Địa lý tự nhiên tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ bởi Bùi Thị Trâm Anh | Ngày 28/04/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Địa lý tự nhiên tỉnh Quảng Bình thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

BÀI THUYẾT TRÌNH VỀ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TỈNH QUẢNG BÌNH
Nhóm thực hiện: Tổ 1
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TỈNH QUẢNG BÌNH
I) Vị trí địa lí
Quảng Bình là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ
Với diện tích là 8065 km2
Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh
Phía Tây giáp CHDCND Lào
Phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị
Quảng Bình trên bản đồ Việt Nam
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TỈNH QUẢNG BÌNH
Đường biên giới giáp CHDCND Lào dài 201,87 km
Đường bờ biển dài 116,04 km
Quảng Bình nằm trong hệ tọa độ đia lý:
Điểm cực Bắc: 18005’12”B (thuộc xã Hướng Hóa, huyện Tuyên Hóa).
Điểm cực Nam: 17005’02”B (thuộc xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy).
Điểm cực Đông: 106059’37”Đ (thuộc xã Ngư Thủy, huyện Lệ Thủy)
Điểm cực Tây: 105036’55”Đ (thuộc xã Dân Hóa, huyện Lệ Thủy)
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TỈNH QUẢNG BÌNH
Các đơn vị hành chính
Năm 1976 ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên hợp nhất thành tỉnh Bình Trị Thiên, đến năm 1989 lại tách ra như cũ.
Khi tách ra, tỉnh Quảng Bình có 5 đơn vị hành chính gồm thị xã Đồng Hới và 4 huyện Bố Trạch, Lệ Ninh, Quảng Trạch, Tuyên Hóa.
Ngày 1 tháng 6 năm 1990, chia huyện Lệ Ninh thành 2 huyện: Lệ Thủy và Quảng Ninh; tái lập huyện Minh Hóa từ huyện Tuyên Hóa.
Ngày 16 tháng 8 năm 2004, chuyển thị xã Đồng Hới thành thành phố Đồng Hới.
Ngày 20 tháng 12 năm 2013, thành lập thị xã Ba Đồn trên cơ sở tách ra từ huyện Quảng Trạch.
Hiện nay, Quảng Bình bao gồm thành phố Đồng Hới và 6 huyện:
Lệ Thủy
Quảng Trạch
Bố Trạch
Tuyên Hóa
Minh Hóa
Quảng Ninh
Cùng với 159 xã, phường, thị trấn. Thành phố Đồng Hới là trung tâm hành chính của tỉnh.

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TỈNH QUẢNG BÌNH
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1) Địa hình
Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. 85% Tổng diện tích tự nhiên là đồi núi.
Toàn bộ diện tích được chia thành vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển.
Bản đồ địa hình tỉnh Quảng Bình
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TỈNH QUẢNG BÌNH
Địa hình núi (Đèo Ngang)
Địa hình gò đồi (Đồi cát Lương Sơn)
Địa hình đồng bằng
Địa hình ven biển(Bãi biển Nhật Lệ)



ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TỈNH QUẢNG BÌNH
Khu vực địa hình núi: có tổng diện tích là 5236,16 km2, chiếm khoảng 65,1 % diện tích đất tự nhiên của tỉnh; tập trung ở phía tây của tỉnh, bao gồm núi cao, núi trung bình và núi thấp. Có nhiều dãy núi đâm ngang từ dãy Trường Sơn ra đến biển, tạo thành các đèo dốc như dãy Hoành Sơn với Đèo Ngang, dãy Lệ Đệ với Lý Hoà.
Khu vực địa hình gò đồi: có diện tích 1576,14 km2, chiếm khoảng 19,6% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đồng bằng ở Quảng Bình nhỏ, hẹp, nơi rộng nhất chỉ có 26 km bề ngang; hẹp và dốc. Địa hình gò đồi nằm giữa địa hình núi và đồng bằng.
Khu vực đồng bằng: có tổng diện tích khoảng 866,9 km2, chiếm khoảng 10,8% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đồng bằng ở Quảng Bình nhỏ, hẹp, nơi rộng nhất chỉ có 26 km bề ngang, nơi hẹp nhất chỉ khoảng 10 km.
