ĐIA 6

Chia sẻ bởi Trương Văn Hoàng | Ngày 16/10/2018 | 81

Chia sẻ tài liệu: ĐIA 6 thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT TRIỆU PHONG Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2017 - 2018
Họ và tên: ................................................... Môn: Địa lí lớp 9
SBD: ..................................... Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)



Câu 1: (3 điểm)
Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Em hãy kể tên các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta.
Câu 2: (3 điểm)
Trong xây dựng kinh tế - xã hội, Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì ?
Câu 3: (3 điểm)
Dựa vào bảng số liệu sau, em hãy vẽ biểu đồ hình cột và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
(Đơn vị: tỉ đồng)
Năm
Tiểu vùng
1995
2000
 2002


Tây Bắc
320,5
541,1
696,2

Đông Bắc
6179,2
10657,7
14301,3


Câu 4: (1 điểm)
Nêu tên các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

(HS được sử dụng At-lat Địa Lí Việt Nam)

HẾT
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018
MÔN ĐỊA LÍ 9
CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM

Câu 1
(3 điểm)
- Công nghiệp trọng điểm là những ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, được phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ lực. Sự phát triển của những ngành này có tác động thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta:
+ Công nghiệp khai thác nhiên liệu
+ Công nghiệp điện
+ Công nghiệp cơ khí và điện tử
+ Công nghiệp hóa chất
+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
+ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
+ Công nghiệp dệt may
1,5đ





1,5đ

Câu 2
(3 điểm)
- Những điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng kinh tế- xã hội ở Tây nguyên:
+ Vị trí ngã ba biên giới 3 nước (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia), thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa với các nước trong tiểu vùng Mê Công.
+ Địa hình cao nguyên xếp tầng, là nơi bắt nguồn của nhiều con sông -> Tiềm năng thủy điện lớn.
+ Diện tích đất Badan lớn: 1,36 triệu ha (66% cả nước), thích hợp trồng cây công nghiệp (cà phê, cao su, hồ tiêu, chè,...)
+ Rừng có diện tích và trữ lượng gỗ lớn nhất cả nước, có nhiều gỗ quý: hương, cẩm lai, lim, chò,...
+ Khoáng sản: Bô xít gần 3 tỉ tấn
+ Khí hậu mát mẽ
+ Nhiều phong cảnh đẹp: Đà Lạt, Biển Hồ, Bản Đôn,...
+ Bản sắc văn hóa phong phú với nhiều nét đặc thù. Có nhiều lễ hội
- Khó khăn :
+ Mùa khô kéo dài gây hạn hán, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
+ Nạn phá rừng và săn bắt động vật quý hiếm.
+ Thiếu lao động chuyên môn kĩ thuật,...
+ Không có biển


0,25đ


0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ


0,25đ

0,25đ
0,25đ
0,25đ

Câu 3
(3 điểm)
*Vẽ: đúng, đẹp

* Nhận xét :
-Giá trị sản xuất công nghiệp của 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc từ năm 1995 đến năm 2002 đều tăng.
- Giá trị sản xuất công nghiệp của tiểu vùng Đông Bắc lớn hơn gấp rất nhiều lần so với tiểu vùng Tây Băc.
- Vì: Ở tiểu vùng Đông Bắc có nhiều khoáng sản, có lich sử phát triển công nghiệp sớm hơn và có trình độ phát triển dân cư, xã hội cao hơn tiểu vùng Tây Bắc
1,5đ
















0,5đ

0,5đ

0,5đ

Câu 4
(1điểm)
Thừa Thiên Huế, Đà Nẳng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định
1đ










* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Văn Hoàng
Dung lượng: 123,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)