ĐỔI MỚI KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN ĐỊA LÝ CỦA HỌC SINH
Chia sẻ bởi Đặng Thanh Thị Hương |
Ngày 29/04/2019 |
74
Chia sẻ tài liệu: ĐỔI MỚI KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN ĐỊA LÝ CỦA HỌC SINH thuộc Địa lí 9
Nội dung tài liệu:
Đổi mới kiểm tra và đánh giá kết quả học tập Môn địa lý của học sinh THCS
Giáo viên: Trần thị Miên
Trường thcs đức ninh
A. Đặt vấn đề
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học.
Đổi mới nội dung, chương trình THCS và PPDH phải tiến hành đồng bộ từ khâu chuẩn bị bài dạy, hoạt động dạy trên lớp đến khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của hs.Thông qua kết quả học tập của HS để điều chỉnh hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Vì vậy, đổi mới đánh giá kết quả học tập của hs sẽ có tác dụng thúc đẩy đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng dạy học của từng môn, trong đó có môn địa lý.
Là một GV dạy địa lý, tôi xin có một vài ý kiến trao đổi về việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn địa lý của học sinh.
B. Một vài ý kiến về đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh THCS trong bộ môn địa lý.
1- Mục đích ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn địa lý
- Nhằm làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về mục tiêu dạy học môn địa lý, tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục.
- Công khai hoá các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi học sinh, tạo cơ hội để HS tự đánh giá năng lực học môn địa lý của mình.
- GV có cơ sở thực tế để điều chỉnh PPDH nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn địa lý.
2- Nội dung và nguyên tắc trong đánh giá kết quả học tập môn địa lý của học sinh.
a) Nội dung đánh giá cần phải có đủ các mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ.
* Về kiến thức, ta cần xem HS lĩnh hội kiến thức ở mức độ nào sau đây:
- Biết các dấu hiệu cơ bản của đối tượng địa lý, ghi nhớ được một số địa danh, số liệu đã học.
Ví dụ: Học sinh lớp 6 sau khi học bài " Thời tiết, khí hậu. Nhiệt độ không khí, phải nắm kiến thức để trả lời được câu hỏi: - Thế nào là thời tiết, khí hậu?
- Hiểu: Phân tích được sự giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng địa lí, giải thích nguyên nhân, xác lập được mối quan hệ giữa các hiện tượng địa lý.
Ví dụ: So sánh khí hậu với thời tiết. Phân biệt các dạng địa hình.
- Vận dụng: sử dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng địa lý xảy ra xung quanh như: Mưa đá, gió phơn tây nam., hay các sự vật địa lý ở quê hương, đất nước như hang động, cồn cát...
* Về kỹ năng: Đối với môn địa lý, đây là một yêu cầu quan trọng cần phải đánh giá. Đó là kĩ năng thu thập, xử lí và trình bày thông tin địa lý như quan sát, sử dụng bản đồ, nhận xét các bảng số liệu thống kê, vẽ và phân tích một số loại biểu đồ.
Bên cạnh việc đánh giá kiến thức, kĩ năng địa lý, cũng cần phải xem xét mức độ vận dụng các thao tác tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá.
Để phát huy khả năng thực hành, ứng dụng các tri thức địa lý, cần tăng cường kiểm tra, đánh giá các kĩ năng điạ lý bằng cách nâng dần tỷ lệ câu hỏi về kĩ năng trong các đề kiểm tra. Tỷ lệ các câu hỏi đánh giá về kĩ năng phải chiếm 40% số điểm của mỗi bài kiểm tra: hạn chế các câu hỏi kiểm tra việc ghi nhớ máy móc các kiến thức. Có như vậy mới thay đổi được cơ bản cách dạy, cách học, đáp ứng được mục tiêu đào tạo của trường THCS nói chung, của môn địa lý nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
* Về thái độ: Đây là một yêu cầu trong kiểm tra đánh giá mà nhiều khi GV chưa quan tâm đúng mức và ít được đề cập đến trong các đề kiểm tra. Thông thường học sinh chỉ được nhận xét về thái độ học tập trong các giờ địa lí. Thái độ ứng xử với thiên nhiên, với xã hội ít được chú ý. Vì vậy theo tôi, ở những bài kiểm tra có nội dung phù hợp ta nên đưa yêu cầu thái độ vào để đánh giá: Ví dụ: Khi kiểm tra kiến thức bài : " Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam" ( Địa lí lớp 8) GV có thể nêu câu hỏi: Theo em cần làm gì để tiết kiệm tài nguyên khoáng sản của đất nước? Hay sau bài : Số dân và gia tăng dân số ( Địa lí lớp 9). Để HS tỏ thái độ của mình trước vấn đề xã hội cấp bách hiện nay, GV đặt câu hỏi: Em cần phải làm gì để góp phần giảm tỉ lệ gia tăng dân số ở địa phương? hoặc sau khi học xong bài: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam (Địa lí lớp 8), GV nên kiểm tra bài cũ bằng câu hỏi: Em hãy đề ra các biện pháp để bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông?...
