Giáo án địa lí lớp 9

Chia sẻ bởi Lê Công Hợp | Ngày 16/10/2018 | 151

Chia sẻ tài liệu: Giáo án địa lí lớp 9 thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

địa lí dân cư.
Tuần 1: Ngày soạn: 5/9/ 2007.
Tiết 1: Bài 1.
cộng đồng các dân tộc ViệtNam.

Mục tiêu bài học:
Sau bài học học sinh cần:
- Biết được nước ta có 54 dân tộc, dân tộc kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc ở nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.
- Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc.
- Có tinh thần tôn trọng đoàn kết các dân tộc.
Thiết bị cần thiết:
- Bản đồ dân cư Việt Nam.
- Bộ ảnh về đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
- Tranh ảnh một số dân tộc Việt Nam.
Hoạt động trên lớp:
A. ổn định lớp:
- Kiểm tra sĩ số.
- Giới thiệu chương trình địa lí lớp 9.
Cả năm 52 tiết. Kì I : 35 tiết. Kì II. 17 tiết.
B. Nội dung bài mới:
Giới thiệu bài: Việt Nam là quốc gia nhiều dân tộc. Với truyền thống yêu nước đoàn kết, các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Hoạt động của thầy-trò.
Nội dung chính.

+ Hoạt động của giáo viên:
- Giáo viên cho học sinh kể một số dân tộc ở nước ta?
- Chia lớp thành 12 nhóm:
+ Hoạt động của trò:
- Nhóm 1- 6: Trình bày một số nét khái quát về dân tộc kinh.
- Nhóm 7- 12: Trình bày một số nét khái quát về các dân tộc ít người.
+ Hoạt động của giáo viên:
- Cho các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét bổ sung cho nhau.
- Giáo viên chuẩn xác kiến thức.
+Hoạt động của trò(cá nhân)
1. Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất? Chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
2. Lấy một vài ví dụ thực tế chứng minh các dân tộc ở nước ta ở nước ta bình đẳng và đoàn kết với nhau?
3. Dựa vào vốn hiểu biết hãy cho biết dân tộc Việt phân bố chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu?
4. Cho biết dân tộc ít người nào cư trú ở đồng bằng?
5. Nêu những nét khác nhau giữa dân tộc Việt và dân tộc ít người?

I. Các dân tộc ở Việt Nam:
+ Cả nước có 54 dân tộc.
- Dân tộc Việt.
- Các dân tộc ít người.
- Các dân tộc khác nhau về quần cư, hoạt động kinh tế chủ yếu.




















II. Phân bố các dân tộc:
1. Dân tộc Việt:
Phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải.
2. Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.



C. Củng cố:
1. Ngày nay phân bố các dân tộc có những thay đổi như thế nào? Cho ví dụ?
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập số 3 trang 6.
D. Bài tập về nhà:
1. Sưu tầm tranh ảnh về các dân tộc.
2. Làm bài tập trong tập bản đồ và vở bài tập địa lí.
 Tuần 1: Ngày soạn: 5/9/2007.

Tiết2: Bài 2:
dân số và gia tăng dân số.
Mục tiêu bài học:
Sau bài học, học sinh cần:
- Nhớ số dân của nước ta trong một thời điểm gần nhất.
- Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả.
- Biết đặc điểm cơ cấu dân số (theo độ tuổi, theo giới) và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta. Nguyên nhân của sự thay đổi đó.
- Có kĩ năng phân tích bảng thống kê một số biểu đồ dân số.
- ý thức được sự cần thiết phải có qui mô gia đình hợp lí.
Các thiết bị dạy học:
- Tranh ảnh về một số hậu quả của gia tăng dân số tới môi trường, chất lượng cuộc sống.
Hoạt động trên lớp:
A. Kiểm tra bài cũ:
Nước ta có bao nhiêu dân tộc, những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? Cho ví dụ.
B. Bài mới:
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung chính

+ Hoạt động của trò:
Dựa vào sách giáo khoa và thực tế cho biết:
1. Dân số nước ta năm 2002?
Tới nay dân số nước ta khoảng bao nhiêu?
2. Nước ta đứng hàng thứ bao nhiêu về diện tích và dân số trên thế giới? Điều đó nói lên đặc điểm gì về dân số của nước ta?
+ Hoạt động của giáo viên:
- Chuẩn xác lại kiến thức.
- Chia lớp thành 12 nhóm.
- Giao việc cho các nhóm.
+ Hoạt động của học sinh:
Các nhóm thảo luận câu hỏi theo phiếu.
1.Dựa vào 2.1nhận xét tình hình tăng dân số của nước ta?
2. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng?
3. Dân số đông và tăng nhanh gây hậu quả gì?
4. Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta?
5. Nêu những biện pháp nhằm giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số?
6. Dựa vào 2.1 cho biết vùng nào có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất, thấp nhất các vùng nào có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn trung bình của cả nước? Rút ra kết luận gì?
+ Hoạt động của giáo viên:
- Cho các nhóm báo cáo kết quả và bổ sung cho nhau.
- Giáo viên chuẩn xác kiến thức.
+Hoạt động của trò(cá nhân)
1. Dựa vào bảng số liệu 2.2 và hiểu biết thực tế cho biết cơ cấu dân số nước ta thuộc loại nào? Cơ cấu dân số này có thuận lợi và khó khăn gì?
2. Nêu nhận xét về sự thay đổi cơ cấu dân số theo giới và nguyên nhân của nó?

