Địa lí 9
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Nhàn |
Ngày 16/10/2018 |
46
Chia sẻ tài liệu: Địa lí 9 thuộc Địa lí 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI HỌC KÌ I : NĂM HỌC 2008 - 2009
Môn : Địa lí 9
Thời gian: 45 phút
(Không kể thời gian phát đề)
Câu 1: So sánh địa hình hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ? Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt đối với các tỉnh cực Nam Trung Bộ? (3,5 điểm)
Câu 2: Dựa vào biểu đồ dưới đây, hãy nhận xét diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước. Vì sao cà phê được trồng nhiều ở vùng này? (2,5 điểm)
Câu 3: ( 4 điểm) Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng (%)
Năm
Tiêu chí
1995
1998
2000
2002
Dân số
100,0
103,5
105,6
108,2
Sản lượng lương thực
100,0
117,7
128,6
131,1
Bình quân lương thực theo đầu người
100,0
113,8
121,8
121,2
Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng.
Từ biểu đồ đã vẽ, nêu nhận xét và giải thích về sự thay đổi của dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng thời kì trên.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1:
* Giống nhau: (0,5 điểm)
- Phía Tây: Miền núi và gò đồi.
- Phía đông: Một dải đồng bằng nhỏ hẹp.
* Khác nhau: (1,5 điểm)
- Vùng Bắc Trung Bộ: Chỉ có một nhánh núi của Trường Sơn Bắc đâm ra biển làm thành Đèo Ngang – tận cùng phía Nam giáp ranh 2 vùng là dãy Bạch Mã chạy ra biển làm thành đèo Hải Vân. Bờ biển vùng này tương đối ít khúc khuỷu.
- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: Nhiều nhánh núi Trường Sơn đâm ra sát biển tạo ra nhiều đèo như đèo cả ở Phú Yên, đèo Cù Mông ở Bình Định, đồng thời chia cắt đồng bằng ở ven biển thành nhiều đoạn và làm cho bờ biển khúc khuỷu nhiều vũng, vịnh.
* Tầm quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển rừng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ : (1,5 điểm)
- Về đặc điểm khí hậu, đây các tỉnh khô hạn nhất cả nước (Ninh Thuận, Bình Thuận)
- Hiện tượng sa mạc hoá có xu thế mở rộng. Những cồn cát đang trong thời kì phát triển thường di động với tác động của gió.
-> Vì vậy vấn đề bảo vệ rừng và phát triển rừng được coi là giải pháp bền vững nhất, nhằm hạn chế và tiến tới kiểm soát tình hình sa mạc hoá, đồng thời phát triển rừng, góp phần cải thiện đời sống dân cư.
Câu 2: (2,5 điểm)
- Nhận xét: Diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên chiếm tỉ lệ cao nhất so với cả nước (Diện tích và sản lượng cà phê nước ta chủ yếu tập trung ở Tây Nguyên)
- Cà phê được trồng nhiều ở Tây Nguyên vì:
+ Địa hình cao, diện tích đất badan rộng lớn chất lượng tốt (66% diện tích đất badan cả nước).
+ Khí hậu cận xích đạo, có hai mùa rõ rệt, mùa khô kéo dài thích hợp cho thu hoạch, bảo quản và chế biến.
+ Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước rộng mở; công nghiệp chế biến nông sản phát triển.
+ Chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đã tạo cho Tây Nguyên cơ hội khai thác nguồn tài nguyên phong phú này.
Câu 3:
a. Vẽ biểu đồ: (2 điểm)
Vẽ đủ 3 đường, chính xác, đẹp; dùng kí hiệu hoặc màu để phân biệt 3 đường khác nhau; ghi đầy đủ: tên biểu đồ, chú thích, đơn vị cho các trục.
b.
Nhận xét: (0,5 điểm)
Dân sốâ, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người đều tăng nhưng tốc độ tăng không giống nhau, sản lượng và bình quân lương thực theo đầu người tăng nhanh hơn dân số.
Giải thích: (1,5 điểm)
Sản lượng lương thực có hạt tăng nhanh nhất do đẩy mạnh thâm canh tăng vụ (vụ đông); áp dụng khoa học, kĩ thuật.
