Địa lý địa phương Tỉnh Hưng Yên

Chia sẻ bởi Phạm Trung Hảo | Ngày 16/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: Địa lý địa phương Tỉnh Hưng Yên thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:



Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ – BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH HƯNG YÊN


Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ:

Phạm vi lãnh thổ, diện tích:

Hưng yên nằm ở trung tân của Đồng bằng Bắc Bộ trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Địa giới hành chính giáp 5 tỉnh và thành phố là:
    * Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh     * Phía tây và tây bắc giáp thành phố Hà Nội     * Phía đông giáp tỉnh Hải Dương.     * Phía nam giáp tỉnh Thái Bình     * Phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam. - Sự phân bố không gian, lãnh thổ của tỉnh có toạ độ địa lý: * Từ 20036` đến 21001` vĩ độ Bắc.     * Từ 105053` đến 106017` kinh độ Đông.
- Cụ thể hơn phía Bắc, Hưng Yên giáp huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh, địa giới dài 16km; phía tây bắc, giáp huyện Gia Lâm (ngoại thành Hà Nội), địa giới ngoằn ngoèo dài 20 km. Phía Bắc và tây bắc không còn ranh giới tự nhiên. Phía Đông Hưng Yên giáp với tỉnh Hải Dương, địa giới dài 46 km: Đoạn Đông bắc, từ môn Mậu Lương (huyện Văn Lâm) đến Sa Lung (huyện Ân Thi) dài 12km không có ranh giới tự nhiên, bên kia là địa phận huyện Cẩm Giàng. Từ Sa Lung trở xuống, có sông đào Kẻ Sặt nối liền với sông Cửu An làm ranh giới giữa hai tỉnh: Đối diện với Bắc Ân Thi (Hưng Yên) là huyện Bình Giang (Hải Dương) đối diện với Nam Ân Thi và Phù Cừ (Hưng Yên) là huyện Thanh Miện (Hải Dương), Phía Tây Hưng Yên giáp với Hà Nội, Hà Tây(cũ) và Hà Nam, có sông Hồng làm ranh giới tự nhiên: cụ thể là tiếp giáp với các huyện Thanh Trì (ngoại thành Hà Nội ), Thường Tín, Phú Xuyên (Hà Tây), Duy Tiên, và Lý Nhân (Hà Nam) phía Nam của Hưng Yên là tỉnh Thái Bình, ngăn cách bởi sông Luộc. Nhìn chung, ba mặt đông, nam và tây của Hưng Yên đều có những con sông lớn, nhỏ, làm ranh giới tự nhiên. Còn về phía bắc do không có ranh giới tự nhiên nên từ xưa, địa giới về phía này hay biển đổi.

- Diện tích: Với diện tích 923,1 km2(năm 2004), chiếm 6,02% diện tích của đồng bằng Bắc Bộ. Hưng Yên là một tỉnh nhỏ nằm giữa Đồng bằng sông Hồng. Đây là một phần của đồng bằng châu thổ, không có đồi núi và rừng rú. Khi trời nắng, không mây che, chỉ thấy mờ mờ đằng xa những núi ở tỉnh Hà Nam và tỉnh Hà Tây(cũ), còn các dãy núi về phía Đông Triều và Bắc Hải Dương thì không trông thấy vì quá xa.

2. Ý nghĩa của vị trí địa lý đối với phát triển kinh tế xã hội:

Hưng Yên nằm trên địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc. Đây là một trong những thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội , nhất là với các huyện phía Bắc của tỉnh. Tuy nhiên Hưng Yên được bao bọc bởi các sông lớn về phía Đông và phía Nam, nên việc giao lưu bị hạn chế trong chừng mực nhất định do thiếu hệ thống cầu (đặc biệt trên sông Hồng). Quốc lộ 5 với tư cách như hành lang kinh tế , chỉ chạy qua một phần nhỏ lãnh thổ phía bắc. Điều đó dẫn đến góp phần sự phân hoá tương đối rõ rệt giữa các huyện phía bắc và phía nam của Hưng Yên.
    Hưng Yên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là vùng động lực phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá của vùng Bắc Bộ và cả nước; có vị trí địa lý thuận lợi và có các tuyến đường giao thông quan trọng đi qua, đó là cơ hội đón nhận và tận dụng sự phát triển chung của cả vùng, trước hết về khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, vốn đầu tư, tiêu thụ sản phẩm… đây là điều kiện tốt để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    Là một tỉnh có lợi thế về phát triển nông nghiệp, có vị trí địa lý thuận lợi là gần các thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm từ nông nghiệp, gần các trung tâm công nghiệp các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh; gần các cửa khẩu quốc tế, các cảng biển tạo điều kiện tốt để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hàng hoá phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.


II. Sự phân chia hành chính:
Quá trình hình thành tỉnh Hưng Yên:
- Vùng đất Hưng Yên có con người cư trú từ sớm, theo quá trình bồi tụ của sông Hồng... - Thời Hùng Vương
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Trung Hảo
Dung lượng: 4,03MB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)