I. Số dân:
- Năm 2002: 79,7 triệu.
- Năm 2003: 80,9 triệu.
Diện tích nước ta đứng thứ 60
Dân số nước ta đứng thứ 14.










II. Gia tăng dân số:
- Dân số nước ta tăng nhanh từ những năm 50 của thế kĩ 20.
- Tốc độ tăng dân số có xu hướng giảm.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn có sự khác nhau giữa các vùng.



















III. Cơ cấu dân số:
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi tỉ lệ trẻ em giảm.
- Tỉ lệ người trong và trên độ tuổi lao động tăng lên.
- Tỉ lệ giới tính thấp và đang có xu hướng thay đổi.
- Tỉ lệ giới tính khác nhau giữa các địa phương.

C. Củng cố:
Trình bày tình hình gia tăng dân số của nước ta?
Kết cấu dân số theo độ tuổi của nước ta thay đổi như thế nào? Tại sao?
Kết cấu dân số có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế xã hội?
D. Bài tập về nhà: Bài số 3 trang 10, bài tập bản đồ.
Tuần 2: Ngày soạn: 10/9/2007.
Tiết 3: Bài 3:
Phân bố dân cư
và các loại hình quần cư.
Mục tiêu bài học:
- Hiểu và trình bày được đặc điểm mật độ dân số và phân bố dân cư của nước ta.
- Biết đặc điểm của các loại hình quần cư nông thôn, quần cư thành thị và đô thị hóa ở nước ta.
- Biết phân tích lược đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam, phân tích một số bảng số liệu về dân cư.
- ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp, bảo vệ môi trường nơi đang sống. Chấp hành các chính sách của nhà nước về phân bố dân cư.
Các phương tiện cần thiết:
- Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam.
- Tranh ảnh về nhà ở, một số hình thức quần cư của Việt nam.
- Bảng thống kê mật độ dân số và một số đô thị ở việt Nam.
Hoạt động trên lớp:
A. Kiểm tra bài cũ:
1. Phân tích ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và thay đổi cơ cấu dân số nước ta.
2. Làm bài tập 3 trang 10 sách giáo khoa.
B. Bài mới:
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung chính

+ Hoạt động của học sinh:
Tìm hiểu mục1 và lược đồ phân bố dân cư và đô thị ở Việt Nam năm 1999 cho biết:
1. Nhận xét mật độ dân số trung bình của nước ta năm 2003 so với năm 1989?
2. Dân cư tập trung đông đúc ở vùng nào, thưa ở vùng nào? Tại sao?
+ Hoạt động của giáo viên:
- Cho học sinh thảo luận theo cặp nhóm câu hỏi 2 và rút ra nhận xét.
- Giáo viên chuẩn xác kiến thức.
- Giáo viên chia lớp thành 12 nhóm, giao phần việc cho các nhóm.
+ Hoạt động của trò:
Dựa vào mục 2, tranh ảnh về quần cư và kiến thức thực tế cho biết:
1. Đặc điểm chung của quần cư nông thôn? Những thay đổi của quần cư nông thôn?
2. Sự khác nhau của quần cư nông thôn giữa các vùng? Tại sao lại có sự khác nhau đó?
3. Đặc điểm của quần cư thành thị?
4. Sự khác nhau về hoạt động kinh tế và cách thức bố trí nhà ở giữa thành thị và nông thôn.
+ Hoạt động của giáo viên:
Giúp cho học sinh tìm hiểu về
- Qui mô dân số.
- Tên gọi các điểm quần cư ở các vùng miền, dân tộc khác nhau.
- Hoạt động kinh tế chính.
- Mật độ nhà ở và cách bố trí trong nhà.
- Rút ra nhận xét: Sự thích nghi của con người với thiên nhiên và hoạt động kinh tế của người dân.
+ Hoạt động của trò:
1. Quan sát h3.1 nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị ở nước ta? Giải thích?
2. Nơi em sống thuộc loại hình quần cư nào? Phân tích đặc điểm của nó?
+ Hoạt động của giáo viên:
- Cho học sinh phát biểu, nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Giáo viên chuẩn xác lại kiến thức.
+ Hoạt động của trò:
Dựa vào bảng 3.1 cho biết:
1. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta?
2. Sự thay đổi của tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta như thế nào?
Dựa vào h3.1 cho biết:
1. Các thành phố ở nước ta phân bố như thế nào?
2. Nhận xét qui mô của các thành phố ở nước ta?
+ Hoạt động của giáo viên:
- Cho cá nhân trả lời câu hỏi, nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Giáo viên chuẩn xác lại kiến thức.
- Cho học sinh thảo luận về vấn đề đặt ra khi dân số tập trung quá đông ở các thành phố lớn.
I. Mật độ dân số và phân bố dân cư:
- Nước ta có mật độ dân số cao và ngày càng tăng.
- Dân cư nước ta phân bố không đều.
* Tập trung ở đồng bằng ven biển và các đô thị lớn.
* Miền núi thưa dân.
* Phần lớn sống
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Công Hợp
Dung lượng: 62,42KB| Lượt tài: 5
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)