Dân số tăng chậm do thực hiện chính sách kế hoạch hoá gia đình có hiệu quả.
Môn : Địa lí 9
Thời gian: 45 phút
(Không kể thời gian phát đề)
Câu 1: So sánh địa hình hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ? Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt đối với các tỉnh cực Nam Trung Bộ? (3,5 điểm)
Câu 2: Dựa vào biểu đồ dưới đây, hãy nhận xét diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước. Vì sao cà phê được trồng nhiều ở vùng này? (2,5 điểm)
Câu 3: ( 4 điểm) Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng (%)
Năm
Tiêu chí
1995
1998
2000
2002
Dân số
100,0
103,5
105,6
108,2
Sản lượng lương thực
100,0
117,7
128,6
131,1
Bình quân lương thực theo đầu người
100,0
113,8
121,8
121,2
Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng.
Từ biểu đồ đã vẽ, nêu nhận xét và giải thích về sự thay đổi của dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng thời kì trên.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1:
* Giống nhau: (0,5 điểm)
- Phía Tây: Miền núi và gò đồi.
- Phía đông: Một dải đồng bằng nhỏ hẹp.
* Khác nhau: (1,5 điểm)
- Vùng Bắc Trung Bộ: Chỉ có một nhánh núi của Trường Sơn Bắc đâm ra biển làm thành Đèo Ngang – tận cùng phía Nam giáp ranh 2 vùng là dãy Bạch Mã chạy ra biển làm thành đèo Hải Vân. Bờ biển vùng này tương đối ít khúc khuỷu.
- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: Nhiều nhánh núi Trường Sơn đâm ra sát biển tạo ra nhiều đèo như đèo cả ở Phú Yên, đèo Cù Mông ở Bình Định, đồng thời chia cắt đồng bằng ở ven biển thành nhiều đoạn và làm cho bờ biển khúc khuỷu nhiều vũng, vịnh.
* Tầm quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển rừng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ : (1,5 điểm)
- Về đặc điểm khí hậu, đây các tỉnh khô hạn nhất cả nước (Ninh Thuận, Bình Thuận)
- Hiện tượng sa mạc hoá có xu thế mở rộng. Những cồn cát đang trong thời kì phát triển thường di động với tác động của gió.
-> Vì vậy vấn đề bảo vệ rừng và phát triển rừng được coi là giải pháp bền vững nhất, nhằm hạn chế và tiến tới kiểm soát tình hình sa mạc hoá, đồng thời phát triển rừng, góp phần cải thiện đời sống dân cư.
Câu 2: (2,5 điểm)
- Nhận xét: Diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên chiếm tỉ lệ cao nhất so với cả nước (Diện tích và sản lượng cà phê nước ta chủ yếu tập trung ở Tây Nguyên)
- Cà phê được trồng nhiều ở Tây Nguyên vì:
+ Địa hình cao, diện tích đất badan rộng lớn chất lượng tốt (66% diện tích đất badan cả nước).
+ Khí hậu cận xích đạo, có hai mùa rõ rệt, mùa khô kéo dài thích hợp cho thu hoạch, bảo quản và chế biến.
+ Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước rộng mở; công nghiệp chế biến nông sản phát triển.
+ Chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đã tạo cho Tây Nguyên cơ hội khai thác nguồn tài nguyên phong phú này.
Câu 3:
a. Vẽ biểu đồ: (2 điểm)
Vẽ đủ 3 đường, chính xác, đẹp; dùng kí hiệu hoặc màu để phân biệt 3 đường khác nhau; ghi đầy đủ: tên biểu đồ, chú thích, đơn vị cho các trục.
b.
Nhận xét: (0,5 điểm)
Dân sốâ, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người đều tăng nhưng tốc độ tăng không giống nhau, sản lượng và bình quân lương thực theo đầu người tăng nhanh hơn dân số.
Giải thích: (1,5 điểm)
Sản lượng lương thực có hạt tăng nhanh nhất do đẩy mạnh thâm canh tăng vụ (vụ đông); áp dụng khoa học, kĩ thuật.
Dân số tăng chậm do thực hiện chính sách kế hoạch hoá gia đình có hiệu quả.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Dung lượng: 50,00KB|
Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)