Qua đó mà giáo dục ý thức tôn trọng các thành quả kinh tế, văn hoá do người lao động tạo ra. Có niềm tin vào khoa học, có ý thức tìm hiểu khoa học, sẵn sàng tham gia một cách tích cực vào các hoạt động sử dụng hợp lí, bảo vệ và cải tạo môi trường, góp phần nâng cao cuộc sống gia đình, cộng đồng, cũng như xây dựng, bảo vệ quê hương đất nước.
3- Các hình thức kiểm tra đánh giá.
Căn cứ vào mục tiêu bài học, mục tiêu của chương để xác định mức độ từng nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá.
Có hai hình thức kiểm tra.
- Kiểm tra thường xuyên: Là hình thức được sử dụng để kiểm tra kiến thức, kĩ năng học sinh đã học ở bài trước liên quan trực tiếp đến việc tiếp thu bài mới, kiểm tra quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh trong từng tiết học hoặc sau một bài học. Có thể kiểm tra miệng hay 15 phút.
Dù kiểm tra miệng hay 15 phút, thì giáo viên cũng cần đưa ra các câu hỏi mở. Yêu cầu học sinh phải biết vận dụng kiến thức đã học để phân tích, giải thích các hiện tượng địa lý, tránh sự ghi nhớ máy móc. Ví dụ: kiểm tra kiến thức bài 7- Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả (địa lí 6) khi kiểm tra miệng, giáo viên đưa ra câu hỏi:
- Tại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất? Hoặc kiểm tra 15 phút với 2 câu hỏi :
1- Trình bày vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và nêu hệ quả của sự vận động đó.
2- Đánh dấu x vào ô có đáp án đúng.
Việt Nam ở khu vực giờ thứ 7, khi Luân Đôn là 2 giờ thì Hà Nội là:
A. 5 giờ C. 9 giờ
B. 7 giờ D. 19 giờ
Rõ ràng với các câu hỏi nêu trên, nếu chỉ có thuộc bài không thôi, học sinh chưa chắc trả lời được. Muốn giải thích vì sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất, học sinh phải vận dụng kiến thức về hình dạng Trái Đất, về hiện tượng tự quay của Trái Đất từ T->Đ. Học sinh cần phải có đầu óc tư duy, sắp xếp kiến thức, kĩ năng diễn đạt, tính toán để trả lời 2 câu ở phần kiểm tra 15 phút. Kết quả bài kiểm tra của HS chính là hiệu quả bài dạy của thầy giáo. Nếu khi dạy bài này GV không hướng dẫn và rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, kĩ năng xác lập các mối quan hệ nhân quả thì khó mà đạt yêu cầu.
Trong đổi mới phương pháp dạy học, việc kiểm tra miệng và kiểm tra viết không nhất thiết thực hiện vào đầu giờ học, mà có thể kiểm tra bất cứ lúc nào. Cuối giờ, đầu giờ hay trong quá trình dạy bài mới đều được.
Việc đánh giá giờ dạy của giáo viên không còn khuôn mẫu là nhất thiết phải có bước kiểm tra bài cũ. Đổi mới kiểm tra đánh giá thể hiện ở chỗ: ngoài việc giáo viên kiểm tra đánh giá học sinh, chúng ta cần tổ chức, hướng dẫn để học sinh tự đánh giá (đánh giá bạn và tự đánh giá mình).
