Giáo án

Chia sẻ bởi Trần Hưng Đạo | Ngày 14/10/2018 | 50

Chia sẻ tài liệu: Giáo án thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

Tuần : 4 Ngày soạn: 25/08/2009
Tiết : 7,8 Ngày dạy: 7 /09 /2009


Bài 3: Chương trình Máy tính và Dữ liệu

I) Mục Đích Yêu Cầu
Giúp học sinh biết phân biệt các kiểu dữ liệu trong ngôn ngữ lập trình như số nguyên, số thực, xâu kí tự…
Giúp học sinh biết được phạm vi của từng kiểu dữ liệu đó.
Giúp học sinh nắm được các quy tắc tính các biểu thức số học. Các phép so sánh trong ngôn ngữ pascal.

II) Tiến Trình Lên Lớp
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
HS1: Trong các tên sau đây, trong một chương trình pascal, tên nào là hợp lệ?
A) a; B) Tamgiac; C) 8a; D) Tam giac; E) end; F) abc; G) b1; H) lop8A;
Trả lời: Các câu hợp lệ là: A, B, F, G, H.
HS2: Các chương trình pascal sau đây có hợp lệ không, tại sao?
Begin B) begin
end. Program vd1;
writeln(‘chao cac ban’);
end.
Trả lời: câu A hợp lệ. Câu B không hợp lệ vì phần khai báo phải đặt trước từ khóa begin.

Giảng bài mới

Phương pháp
Nội dung

Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò

- GV: Máy tính là công cụ xử lí thông tin, còn chương trình chỉ dẫn cho máy tính cách thức xử lí thông tin để có kết quả mong muốn. Thông tin rất đa dạng nên dữ liệu trong máy tính cũng rất khác nhau về bản chất.




- GV: Để dễ dàng quản lí và tăng hiệu quả xử lí, các ngôn ngữ lập trình thường phân chia dữ liệu thành các kiểu khác nhau: chữ, số nguyên, số thập phân,...
- GV: nêu một số kiểu dữ liệu thường dùng nhất.
- GV: Một số kiểu dữ liệu cơ bản của ngôn ngữ lập trình Pascal.

Dữ liệu và kiểu dữ liệu:
Hs: chú ý lắng nghe.

Dữ liệu:
Máy tính là công cụ xử lý thông tin. Các thông tin được nhập và lưu trữ dưới nhiều dạng khác nhau: có thể là số, là chữ, là hình ảnh, âm thanh,… thường được gọi chung là dữ liệu.
Hs: Chú ý lắng nghe và ghi bài
Kiểu dữ liệu:
Kiểu số nguyên (Integer): trong khoảng -215 ( 215-1
Ví dụ: số học sinh, số sách...
Kiểu số thực (Real): trong khoảng 2.9.10-39 ( 1.7.1038 và số 0
Ví dụ: chiều cao, điểm trung bình,…
Kiểu kí tự (Char): là một kí tự trong bảng chữ cái.
Ví dụ: a, b,…,0,1,…,9
Kiểu xâu (String): là một dãy các kí tự đặt trong dấu nháy đơn.
Ví dụ: ‘lớp 8E’, ‘nguyễn văn A’,....

- GV cho HS làm quen với các phép toán của ngôn ngữ lập trình.
- GV: Một số các kí hiệu của các phép toán số học trong ngôn ngữ Pascal.
Hs: lắng nghe, ghi bài
- GV lấy VD về phép chia, phép chia lấy phần nguyên và phép chia lấy phần dư.







- GV: Nêu cho HS quy tắc các biểu thức số học.

- GV lấy thêm một số VD về sử dụng dấu ().
10 - 5 + 2 = 7, nhưng nếu thực hiện phép cộng trước ta được kết quả 3.
/= 36, nhưng nếu thực hiện các phép nhân trước ta được kết quả là 9.

Các phép toán với dữ liệu kiểu số:
Hs: lắng nghe, ghi nhớ

Kí hiệu
Phép toán
Kiểu dữ liệu
Ví dụ

+
Cộng
Số nguyên, số thực
a+b

-
Trừ
Số nguyên, số thực
a-b

*
Nhân
Số nguyên, số thực
a*b

/
Chia
Số nguyên, số thực
a/b

Div
Chia lấy phần nguyên
Số nguyên
7div2
= 3

Mod
Chia lấy phần dư
Số nguyên
7mod2
= 1


Hs: lắng nghe, ghi bài
Quy tắc tính các biểu thức số học:
Các phép toán trong ngoặc được thực hiện trước tiên;


Trong dãy các phép toán không có dấu ngoặc, các phép nhân, phép chia, phép chia lấy phần nguyên và phép chia lấy phần dư được thực hiện trước;
Phép cộng và phép trừ được thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.



* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Hưng Đạo
Dung lượng: 75,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)