Giao an 8. tuan 6-8

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Thanh Huyền | Ngày 14/10/2018 | 57

Chia sẻ tài liệu: Giao an 8. tuan 6-8 thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 28/09 Tuần: 6
Ngày dạy: 30/09 Tiết: 11

Bài: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
Nắm được khái niệm chung về dữ liệu và kiểu dữ liệu.
Tìm hiểu các kiểu dữ liệu cơ bản trong NNLT Pascal như kiểu số nguyên, kiểu số thực, kiểu kí tự và kiểu chuỗi.
Hiểu được các phép toán với dữ liệu kiểu số và các phép so sánh trong NNLT Pascal.
Hiểu được cách giao tiếp giữa người và máy tính.
II. Chuẩn bị:
G: Giáo án, máy tính, tài liệu tham khảo.
H: Tìm hiểu trước bài học.
III. Tiến trình dạy và học:
Ổn định: Kiểm tra sĩ số, vở
KTBC:
Câu hỏi: Thuật giải có những tính chất nào?
Trả lời:
Tính dừng.
Tính xác định: nếu áp dụng thuật giải nhiều lần với dữ liệu như nhau phải đạt cùng một kết quả.
Tính đúng đắn: thuật giải phải đạt đúng yêu cầu đặt ra.
Tính phổ dụng.
Tính hiệu quả: để giải một bài tập có nhiều thuật giải thì phải lựa chọn thuật giải tốt nhất.
Bài mới:
Ở những tiết trước chúng ta đã đi tìm hiểu những kiến thức cơ bản khi làm quen vói NNLT Pascal. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi vào tìm hiểu trong NNLT Pascal có những dữ liệu và kiểu dữ liệu nào, cũng như các phép toán với dữ liệu kiểu số và phép so sánh, sự giao tiếp giữa người và máy là như thế nào. Chúng ta đi vào bài học ngày hôm nay, bài: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU.

Họat động của thầy và trò
Nội dung


G: Chúng ta đi vào phần 1.
G: Thông tin trên máy tính rất đa dạng nên dữ liệu cũng rất khác nhau về bản chất. Như vậy để quản lí tốt, người ta chia dữ liệu thành nhiều kiểu khác nhau.
G: Chúng ta sẽ đi tìm hiểu về những kiểu dữ liệu trong NNLT sử dụng.


G: Trong năm học này, chúng ta sẽ xoay sâu vào 4 kiểu dữ liệu đó là kiểu số nguyên, số thực, kí tự và chuỗi kí tự. và mỗi kiểu đều có một giới hạn nhất định.
G: cho học sinh vẽ bảng liệt kê một số kiểu dữ liệu.
H: Thực hiện.







G: Chúng ta qua phần 2.
G: cho biết những phép toán nào đã được học trong chương trình toán học?
H: Cộng, trừ, nhân, chia.
G: Trong Pascal cũng sử dụng những phép toán đó những lưu ý là phép nhân và chia trong Pascal là * và/. Tuy nhiên trong Pascal có thêm hai phép toán nữa là div và mod. Đây là hai phép toán chia nhưng khác nhau ở chỗ div là phép chia lấy phần nguyên và mod là phép chia lấy phần dư. Nhưng hai phép này chỉ sử dụng trong số nguyên mà thôi.
G: Cho học sinh vẽ bảng các phép toán kiểu dữ liệu số.
H: Thực hiện.















G: Trong bảng này có 3 phép chia vậy chúng ta lấy ví dụ để xem có gì khác nhau.
G: Ví dụ: 5/2=?, 5 div 2=?, 5 mod 2 = ?
H: 5/2=2.5, 5 div 2 = 2, 5 mod 2 = 1







G: Trong NNLT pascal chỉ sử dụng dấu ngoặc ( ) không sử dụng dấu ngoặc {} và dấu ngoặc []


Dữ liệu và kiểu dữ liệu:
Các NNLT thường phân chia dữ liệu cần xử lí theo các kiểu dữ liệu khác nhau, với các phép toán có thể thực hiện trên từng kiểu dữ liệu đó.



Bảng liệt kê một số kiểu dữ liệu cơ bản của NNLT Pascal:

Tên kiểu
Phạm vi giá trị

Integer
Số nguyên trong khoảng -215 đến 215-1

Real
Số thực có giá trị tuyệt đối trong khoảng 2.9*10-39 đến 1.7*1038 và số 0

Char
Một kí tự trong bảng chữ cái.

String
Xâu kí tự, tối đa gồm 256 kí tự.



Các phép toán với dữ liệu kiểu số:










Bảng kí hiệu các phép toán số học trong NNLT Pascal:

Kí hiệu
Phép toán
Kiểu dữ liệu

+
Cộng
Số nguyên, số thực

-
Trừ
Số nguyên, số thực

*
Nhân
Số nguyên, số thực

/

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Thanh Huyền
Dung lượng: 171,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)