Ví dụ: Sau khi gọi một học sinh trả lời câu hỏi, giáo viên cho vài học sinh khác nhận xét phần trả lời của bạn, xem đúng, sai, thừa, thiếu chỗ nào rồi bổ sung thêm. Hoặc trong kiểm tra bài cũ, sau phần nhận xét góp ý của bạn giáo viên cho học sinh tự đánh giá phần trả lời của mình đạt được mấy phần trăm yêu cầu. Cách làm đó phát huy được tính dân chủ trong kiểm tra, đánh giá, tính tích cực chủ động của học sinh. Đồng thời tránh được tình trạng một học sinh được gọi lên kiểm tra, nhiều học sinh khác thở phào, xem đó là việc của bạn.
- Kiểm tra định kì: là hình thức kiểm tra kiến thức, kĩ năng của học sinh đã học sau một chương, một số chương, sau một kì và một năm học. Thường dùng hình thức kiểm tra viết một tiết. Hiện nay kiểm tra viết là hình thức được sử dụng nhiều nhất vì có các ưu điểm:
+ Kiểm tra cùng một lúc toàn thể học sinh trong lớp, nhờ đó mà giáo viên đánh giá được trình độ chung. Từ đó, giáo viên biết được học sinh bị hỏng kiến thức và kĩ năng chỗ nào để điều chỉnh cách dạy.
+ Học sinh có điều kiện để suy nghĩ, cân nhắc kĩ hơn khi trả lời nên bộc lộ được năng lực trí tuệ của mình.
Đề kiểm tra chất lượng học kì 2 lớp 8.
Môn: Địa lý
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 ( 2,0 điểm )
Hãy nêu những thành tựu về sự hợp tác để phát triển kinh tế xã hội của các nước ASEAN trong những năm gần đây?
Câu 2 ( 1,0 điểm )
Nối ý ô chữ bên trái với ô chữ bên phải để được kiến thức đúng.
Đèo Thuộc vùng
1. Đèo Mây, đèo Lũng Lô, đèo Pha Đin a. Trường Sơn Bắc
2. Đèo Keo Nưa, đèo Ngang, đèo Mụ Dạ b. Trường Sơn Nam
3. Đèo Cả, đèo Cù Mông, đèo Ngoạn Mục c. Vùng Đông Bắc
4. Đèo Sài Hồ, đèo Tam Điệp d. Vùng Tây Bắc
Trong bài kiểm tra định kì cần có sự phối hợp giữa kiểm tra bằng trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan. Đề kiểm tra phải đạt yêu cầu đánh giá được kiến thức, kĩ năng địa lý cũng như thái độ của học sinh trước các hiện tượng tự nhiên và kinh tế- xã hội. Đặc biệt đề ra cần đảm bảo yêu cầu giảm ghi nhớ máy móc, tăng kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng địa lý, kĩ năng thực hành (vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ...).
Sau đây là một ví dụ:
Câu3 ( 3,0 điểm )
Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích vì sao khí hậu Việt Nam đa dạng và thất thường?
Câu4 ( 4,0 điểm )
Dựa vào bảng số liệu sau:
Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích 3 nhóm đất chính ở nước ta và rút ra nhận xét?
Trong bài kiểm tra này, phần kiến thức ghi nhớ máy móc chỉ chiếm 20 %, phần hiểu và vận dụng chiếm 40%, còn lại 40% là của yêu cầu kĩ năng.
Để học sinh làm tốt đề kiểm tra này, trong quá trình giảng dạy, ngoài việc trang bị kiến thức cơ bản, cần phải chú ý rèn luyện kĩ năng quan sát, nắm kiến thức trên bản đồ trong các tiết thực hành. Kĩ năng vận dụng kiến thức, vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ. Muốn vậy phải tổ chức cho học sinh hoạt động nhiều trong các giờ học nhằm khai thác kiến thức qua các kênh hình. Như vậy, đổi mới hình thức, nội dụng kiểm tra đánh giá môn địa lí có tác dụng thúc đẩy việc đổi mới PPDH môn địa lí. Từ dó mà nâng cao chất lượng và hiệu quả bộ môn. Góp phần vào việc cải thiện chất lượng dạy, học hiện nay.
