Giao an 9

Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Hiếu | Ngày 16/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: giao an 9 thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Kế hoạch bồi dưỡng HSG
Môn: Địa Lí - Lớp 9
Giáo Viên: Nguyễn Thành Hiếu

Buổi
Ngày dạy
Nội dung
Điều chỉnh bổ sung

1

Kĩ năng sử dụng Atlat Địa Lí


2

Kĩ năng sử dụng Atlat Địa Lí


3

Kĩ năng vẽ, nhận xét biểu đồ


4

Kĩ năng vẽ, nhận xét biểu đồ


5

Địa lí tự nhiên Việt Nam


6

Địa lí tự nhiên Việt Nam


7

Địa lí tự nhiên Việt Nam


8

Địa lí dân cư - xã hội Việt Nam


9

Địa lí dân cư - xã hội Việt Nam


10

Địa lí kinh tế Việt Nam


11

Địa lí kinh tế Việt Nam


12

Địa lí kinh tế Việt Nam


13

Địa lí kinh tế Việt Nam


14

Địa lí các vùng kinh tế Việt Nam


15

Địa lí các vùng kinh tế Việt Nam


16

Địa lí các vùng kinh tế Việt Nam


17

Địa lí các vùng kinh tế Việt Nam


18

Địa lí các vùng kinh tế Việt Nam


19

Ôn tập


20

Ôn tập



Tiêu sơn, ngày 5/9/2011
Người lập kế hoạch




Nguyễn Thành Hiếu



Buổi 1:
N.S:5/9/2011
N.G:

Kĩ năng sử dụng Atlat Địa Lí


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Nhằm khắc phục một nhược điểm phổ biến trong học sinh là không có kỹ năng sử dụng bản đồ địa lý, đồng thời giúp các em có được phương pháp làm việc với bản đồ một cách tích cực nhất trong quá trình học tập.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Bản đồ Tự nhiên, kinh tế chung, Át lát Địa Lí Việt Nam.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Nội dung của Atlat Địa lí Việt Nam:
1. Bố cục của Atlat Địa lí Việt Nam do nhà xuất bản Giáo dục phát hành năm 2006 có thể khái quát như sau:
a. Bản đồ chung bao gồm các bản đồ: Hành chính, hình thể, địa chất khoáng sản, khí hậu, đất, thực vật và động vật, các miền tự nhiên, dân số.
b. Bản đồ dùng cho các ngành kinh tế : NN chung, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, công nghiệp chung, công nghiệp, giao thông, thương mại, du lịch.
c. Bản đồ dùng cho các vùng kinh tế:
* Trong mỗi vùng đều có BĐ tự nhiên, BĐ KT và biểu đồ GDP so với cả nước.
* Trong một trang bản đồ của Atlat thể hiện nhiều yếu tố:
- Yếu tố tự nhiên : Địa hình, đất đai, khoáng sản, sông ngòi, khí hậu, sinh vật…
- Yếu tố kinh tế, xã hội : Dân cư, hành chính, các ngành kinh tế, các vùng kt.
* Trong một trang bản đồ của Atlat còn thể hiện:
- Hình thể của cả nước, một vùng hay hai vùng liền kề nhau.
- Một số biểu đồ như dân số qua các năm, cơ cấu, mật độ dân số, hay biểu đồ biểu hiện giá trị sản xuất các ngành NN, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp…
- Một số hình ảnh quan trọng của sản xuất kinh tế, hoạt động văn hoá…
B. Phương pháp rèn luyện các kĩ năng sử dụng ATLAT Địa lí:
1. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm hiểu các nội dung trong bản đồ của Atlat để rút ra đặc điểm của các yếu tố tự nhiên, xã hội.
Muốn tìm hiểu được nội dung của mỗi bản đồ, biểu đồ thì việc hiểu các ngôn ngữ của nó là việc hết sức quan trọng. Trong Atlat ngôn ngữ được dùng là những quy định thống nhất, chính xác về mầu sắc, ký hiệu, tỷ lệ của bản đồ....
Học sinh khi đọc bất cứ một bản đồ nào phải đọc :
- Tên bản đồ trước để hình dung ra nội dung của bản đồ.
- Đọc phần chú giải để hiểu rõ các kí hiệu được dùng cho bản đồ đó.
- Sau đó sẽ tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bài học được thể hiện trên bản đồ, biểu đồ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thành Hiếu
Dung lượng: 499,00KB| Lượt tài: 6
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)