Giáo án

Chia sẻ bởi Trần Hưng Đạo | Ngày 14/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: Giáo án thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:


Tuần : 29 Ngày soạn: 15/02/2009
Tiết : 49,50 Ngày dạy : 09/03/2009

Bài : Lặp với số lần chưa biết trước

I) Mục Đích Yêu Cầu
- Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước trong ngôn ngữ lập trình;
- Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc đến khi một điều kiện nào đó được thoả mãn;
- Nhận biết được đâu là hoạt động lặp với số lần chưa biêt trước.
- Nghiêm túc trong quá trình nghiên cứu và thực hành.
II) Tiến Trình Lên Lớp
Ổn định lớp

Kiểm tra bài cũ

Giảng bài mới

Hoạt động của thầy & trò
Nội dung

1. Hoạt động 1: Các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước
- GV: Để tính tổng 100 số tự nhiên đầu tiên, em cần viết câu lệnh để máy tính thực hiện ít nhất bao nhiêu lần?
- HS: 99 lần.
- GV: Trong thực tế có nhiều hoạt động được lặp đi lặp lại với số lần chưa biết trước. Đưa ra các ví dụ thực tế về việc lặp đi lặp lại với số lần chưa xác định trước.
- HS: có người nhấc máy.
* Ví dụ 1:
- GV: Điều kiện để kết thúc việc lặp đi lặp lại goi điên thoại cua ban LONG là gi?
- HS: Nêu ví dụ.
- GV: Hãy nêu một vài ví dụ về lặp với số lần chưa biết trước.
- HS: Nêu ví dụ
* Ví dụ 2:
- GV: đưa ra ví dụ này, giới thiệu thuật toán.
- GV: Việc thực hiện lặp đi lặp lại các phép cộng trong thuật toán trên cũng chưa xác đinh đươc số vòng lặp. Vậy nó phụ thuộc vào điều kiên gi? Chỉ dừng lại khi nào?
- GV: Tóm lại các hoạt động lặp chỉ dừng lại khi nào?
- HS: Chỉ dừng lại khi được thỏa mãn một điều kiện nào đó….


- GV: Đưa ra sơ đồ miêu tả hình 39 SGK/68.






2. Hoạt động 2: Ví dụ về lệnh lặp với số lần chưa biết trước
- GV: Em hãy nhắc lại cấu trúc câu lệnh lặp với số lần biết trước.
- HS: For< Biến đếm>:=< giá trị đầu> to < Giá trị cuối> do< câu lệnh>;
- GV: Giới thiệu câu lệnh WHILE … DO; Hướng dẫn HS cách viết câu lệnh và giải thích các thành phần của câu lệnh.
- HS: Lắng nghe và ghi bài.
- HS: Trong khi(khi)….thì thực hiện(làm)…..

- GV: Yêu cầu HS nhận xét về cấu trúc câu lệnh. Giải thích nghĩa của câu lệnh theo nghĩa của tiếng ANH.
- GV: Nhấn mạnh các hoạt động của câu lệnh
+ Trước tiên Hoạt động nào đươc diễn ra?
- HS: Kiểm tra điều kiện
+ Nếu điều kiện sai thì thực hiện lệnh gì?
- HS: Câu lệnh bị bỏ qua và việc lặp kết thúc
+ Nếu điều kiện đúng thì thưc hiện lệnh gì?
- HS: Thực hiện câu lệnh và quay lại kiểm tra điều kiện.

Các ví dụ
* Ví dụ 3:
- GV: Cho HS thảo luận nhóm trong VD 3 để phân tích ý nghĩa câu lệnh trong chương trình.
- Thảo luận nhóm: cử đại diện lên trả lời.


* Ví dụ 4: SGK/69
- GV: Đưa ra ví dụ 4, yêu cầu HS đọc lại VD2.
- GV: Cho HS tính tổng s, và n trong 5 vòng lặp đầu tiên. Sau đó cho HS đọc đáp án của bài toán.





* Ví dụ 5: SGK/69
- GV: ở bài toán này ta tinh cũng tương tự như việc tính tổng 100 số tự nhiên đầu tiên. Vơi i: biến đếm, T: biến tổng, ta có công thức sau: T:=T+1/I; Bài toán này ta có thể giải bằng hai cách, Dùng lệnh lặp với số lần biết trước và lệnh lặp với số lần không biết trước. Hãy nhận xét kết quả của hai chương trình.
- HS: Kết quả giống nhau.
- GV: Qua đó ta thấy có thể sử dụng while … do thay thế cho For … do và ngược lại.









3. Hoạt động 3: Lỗi lập trình cần tránh

- GV: khi sử dụng lệnh lặp, chúng cần tranh lỗi lặp đi lặp lai không có điểm dừng của vòng lặp. Người ta gọi lỗi như thế là lặp vô hạn lần.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Hưng Đạo
Dung lượng: 213,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)