Giáo viên: Trần thị Miên
Trường thcs đức ninh
A. Đặt vấn đề
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học.
Đổi mới nội dung, chương trình THCS và PPDH phải tiến hành đồng bộ từ khâu chuẩn bị bài dạy, hoạt động dạy trên lớp đến khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của hs.Thông qua kết quả học tập của HS để điều chỉnh hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Vì vậy, đổi mới đánh giá kết quả học tập của hs sẽ có tác dụng thúc đẩy đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng dạy học của từng môn, trong đó có môn địa lý.
Là một GV dạy địa lý, tôi xin có một vài ý kiến trao đổi về việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn địa lý của học sinh.
B. Một vài ý kiến về đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh THCS trong bộ môn địa lý.
1- Mục đích ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn địa lý
- Nhằm làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về mục tiêu dạy học môn địa lý, tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục.
- Công khai hoá các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi học sinh, tạo cơ hội để HS tự đánh giá năng lực học môn địa lý của mình.
- GV có cơ sở thực tế để điều chỉnh PPDH nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn địa lý.
2- Nội dung và nguyên tắc trong đánh giá kết quả học tập môn địa lý của học sinh.
a) Nội dung đánh giá cần phải có đủ các mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ.
* Về kiến thức, ta cần xem HS lĩnh hội kiến thức ở mức độ nào sau đây:
- Biết các dấu hiệu cơ bản của đối tượng địa lý, ghi nhớ được một số địa danh, số liệu đã học.
Ví dụ: Học sinh lớp 6 sau khi học bài " Thời tiết, khí hậu. Nhiệt độ không khí, phải nắm kiến thức để trả lời được câu hỏi: - Thế nào là thời tiết, khí hậu?
- Hiểu: Phân tích được sự giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng địa lí, giải thích nguyên nhân, xác lập được mối quan hệ giữa các hiện tượng địa lý.
Ví dụ: So sánh khí hậu với thời tiết. Phân biệt các dạng địa hình.
- Vận dụng: sử dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng địa lý xảy ra xung quanh như: Mưa đá, gió phơn tây nam., hay các sự vật địa lý ở quê hương, đất nước như hang động, cồn cát...
* Về kỹ năng: Đối với môn địa lý, đây là một yêu cầu quan trọng cần phải đánh giá. Đó là kĩ năng thu thập, xử lí và trình bày thông tin địa lý như quan sát, sử dụng bản đồ, nhận xét các bảng số liệu thống kê, vẽ và phân tích một số loại biểu đồ.
Bên cạnh việc đánh giá kiến thức, kĩ năng địa lý, cũng cần phải xem xét mức độ vận dụng các thao tác tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá.
Để phát huy khả năng thực hành, ứng dụng các tri thức địa lý, cần tăng cường kiểm tra, đánh giá các kĩ năng điạ lý bằng cách nâng dần tỷ lệ câu hỏi về kĩ năng trong các đề kiểm tra. Tỷ lệ các câu hỏi đánh giá về kĩ năng phải chiếm 40% số điểm của mỗi bài kiểm tra: hạn chế các câu hỏi kiểm tra việc ghi nhớ máy móc các kiến thức. Có như vậy mới thay đổi được cơ bản cách dạy, cách học, đáp ứng được mục tiêu đào tạo của trường THCS nói chung, của môn địa lý nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
* Về thái độ: Đây là một yêu cầu trong kiểm tra đánh giá mà nhiều khi GV chưa quan tâm đúng mức và ít được đề cập đến trong các đề kiểm tra. Thông thường học sinh chỉ được nhận xét về thái độ học tập trong các giờ địa lí. Thái độ ứng xử với thiên nhiên, với xã hội ít được chú ý. Vì vậy theo tôi, ở những bài kiểm tra có nội dung phù hợp ta nên đưa yêu cầu thái độ vào để đánh giá: Ví dụ: Khi kiểm tra kiến thức bài : " Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam" ( Địa lí lớp 8) GV có thể nêu câu hỏi: Theo em cần làm gì để tiết kiệm tài nguyên khoáng sản của đất nước? Hay sau bài : Số dân và gia tăng dân số ( Địa lí lớp 9). Để HS tỏ thái độ của mình trước vấn đề xã hội cấp bách hiện nay, GV đặt câu hỏi: Em cần phải làm gì để góp phần giảm tỉ lệ gia tăng dân số ở địa phương? hoặc sau khi học xong bài: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam (Địa lí lớp 8), GV nên kiểm tra bài cũ bằng câu hỏi: Em hãy đề ra các biện pháp để bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông?...