Khu vực địa hình ven biển: có tổng diện tích là 358,4 km2, chiếm khoảng 4,5% diện tích đất tự nhiên của tỉnh; chủ yếu là các dải cát nội đồng, có những cồn cát ngày càng lấn sâu vào đất liền, lấn chiếm dần diện tích đồng ruộng. Vì vậy cần trồng caay chắn cát ven biển. Địa hình bờ biển ít khúc khuỷu.
Đặc biệt, Quảng Bình có dạng địa hình cacxto rất rộng, phân bố ở vùng đá vôi Kẻ Bàng – Khe Ngang. Vùng cacxto điển hình là vùng Phong Nha – Kẻ Bàng, thuộc huyện Bố Trạch và vùng núi phía nam huyện Minh Hoá. Trong vùng có nhiều hang động đẹp tuyệt vời như Phong Nha, Thiên Đường, Sơn Đoòng, đặc biệt là hệ thống hang động Phong Nha được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Hướng nghiêng của địa hình không đồng nhất: phía bắc theo hướng tây bắc – đông nam, phía nam theo hướng tây nam – đông bắc. Đặc điểm đó đã ảnh hưởng đến 2 dòng chảy lớn là sông Gianh và sông Nhật Lệ.
Địa hình Quảng Bình có ảnh hưởng lớn tới sự phân bố dân cư và phát triển kinh tế - xã hội.
Do ảnh hưởng của địa hình nen dân cư phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng ven biển và hạ lưu các con sông, vùng đồi núi dân cư thưa thớt.
Mỗi dạng địa hình có một thế mạnh kinh tế riêng, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành cơ cấu kinh tế đa dạng. Vùng đồi, núi có thế mạnh về ngành lâm nghiệp, khai thác khoáng sản, chăn nuôi và trồng các loại cây hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả. Vùng đồng bằng có thế mạnh về công nghiệp, ngư nghiệp, chăn nuôi gia suc, gia cầm, trồng cây lương thực, thực phẩm. Vùng ven biển có thế mạnh phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, nghề làm muối, trồng rừng chắn cát. Tuy nhiên, do địa hình miền núi phức tạp nên việc phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất không được thuận lợi, điều đó cũng hạn chế sự phát triển kinh tế - xã hội của các huyện miền núi, tạo ra sự phát triển chênh lệch giữa các địa phương trong tỉnh.

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TỈNH QUẢNG BÌNH
II) Khí hậu
Quảng Bình có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa
Quảng Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mừa Đông Bắc, mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.
Nhiệt độ: nhìn chung nhiệt độ có xu hướng giảm dần từ bắc vào nam và có sự chênh lệch giữa các mùa. Biên độ nhiệt giữa mùa đông và mùa hạ vào khoảng 100C đến 130C.
Về mùa đông, nhiệt độ trung bình ở vùng đồng bằng dao động trong khoảng từ 180C đến 210C, ở miền núi thường thấp hơn từ 10C đến 30C. Ba tháng 11, 12, 1 (năm sau) là những tháng lạnh nhất trong năm, nhiệt dộ khoảng từ 150C đến 200C. Trong những ngày có gió mừa Đông Bắc tràn về mạnh thường có rét đậm, rét hại, nhiệt độ có lúc xuống gần 100C.
Về mùa hạ, nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng từ 260C đến 300C. Các tháng 6, 7, 8 là những tháng nóng trong năm. Vào những ngày có gió mùa Tây Nam, nhiệt độ có lúc lên đến 380C đến 400C.
Độ ẩm trung bình trong năm vào khoảng từ 82% đến 84%. Tháng 2 và 3 có độ ẩm trung bình cao nhất, khoảng 90%; tháng 6 và 7 có độ ẩm trung bình thấp nhất, khoảng 80%.
Lượng mưa: Quảng Bình có lượng mưa tương đối cao và số ngày mưa trong năm cũng khá nhiều. Lượng mưa trung bình hằng năm vào khoảng 2000 mm đến 2500 mm. Tháng 2 và 3 là những tháng có lượng mưa thấp trong năm. Mùa mưa lớn ở Quảng Bình cũng chính là mùa hay có lụt, bão, đây là mùa gây trở ngại cho hoạt động kinh tế - xã hội.
