Địa Lý thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ bởi Trương Thanh Tài | Ngày 16/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: Địa Lý thành phố Đà Nẵng thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:


Thành viên gồm có:
Từ Tấn Anh
Huỳnh Thị Dung
Đặng Thị Kim Thoa
Ngô Trần Thọ
Nguyễn Thị Hiền Nhi
Đỗ Thị Thuý Hồng
Nguyễn Tấn Tuấn
Trương Thanh Tài

Tiết 48: Bài 41: Địa lí địa phương tỉnh - thành phố


Các Quận/Huyện : Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành nnnnnnnnnnnnnnnSơn, Cẩm Lệ, Hoà Vang, huyện đảo Hoàng Sa
Diện tích : 1.285,4 km2
Dân số (2011) : 951.700 người
I. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ
1. Vị trí địa lý
- Đà Nẵng nằm ở rìa của miền uốn nếp Paleozoi được biết đến với tên gọi Đới tạo núi Trường Sơn - nơi mà những biến dạng chính đã xảy ra trong kỷ Than đá sớm.

Cảnh quan núi Bà Nà
- Đà Nẵng nằm ở vị trí cực Bắc của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Lược đồ tự nhiên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

- Tọa độ phần đất liền của thành phố Đà Nẵng:
+ Từ 15°15` đến 16°40` vĩ độ bắc
+ Từ 107°17` đến 108°20` kinh độ đông

Bản đồ Đà Nẵng
2. Giới hạn lãnh thổ
- Tiếp giáp:
+ Phía Bắc và Tây-Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế

+ Phía Tây-Nam và Nam giáp tỉnh Quảng Nam

+ Phía Đông giáp Biển Đông

Bờ biển Đà Nẵng

- Bốn điểm cực trên đất liền của thành phố Đà Nẵng là:
Cực bắc và cực tây là phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu và xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang
Cực nam là xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang
Cực đông là phường Thọ Quang, quận Sơn Trà

Bản đồ Đà Nẵng

- Ngoài phần đất liền, vùng biển của thành phố gồm quần đảo Hoàng Sa (khu vực đang tranh chấp với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc) nằm ở:
+ 15°45’ - 17°15’ vĩ độ bắc
+ 111°00’ - 113° kinh độ đông
+ Ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và một phần tỉnh Quảng Ngãi


Quần đảo Hoàng Sa thuộc Thành phố Đà Nẵng trên bản đồ hành chính Việt Nam

- Bốn điểm cực của quần đảo Hoàng Sa là:
Cực bắc tại bãi đá Bắc
Cực nam tại bãi ngầm Ốc Tai Voi
Cực đông tại bãi Gò Nổi
Cực tây tại đảo Tri Tôn


Quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông

3. Ý nghĩa vị trí địa lý
- Thành phố Đà Nẵng nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Đông-Bắc Campuchia, Thái Lan và Myanma.
- Khoảng cách từ Đà Nẵng đến các trung tâm kinh tế chính của khu vực Đông Nam Á như Bangkok (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia), Singapore, Manila (Philipines) đều nằm trong khoảng 1000 - 2000 km.

II. Lịch sử phát triển Đà Nẵng
1. Thời Sa Huỳnh và Chăm Pa
a) Thời Sa Huỳnh
- Đà Nẵng nằm trong vùng đất xứ Quảng, nơi các cư dân cổ thuộc văn hóa Sa Huỳnh đã định cư từ hàng nghìn năm trước.

Hài cốt người Sa Huỳnh và vật tuỳ táng
- Người Sa Huỳnh không chỉ là những cư dân nông nghiệp mà còn đi biển và có hoạt động giao thương bằng đường biển khá phát triển

Vũ khí bằng Đồng của người Sa Huỳnh
- Tại di tích Vườn Đình Khuê Bắc (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn), các nhà khảo cổ học đã phát hiện và khai quật được những vết tích liên quan đến nơi ở và nơi chôn cất của cư dân thuộc thời kỳ Tiền Sa Huỳnh, cách đây khoảng 3.000 năm và một số hiện vật ở những lớp đất phía trên thuộc thời kỳ Chăm Pa sớm, cách đây gần 2.000 năm

Cổ vật Sa Huỳnh
b) Thời Chăm Pa
- Khi nhà nước ChămPa ra đời, vùng đất Đà Nẵng thuộc về tiểu quốc Amaravati. Tại tiểu quốc này đã có ít nhất hai vương triều là Lâm Ấp và Indrapura tồn tại.

Lãnh thổ Chăm Pa vào thế kỷ X

-  Những dấu tích của thời kỳ Chăm Pa còn biểu hiện khá đậm nét qua các di tích từ miếu thờ tín ngưỡng ở Đình Dương Lâm (Xã Hòa Phong) chỉ thờ ngẫu tượng Linga - Yony quy mô nhỏ bé đến các phế tích có quy mô lớn như lũy đất Thành Lồi, phế tích của các tháp Chăm như tháp Quá Giáng, tháp Xuân Dương và tháp Phong Lệ.

Tượng Linga - Yony
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Thanh Tài
Dung lượng: 14,92MB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)