Qua đó mà giáo dục ý thức tôn trọng các thành quả kinh tế, văn hoá do người lao động tạo ra. Có niềm tin vào khoa học, có ý thức tìm hiểu khoa học, sẵn sàng tham gia một cách tích cực vào các hoạt động sử dụng hợp lí, bảo vệ và cải tạo môi trường, góp phần nâng cao cuộc sống gia đình, cộng đồng, cũng như xây dựng, bảo vệ quê hương đất nước.
3- Các hình thức kiểm tra đánh giá.
Căn cứ vào mục tiêu bài học, mục tiêu của chương để xác định mức độ từng nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá.
Có hai hình thức kiểm tra.
- Kiểm tra thường xuyên: Là hình thức được sử dụng để kiểm tra kiến thức, kĩ năng học sinh đã học ở bài trước liên quan trực tiếp đến việc tiếp thu bài mới, kiểm tra quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh trong từng tiết học hoặc sau một bài học. Có thể kiểm tra miệng hay 15 phút.
Dù kiểm tra miệng hay 15 phút, thì giáo viên cũng cần đưa ra các câu hỏi mở. Yêu cầu học sinh phải biết vận dụng kiến thức đã học để phân tích, giải thích các hiện tượng địa lý, tránh sự ghi nhớ máy móc. Ví dụ: kiểm tra kiến thức bài 7- Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả (địa lí 6) khi kiểm tra miệng, giáo viên đưa ra câu hỏi:
- Tại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất? Hoặc kiểm tra 15 phút với 2 câu hỏi :
1- Trình bày vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và nêu hệ quả của sự vận động đó.
2- Đánh dấu x vào ô có đáp án đúng.
Việt Nam ở khu vực giờ thứ 7, khi Luân Đôn là 2 giờ thì Hà Nội là:
A. 5 giờ C. 9 giờ
B. 7 giờ D. 19 giờ
Rõ ràng với các câu hỏi nêu trên, nếu chỉ có thuộc bài không thôi, học sinh chưa chắc trả lời được. Muốn giải thích vì sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất, học sinh phải vận dụng kiến thức về hình dạng Trái Đất, về hiện tượng tự quay của Trái Đất từ T->Đ. Học sinh cần phải có đầu óc tư duy, sắp xếp kiến thức, kĩ năng diễn đạt, tính toán để trả lời 2 câu ở phần kiểm tra 15 phút. Kết quả bài kiểm tra của HS chính là hiệu quả bài dạy của thầy giáo. Nếu khi dạy bài này GV không hướng dẫn và rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, kĩ năng xác lập các mối quan hệ nhân quả thì khó mà đạt yêu cầu.
Trong đổi mới phương pháp dạy học, việc kiểm tra miệng và kiểm tra viết không nhất thiết thực hiện vào đầu giờ học, mà có thể kiểm tra bất cứ lúc nào. Cuối giờ, đầu giờ hay trong quá trình dạy bài mới đều được.
Việc đánh giá giờ dạy của giáo viên không còn khuôn mẫu là nhất thiết phải có bước kiểm tra bài cũ. Đổi mới kiểm tra đánh giá thể hiện ở chỗ: ngoài việc giáo viên kiểm tra đánh giá học sinh, chúng ta cần tổ chức, hướng dẫn để học sinh tự đánh giá (đánh giá bạn và tự đánh giá mình).