Khí hậu Quảng Bình có sự biểu hiện của 4 mùa, với hai mùa chính là mùa đông và mùa hạ, mùa xuân và mùa thu chỉ mang tính chất chuyển tiếp.
Mùa xuân: thường kéo dài trong khoảng 2 tháng, đây là thời gian chyển từ mùa đông sang mùa hạ, thời tiết bắt đầu mát dịu. Nhiệt độ trung bình của hai tháng này vào khoảng 240C đến 25 0C, lượng mưa vào loại thấp và số ngày mưa cũng ít.
Mùa hạ: thường kéo dài khoảng 4 tháng (từ tháng 5 đến tháng 8). Vào mùa này thời tiết nắng nóng, oi bức, các tháng nóng nhất trong năm là tháng 6 và tháng 7. Nhiệt độ trung bình của mùa này trên dưới 300C. Số ngày nắng và giờ nắng cao nhất trong năm.
Mùa thu: thường kéo dài 2 tháng (tháng 9 và tháng 10), đây là thời gian chuyển từ mùa hạ sang mùa đông, khí trời đã bắt đầu dịu lại, rải rác đã có mưa, bão, gió mùa Đông Bắc đã bắt đầu xuất hiện vào cuối mừa, nhiệt độ trung bình khoảng 260C.
Mùa đông: thường kéo dài trong 4 tháng (từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau), đây là mùa mưa bão, có thời tiết lạnh. Nhiệt độ trung bình của mùa này vào khoảng trên dưới 200C, đây là mùa có số giờ nắng ít, trời nhiều mây, thịnh hành gió mừa Đông Bắc, thường xuất hiện nhiều thiên tai (lũ lụt, bão).
Khí hậu Quảng Bình có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và đời sống của người dân. Vào mùa hạ có gió phơn Tây Nam khô nóng tác động, gây ra hạn hán kéo dài, thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất,ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân. Ngược lại, vào mùa đông có những đợt rét đậm kéo dài, cuối thu – đông thường có bão, lũ lớn làm ngưng trệ và thiệt hai đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản; ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân. Có năm bão, lũ lớn còn gây thiệt hại đến tài sản và tính mạng của người dân.
Sông ngòi
Mạng lưới sông ngòi ở Quảng Bình nhìn chung khá phong phú. Mật độ trung bình đạt 0,8 – 1,1 km/km2, trong đó ở vùng núi là 1 km/km2, ở ven biển là 0,6 – 0,6 km/km2. Do lãnh thổ hẹp ngang, độ dốc lớn nên sông ngòi thường ngắn, dốc, có hiện tượng đào lòng mạnh.
Sông có hướng chảy từ tây sang đông. Thuỷ chế có 2 mùa rõ rệt, tương ứng với mùa mưa và mùa khô. Mù lũ tập trung vào các tháng 10, 11, 12 và chiếm 60 – 80% tổng lượng dòng chảy quanh năm. Trong mùa cạn vẫn có mưa và lũ tiểu mãn. Trên lãnh thổ Quảng Binhg có 5 hệ thống sông chính: sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh, sông Nhật Lệ; có 160 hồ, trong đó có các hồ tự nhiên như: Bàu Tró, Bàu Sen và hồ nhân tạo như: Vực Tròn, Phú Vinh, An Mã, Cẩm Ly.
Quảng Bình là tỉnh có mạch nước ngầm khá dồi dào so với các tỉnh ở trong vùng nhờ có lượng mưa khá lớn; hệ thống sông, suối, hồ, dầm phân bố rải đều trên toàn tỉnh; phía tây Quảng Bình có dạng địa hình cacxto rất rộng, bên dưới có hệ thống sông, suối ngầm rất lớn; ở độ sâu từ 10m đến 20m ở vùng trung du và đồng bằng có một lớp nham thạch không thấm nước nên giữ nước rất tốt, không cho thấm sâu vào lòng đất.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Trâm Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)