Giao án bồi dưỡng tin 8
Chia sẻ bởi Trần Mậu Vĩnh |
Ngày 14/10/2018 |
53
Chia sẻ tài liệu: giao án bồi dưỡng tin 8 thuộc Tin học 8
Nội dung tài liệu:
15.2. DỮ LIỆU KIỂU TẬP TIN
15.2.1. Khái niệm :
Nhập và xuất dữ liệu là hai công việc rất phổ biến khi thực hiện một chương trình. Cho đến nay, ta mới chỉ nhập dữ liệu từ bàn phím và xuất dữ liệu ra màn hình. Các dữ liệu này được tổ chức trong bộ nhớ của máy, chúng tồn tại khi chương trình đang chạy và bị xóa khi chương trình kết thúc. Muốn lưu trữ các dữ liệu lâu dài để sử dụng nhiều lần thì phải ghi chúng lên đĩa thành các tập tin.
Tập tin (file) trong Pascal là một kiểu dữ liệu có cấu trúc. Mỗi tập tin là một tập hợp các phần tử có cùng chung một kiểu dữ liệu được nhóm lại thành một dãy và được ghi trên đĩa dưới một cái tên chung. Khái niệm tập tin và mảng có những điểm rất gần nhau. Song tập tin khác mảng ở những điểm sau đây:
Mảng được tổ chức trong bộ nhớ còn tập tin chủ yếu được tổ chức trên đĩa.
Số phần tử của mảng được xác định ngay khi khai báo, còn số phần tử của tập tin thì không. Các tập tin được kết thúc bằng một dấu hiệu đặc biệt gọi là EOF (End Of File).
Các phần tử của mảng được truy xuất thông qua chỉ số. Các phần tử của tập tin được truy xuất nhờ một biến trung gian chỉ điểm vào vị trí của chúng trên đĩa, gọi là con trỏ tệp. Tại mỗi thời điểm, con trỏ sẽ chỉ vào một vị trí nào đó trong tập tin, gọi là vị trí hiện thời.
Dưới đây sẽ trình bày hai loại tập tin thường gặp là tập tin có định kiểu và tập tin văn bản.
15.2.2. Tập tin có định kiểu:
Tập tin mà các phần tử của nó có cùng một kiểu dữ liệu gọi là tập tin có định kiểu. Kiểu dữ liệu của các phần tử của tập tin có thể là kiểu đơn giản ( nguyên, thực, ký tự , lô gic, chuỗi ký tự...) hoặc kiểu có cấu trúc (mảng, bản ghi).
Cách khai báo kiểu tập tin như sau:
Type
TênkiểuTtin = File of Kiểuphầntử ;
Ví dụ:
Type
Ksvien = Record
Ten: String[20];
Namsinh : Integer;
DTB : Real;
end;
KieuT1 = File of Integer;
KieuT2 = File of String[20];
KieuT3 = File of Ksvien ;
Theo khai báo trên thì KieuT1 là tập tin có các phần tử kiểu nguyên ( Integer ), KieuT2 là tập tin có các phần tử là các chuỗi ký tự ( String[20] ), còn KieuT3 là tập tin có các phần tử là các bản ghi kiểu Ksvien.
Khi đã có kiểu tập tin, ta có thể khai báo các biến tập tin :
Var
F1 : KieuT1;
F2 : KieuT2;
F3 : KieuT3;
F1, F2, F3 là các biến kiểu tập tin, một loại biến đặc biệt, không dùng để gán gía trị như các biến nguyên, thực hay chuỗi. Mỗi biến này đại diện cho một tập tin mà thông qua các biến đó ta có thể thực hiện các thao tác trên tập tin như : tạo tập tin, mở, đóng, xóa tập tin, ghi dữ liệu vào tập tin và đọc dữ liệu từ tập tin, ...
Ngoài cách khai báo các biến F1, F2, F3 thông qua việc địng nghĩa các kiểu dữ liệu mới như trên, Pascal còn cho phép khai báo trực tiếp các biến tập tin như sau:
Var
TênbiếnTtin : File of Kiểuphầntử ;
Ví dụ: có thể khai báo ba biến F1, F2, F3 nói trên theo cách sau :
Type
Ksvien = Record
Ten: String[20];
Namsinh : Integer;
DTB : Real;
end;
Var
F1 : File of Integer;
F2 : File of String[20];
F3 : File of Ksvien ;
15.2.2.1. Các thủ tục chuẩn:
1) Thủ tục ASSIGN( biếntậptin, têntậptin) :
Gán tên tập tin cho biến tập tin. Ở đây tên tập tin là một biểu thức kiểu chuỗi là tên thực sự của tập tin. Ví dụ :
Assign(F1, ‘DLIEU.DAT’);
Assign(F3, ‘QLSV.DAT’);
Sau hai lệnh này, biến F1 đồng nhất với tập tin DLIEU.DAT, mọi thao tác trên biến F1 chính là thao tác trên tập tin DLIEU.DAT. Tương tự, biến F3 đồng nhất với tập tin QLSV.DAT
2) Thủ tục REWRITE( biếntậptin) :
Khởi tạo tập tin mới, nếu tập tin đã có trên đĩa thì nó xóa đi và tạo mới. Ví dụ :
Rewrite(F1
15.2.1. Khái niệm :
Nhập và xuất dữ liệu là hai công việc rất phổ biến khi thực hiện một chương trình. Cho đến nay, ta mới chỉ nhập dữ liệu từ bàn phím và xuất dữ liệu ra màn hình. Các dữ liệu này được tổ chức trong bộ nhớ của máy, chúng tồn tại khi chương trình đang chạy và bị xóa khi chương trình kết thúc. Muốn lưu trữ các dữ liệu lâu dài để sử dụng nhiều lần thì phải ghi chúng lên đĩa thành các tập tin.
