ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG - SÓC TRĂNG HAY
Chia sẻ bởi Phan Thanh Việt |
Ngày 16/10/2018 |
47
Chia sẻ tài liệu: ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG - SÓC TRĂNG HAY thuộc Địa lí 9
Nội dung tài liệu:
Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh`leang của tiếng Khmer mà ra. Srok tức là "xứ", "cõi", Kh`leang là "kho", "vựa", "chỗ chứa bạc". Srok Kh`leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là "Sốc-Kha-Lang" rồi sau đó thành Sóc Trăng. Dưới triều Minh Mạng, Sóc Trăng bị đổi là Nguyệt Giang tỉnh (chữ Sóc biến thành chữ Sông, Trăng thành Nguyệt nên Sóc Trăng biến thành Sông Trăng rồi bị đổi thành Nguyệt Giang) Tỉnh Sóc Trăng trong thời Pháp thuộc là một phần của tỉnh Bạc Liêu. Năm 1956, dưới thời Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam, Sóc Trăng được lập thành tỉnh riêng lấy tên là tỉnh Ba Xuyên, còn tỉnh lỵ có tên là Khánh Hưng. Tháng 2/1976, tỉnh mới Hậu Giang được thành lập từ hai tỉnh Sóc Trăng và Cần Thơ cũ (có tên gọi là Ba Xuyên và Phong Dinh theo chính quyền Việt Nam Cộng hòa). Từ 26/12/1991, tỉnh Sóc Trăng được tái lập từ tỉnh Hậu Giang. Tỉnh Sóc Trăng thuộc vùng châu thổ sông Cửu Long, Sóc Trăng có phần đất liền nằm từ 9°14`-9°56` vĩ độ bắc và 105°34`-106°18` kinh độ đông, nằm cuối sông Hậu, tiếp giáp Biển Đông với 72 km bờ biển; diện tích tự nhiên 3.223,3 km2 , dân số 1.243.982 người ( năm 2003), Trên địa bàn tỉnh có 26 dân tộc, chủ yếu là người Kinh, người Khmer và người Hoa. Sóc Trăng có 350.000 người Khmer, đông nhất trong số các địa phương có người Khmer sinh sống, chiếm 28,9% dân số toàn tỉnh và chiếm 32,1% tổng số người Khmer của cả nước. Phía Bắc và Tây Bắc giáp thành phố Cần Thơ, phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Nam giáp biển Đông. Sóc Trăng có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm: * thành phố Sóc Trăng * Long Phú* * Cù Lao Dung * Mỹ Tú * Thạnh Trị * Vĩnh Châu * Ngã Năm * Kế Sách * Mỹ Xuyên Các thành phố và huyện lại chia làm 102 xã, phường và thị trấn. * Tổng diện tích: 322.330 ha * Đất ở: 4.725 ha * Đất nông nghiệp: 263.831 ha * Đất lâm nghiệp: 9.287 ha * Đất chuyên dùng: 19.611 ha * Đất chưa sử dụng: 24.876 ha Sóc Trăng là vùng đất trẻ, được hình thành qua nhiều năm lấn biển nên địa hình bao gồm phần đất bằng, xen kẽ là những vùng trũng và các giồng cát với cao trình phổ biến ở mức 0,5-1,0 m so với mặt biển, nghiêng từ tây bắc xuống đông nam và có hai tiểu vùng địa hình chính: vùng ven sông Hậu với độ cao 1,0-1,2 m, bao gồm vùng đất bằng và những giồng cát hình cánh cung tiếp nối nhau chạy sâu vào giữa tỉnh; vùng trũng phía nam tỉnh với độ cao 0-0,5 m, thường bị ngập úng dài ngày trong mùa lũ. Ngoài ra, Sóc Trăng còn có những khu vực nằm giữa các giồng cát, không hình thành vùng tập trung với độ cao trung bình 0,5-1,0 m. Ẩm thực * Bánh pía là loại đặc sản của Sóc Trăng, được xuát khẩu đến các nước trên thế giới. * Lạp xưởng * Bún nước lèo là đặc sản của toàn tỉnh Sóc Trăng đi đâu trong tỉnh bạn cũng sẽ gặp được những quán Bún nước lèo này, thậm chí ở một số Thành phố lớn ở Việt Nam bạn cũng có thể bắt gặp được món Bún nước lèo này. * Bánh cống ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên. Đây là loại bánh làm từ thịt heo băm nhuyễn, bột sắn và hột đậu xanh, với nước nắm chua ngọt. * Bò nướng ngói dặc sản của huyện Mỹ Xuyên: thịt bò được nướng trên tấm ngói, gói rau bún chấm vói nước nắm nêm pha với ít khóm. * Ngoài ra con một số món như: bún sào Thạnh Trị, bún gỏi già.... Trên địa bàn Sóc Trăng có hai sông lớn là sông Hậu và sông Mỹ Thanh, đổ ra biển qua cửa Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh. Có 2 di tích tiêu biểu là Bửu Sơn tự và chùa Mã Tộc. Bửu Sơn tự (hay chùa Đất Sét) Đây là một am thờ đã qua nhiều đời của dòng tộc họ Ngô, có tất cả tượng Phật đến linh thú, bảo tháp, đỉnh trầm đều được làm từ đất sét. Phần lớn do ông Ngô Kim Tòng sáng tạo trong suốt 42 năm (1928-1970). Ngoài ra,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Thanh Việt
Dung lượng: 243,00KB|
Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)