De va dap an thi HSG cap Thanh pho - Huyen mon Dia li nam hoc 2013-2014 vòng

Chia sẻ bởi Lê Ngọc Kiện | Ngày 16/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: De va dap an thi HSG cap Thanh pho - Huyen mon Dia li nam hoc 2013-2014 vòng thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HÓA
Đề chính thức
Đề thi gồm có: 01 trang
THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH
NĂM HỌC 2013 – 2014 MÔN: ĐỊA LÝ – LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 09 tháng 01 năm 2014


Đề bài:
Câu 1 (6 điểm):
Ở nước ta, việc làm đã và đang là vấn đề được cả nước quan tâm. Em hãy trình bày:
1. Đặc điểm nguồn lao động của nước ta.
2. Vấn đề việc làm và các phương hướng giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay.
Câu 2 (4 điểm):
Những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên để phát triển ngành thủy sản ở nước ta.
Câu 3 (5 điểm): Cho bảng số liệu sau:
Bình quân lương thực theo đầu người của cả nước,
Vùng đồng bằng sông Hồng và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
(Đơn vị: kg/người)
Năm
Cả nước
Đồng Bằng Sông Hồng
Đồng Bằng Sông Cửu Long

1995
363,1
330,9
831,6

1997
392,6
362,4
876,8

2000
444,9
403,1
1025,1

2005
475,8
362,2
1124,9


1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất để so sánh bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, Vùng Đồng Bằng Sông Hồng và Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
2. Nêu nhận xét và giải thích sự khác nhau về bình quân lương thực theo đầu người.
Câu 4 (5 điểm):
Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 2 ở nước ta. Hãy:
1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn chủ yếu về điều kiện tự nhiên để phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên.
2. Nêu các giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa việc trồng cây công nghiệp dài ngày ở Tây Nguyên.
Thí sinh được sử dụng Át Lát Địa Lý Việt Nam xuất bản từ năm 2009 trở lại đây.
(HẾT)
Phòng thi:……….Số báo danh………………Họ tên thí sinh……………………………
Họ tên, chữ ký giám thị 1………………………………………………………………….
Họ tên, chữ ký giám thị 2………………………………………………………………….


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ THANH HÓA
THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH
NĂM HỌC 2013 - 2014


HƯỚNG DẪN CHẤM – MÔN: ĐỊA LÝ – LỚP 9
Câu 1 (6 điểm)
Đặc điểm nguồn lao động :
Số lượng lao động
Nguồn lao động nước ta rất dồi dào do dân số đông, cơ cấu dân số trẻ. Năm 1999: 76,3 triệu dân, hơn 38 triệu lao động.
Mặc dù tốc độ gia tăng dân số đã giảm, nhưng tốc độ gia tăng nguồn lao động vẫn cao (3%/năm), mỗi năm tăng thêm 1,1 triệu lao động.
Chất lượng nguồn lao động:
Người lao động Việt Nam cần cù, khéo tay, có nhiều kinh nghiệm sản xuất nhất là nông, ngư nghiệp, được tích lũy qua nhiều thế hệ, có khả năng tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Chất lượng người lao động ngày càng cao do đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật ngày càng đông đảo. Hiện có khoảng 5 triệu lao động có chuyên môn kỹ thuật, chiếm 13% nguồn lao động, trong đó 23% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên.
Lao động nước ta nhìn chung còn thiếu tác phong công nghiệp, kỹ thuật lao động chưa cao, hạn chế về thể lực, kém nhạy bén với cơ chế thị trường, đội ngũ cán bộ có kỹ thuật và công nhân có tay nghề cao còn mỏng.
Phân bố lao động:
Phân bố lao động chưa hợp lý giữa các vùng và các khu vực sản xuất.
Lực lượng lao động, đặc biệt là lao động có kỹ thuật tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng, ven biển của đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, nhất là các thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh…) tạo thuận lợi cho vùng này phát triển các ngành dịch vụ, công nghiệp kỹ thuật cao, nhưng cũng gây khó khăn về việc làm.
Miền núi, trung du là nơi có nhiều tài nguyên nhưng lại thiếu lao động, đặc biệt lao động có kỹ thuật.
Vấn đề việc làm và các phương hướng giải quyết việc làm:
Vấn đề việc làm:
Vấn đề việc làm là một trong các vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay trong điều kiện kinh tế thị trường, do nguồn lao động đông và tăng nhanh, kinh tế còn chậm phát triển.
Tình trạng thiếu việc làm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Ngọc Kiện
Dung lượng: 81,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)