Tập tin (file) trong Pascal là một kiểu dữ liệu có cấu trúc. Mỗi tập tin là một tập hợp các phần tử có cùng chung một kiểu dữ liệu được nhóm lại thành một dãy và được ghi trên đĩa dưới một cái tên chung. Khái niệm tập tin và mảng có những điểm rất gần nhau. Song tập tin khác mảng ở những điểm sau đây:
Mảng được tổ chức trong bộ nhớ còn tập tin chủ yếu được tổ chức trên đĩa.
Số phần tử của mảng được xác định ngay khi khai báo, còn số phần tử của tập tin thì không. Các tập tin được kết thúc bằng một dấu hiệu đặc biệt gọi là EOF (End Of File).
Các phần tử của mảng được truy xuất thông qua chỉ số. Các phần tử của tập tin được truy xuất nhờ một biến trung gian chỉ điểm vào vị trí của chúng trên đĩa, gọi là con trỏ tệp. Tại mỗi thời điểm, con trỏ sẽ chỉ vào một vị trí nào đó trong tập tin, gọi là vị trí hiện thời.
Dưới đây sẽ trình bày hai loại tập tin thường gặp là tập tin có định kiểu và tập tin văn bản.
15.2.2. Tập tin có định kiểu:
Tập tin mà các phần tử của nó có cùng một kiểu dữ liệu gọi là tập tin có định kiểu. Kiểu dữ liệu của các phần tử của tập tin có thể là kiểu đơn giản ( nguyên, thực, ký tự , lô gic, chuỗi ký tự...) hoặc kiểu có cấu trúc (mảng, bản ghi).
Cách khai báo kiểu tập tin như sau:
Type
TênkiểuTtin = File of Kiểuphầntử ;
Ví dụ:
Type
Ksvien = Record
Ten: String[20];
Namsinh : Integer;
DTB : Real;
end;
KieuT1 = File of Integer;
KieuT2 = File of String[20];
KieuT3 = File of Ksvien ;
Theo khai báo trên thì KieuT1 là tập tin có các phần tử kiểu nguyên ( Integer ), KieuT2 là tập tin có các phần tử là các chuỗi ký tự ( String[20] ), còn KieuT3 là tập tin có các phần tử là các bản ghi kiểu Ksvien.
Khi đã có kiểu tập tin, ta có thể khai báo các biến tập tin :
Var
F1 : KieuT1;
F2 : KieuT2;
F3 : KieuT3;
F1, F2, F3 là các biến kiểu tập tin, một loại biến đặc biệt, không dùng để gán gía trị như các biến nguyên, thực hay chuỗi. Mỗi biến này đại diện cho một tập tin mà thông qua các biến đó ta có thể thực hiện các thao tác trên tập tin như : tạo tập tin, mở, đóng, xóa tập tin, ghi dữ liệu vào tập tin và đọc dữ liệu từ tập tin, ...
Ngoài cách khai báo các biến F1, F2, F3 thông qua việc địng nghĩa các kiểu dữ liệu mới như trên, Pascal còn cho phép khai báo trực tiếp các biến tập tin như sau:
Var
TênbiếnTtin : File of Kiểuphầntử ;
Ví dụ: có thể khai báo ba biến F1, F2, F3 nói trên theo cách sau :
Type
Ksvien = Record
Ten: String[20];
Namsinh : Integer;
DTB : Real;
end;
Var
F1 : File of Integer;
F2 : File of String[20];
F3 : File of Ksvien ;
15.2.2.1. Các thủ tục chuẩn:
1) Thủ tục ASSIGN( biếntậptin, têntậptin) :
Gán tên tập tin cho biến tập tin. Ở đây tên tập tin là một biểu thức kiểu chuỗi là tên thực sự của tập tin. Ví dụ :
Assign(F1, ‘DLIEU.DAT’);
Assign(F3, ‘QLSV.DAT’);
Sau hai lệnh này, biến F1 đồng nhất với tập tin DLIEU.DAT, mọi thao tác trên biến F1 chính là thao tác trên tập tin DLIEU.DAT. Tương tự, biến F3 đồng nhất với tập tin QLSV.DAT
2) Thủ tục REWRITE( biếntậptin) :
Khởi tạo tập tin mới, nếu tập tin đã có trên đĩa thì nó xóa đi và tạo mới. Ví dụ :
Rewrite(F1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Mậu Vĩnh
Dung lượng: 1,87MB|
Lượt tài: 2
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)