Ví dụ: Sau khi gọi một học sinh trả lời câu hỏi, giáo viên cho vài học sinh khác nhận xét phần trả lời của bạn, xem đúng, sai, thừa, thiếu chỗ nào rồi bổ sung thêm. Hoặc trong kiểm tra bài cũ, sau phần nhận xét góp ý của bạn giáo viên cho học sinh tự đánh giá phần trả lời của mình đạt được mấy phần trăm yêu cầu. Cách làm đó phát huy được tính dân chủ trong kiểm tra, đánh giá, tính tích cực chủ động của học sinh. Đồng thời tránh được tình trạng một học sinh được gọi lên kiểm tra, nhiều học sinh khác thở phào, xem đó là việc của bạn.
- Kiểm tra định kì: là hình thức kiểm tra kiến thức, kĩ năng của học sinh đã học sau một chương, một số chương, sau một kì và một năm học. Thường dùng hình thức kiểm tra viết một tiết. Hiện nay kiểm tra viết là hình thức được sử dụng nhiều nhất vì có các ưu điểm:
+ Kiểm tra cùng một lúc toàn thể học sinh trong lớp, nhờ đó mà giáo viên đánh giá được trình độ chung. Từ đó, giáo viên biết được học sinh bị hỏng kiến thức và kĩ năng chỗ nào để điều chỉnh cách dạy.
+ Học sinh có điều kiện để suy nghĩ, cân nhắc kĩ hơn khi trả lời nên bộc lộ được năng lực trí tuệ của mình.
Đề kiểm tra chất lượng học kì 2 lớp 8.
Môn: Địa lý
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 ( 2,0 điểm )
Hãy nêu những thành tựu về sự hợp tác để phát triển kinh tế xã hội của các nước ASEAN trong những năm gần đây?
Câu 2 ( 1,0 điểm )
Nối ý ô chữ bên trái với ô chữ bên phải để được kiến thức đúng.
Đèo Thuộc vùng
1. Đèo Mây, đèo Lũng Lô, đèo Pha Đin a. Trường Sơn Bắc
2. Đèo Keo Nưa, đèo Ngang, đèo Mụ Dạ b. Trường Sơn Nam
3. Đèo Cả, đèo Cù Mông, đèo Ngoạn Mục c. Vùng Đông Bắc
4. Đèo Sài Hồ, đèo Tam Điệp d. Vùng Tây Bắc
Trong bài kiểm tra định kì cần có sự phối hợp giữa kiểm tra bằng trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan. Đề kiểm tra phải đạt yêu cầu đánh giá được kiến thức, kĩ năng địa lý cũng như thái độ của học sinh trước các hiện tượng tự nhiên và kinh tế- xã hội. Đặc biệt đề ra cần đảm bảo yêu cầu giảm ghi nhớ máy móc, tăng kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng địa lý, kĩ năng thực hành (vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ...).
Sau đây là một ví dụ:
Câu3 ( 3,0 điểm )
Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích vì sao khí hậu Việt Nam đa dạng và thất thường?
Câu4 ( 4,0 điểm )
Dựa vào bảng số liệu sau:
Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích 3 nhóm đất chính ở nước ta và rút ra nhận xét?
Trong bài kiểm tra này, phần kiến thức ghi nhớ máy móc chỉ chiếm 20 %, phần hiểu và vận dụng chiếm 40%, còn lại 40% là của yêu cầu kĩ năng.
Để học sinh làm tốt đề kiểm tra này, trong quá trình giảng dạy, ngoài việc trang bị kiến thức cơ bản, cần phải chú ý rèn luyện kĩ năng quan sát, nắm kiến thức trên bản đồ trong các tiết thực hành. Kĩ năng vận dụng kiến thức, vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ. Muốn vậy phải tổ chức cho học sinh hoạt động nhiều trong các giờ học nhằm khai thác kiến thức qua các kênh hình. Như vậy, đổi mới hình thức, nội dụng kiểm tra đánh giá môn địa lí có tác dụng thúc đẩy việc đổi mới PPDH môn địa lí. Từ dó mà nâng cao chất lượng và hiệu quả bộ môn. Góp phần vào việc cải thiện chất lượng dạy, học hiện nay.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Thanh Thị Hương
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)