000 ha. Sản lượng hàng năm trên dưới 300.000 tấn cà phê nhân, chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượng của cả nước.
Ngoài ra, tỉnh cũng là nơi trồng bông (bông vải), cây (Cacao), cây (Cao su), cây (Điều) lớn của Việt Nam. Đắk Lắk cũng là nơi phát triển các loại cây ăn trái khác, đặc biệt như cây Bơ, Sầu Riêng, Mẵng Cầu,...
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Tô Bá Thành
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)