Giáo án địa 9 :Bài 9 đến 11

Chia sẻ bởi Phạm Thị Hạnh | Ngày 16/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: Giáo án địa 9 :Bài 9 đến 11 thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Tiết 9, 10 Bài 9: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN
I. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức: Qua bài này học sinh cần nắm được:
- Nước ta có nhiều loại rừng, có nhiều tác dụng trong đời sống - sản xuất, sự phát triển và
phân bố của ngành lâm nghiệp, song tài nguyên đang bị cạn kiệt cần được bảo vệ.
- Nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi để phát triển khai
thác và nuôi trồng thủy sản nhưng môi trường vùng ven biển nhiều nơi bị suy thoái, nguồn
lợi thủy sản giảm nhanh cần phải cải tạo.
2.Về kĩ năng: Rèn luyện cho HS các kĩ năng:
- Xác định trên BĐ các loại rừng, các ngư trường trọng điểm của nước ta.
- Kĩ năng xử lí bảng số liệu và nhận xét, kĩ năng vẽ biểu đồ đường.
- Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa phát triển lâm nghiệp, thủy sản với tài nguyên MT.
3. Về thái độ: Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ rừng và nguồn lợi thủy sản.
II. Thiết bị dạy học:
- Bản đồ lâm nghiệp và thủy sản Việt Nam. Biểu đồ sản lượng thủy sản VN năm 1990-2002.
III. Tiến trình bài dạy:
1.Ổn định lớp: Sĩ số……Vắng……Có phép……
2.Kiểm tra bài: Nhận xét và giải thích các vùng trồng lúa ở nước ta?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ.

HĐ1: GV treo bảng độ che phủ rừng % và bình quân rừng ha/ người của nước ta từ 1945-2005:
Năm
1945
1975
1985
1990
2002
2005

Độ che p %
43
28,6
23,6
27,8
35,8
37

Ha/người
0,57
0,31
0,14
0,12
0,14
0,15

(Qua bảng số liệu, em có nhận xét gì về hiện trạng rừng của nước ta?
(Vì sao tài nguyên rừng nước ta lại bị suy giảm?

GV treo bản đồ lên bảng, tổ chức cho HS thảo luận nhóm, thời gian 5 phút:
Nhóm 1: T ừ bảng 9.1, cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta và tác dụng của chúng? Tại sao chúng ta phải vừa khai thác, vừa đi đôi với bảo vệ rừng?
Nhóm 2: Xác định trên BĐ các vùng phân bố rừng chủ yếu? Việc đầu tư trồng rừng đem lại những lợi ích gì?
Nhóm 3: Xác định trên BĐ 4 ngư trường trọng điểm của nước ta? Nêu một số khó khăn do thiên nhiên gây ra đối với nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản?
Nhóm 4: Hãy so sánh số liệu bảng 9.2 để rút ra nhận xét về sự phát triển của ngành thủy sản? Vì sao sản lượng nuôi trồng còn chiếm tỉ lệ nhỏ?

(Xác định trên BĐ một số vườn quốc gia? Tỉnh BR-VT có vườn quốc gia nào?
GVTK:Rừng phòng hộ chiếm DT lớn nhất 46,6%, phân bố ở vùng núi cao, ven biển: chống thiên tai, bảo vệ MT(Lũ lụt, xói mòn, cát bay..). Rừng sản xuất chiếm 40,9%, Phân bố ở vùng núi thấp và TB. Rừng đặc dụng chiếm 12,5%, phân bố rải rác vùng núi, đảo( vườn quốc gia), phát triển ngành du lịch. Bình quân rừng tính /đầu người của VN thấp(0,15 ha/ người).
GV kết luận:








GV: Cơ cấu ngành lâm nghiệp có 3 hoạt động: Khai thác gỗ và lâm sản; chế biến gỗ và lâm sản; trồng rừng và bảo vệ rừng. Hiện nay hoạt động trồng rừng được coi trọng, diện tích rừng đã tăng lên nhưng chất lượng rừng vẫn tiếp tục giảm sút.
GV kết luận:






HĐ2: GV treo biểu đồ sản lượng thủy sản nước ta năm 1990-2002, điều hành các nhóm báo cáo kết quả:


(Nêu một số nguyên nhân làm suy giảm nguồn lợi thủy sản ở nước ta?
GV kết luận:








GVTK: Từ năm 1990-2002, SL thủy sản khai thác và nuôi trồng tăng liên tục, trong đó SLKT tăng 1074,1 nghìn tấn (tăng gấp 2,47 lần). SLN trồng tăng 682,7 nghìn tấn( tăng gấp 5,21 lần).
(Vì sao cần chú trọng PT nghề nuôi trồng thủy sản?
(
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Hạnh
Dung lượng: 158,00KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)