Đề TS 10

Chia sẻ bởi Phăn Văn Tuân | Ngày 16/10/2018 | 60

Chia sẻ tài liệu: Đề TS 10 thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ VÀ GỢI Ý ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN VÀO LỚP 10 THÀNH PHỐ HÀ NỘI CÁC NĂM
TỪ 2006 - 2013








Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT
Năm học 2006-2007
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút


Phần I:
Câu 1: Trong bài thơ Cành phong lan bể, Chế Lan Viên có viết: “Con cá song cầm đuốc rước thơ về”. Ở bài Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận cũng có một câu thơ giàu hình ảnh tương tự. Em hãy chép chính xác khổ thơ có câu thơ đó theo sách Ngữ Văn 9 và cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Câu 2: Con cá song và ngọn đuốc vốn là những vật rất xa nhau trong thực tế nhưng nhà thơ Huy Cận lại có một sự liên tưởng gần gũi. Vì sao vậy? Câu thơ của ông giúp người đọc hiểu thêm gì về thiên nhiên và tài làm thơ của nhà thơ?
Câu 3: Dưới đây là câu chủ đề cho một đoạn văn trình bày cảm nhận về khổ thơ được chép theo yêu cầu của câu 1:“Chỉ với bốn câu thơ Huy Cận đã cho ta thấy một bức tranh kì thú về sự giàu có và đẹp đẽ của biển cả quê hương”.
Em hãy viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch trong đó có một số câu ghép và một câu có thành phần tình thái. (Yêu cầu xác định rõ câu ghép và thành phần tình thái).
Phần II:
Đoạn cuối cảnh chia tay của cha con ông Sáu trong trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) được kể như sau:
“Trong lúc đó nó vẫn ôm chặt lấy ba nó. Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con:
- Ba đi rồi ba về với con.
- Không! – con bé thét lên, rồi hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run.
Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng cảm thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi”.
(Sách Ngữ Văn 9 – tập 1 – NXB Giáo Dục 2005 trang 199).
Câu 1: Vì sao khi chứng kiến giây phút này, bà con xung quanh và nhân vật “tôi” lại có cảm xúc như vậy?
Câu 2: Người kể chuyển ở đây là ai? Cách chọn vai kể ấy góp phần như thế nào để tạo nên thành công Chiếc lược ngà?
Câu 3: Kể tên hai tác phẩm viết về đề tài người lính cách mạng đã được học trong chương trình Ngữ Văn 9 và ghi rõ tên tác giả.
GỢI Ý TRẢ LỜI 
Phần I


Câu 1


Chép chính xác khổ thơ (chép sai hoặc thiếu 1 câu trừ O,25đ)
1,0 đ

Nêu đúng hoàn cảnh ra đời: năm 1958 , trong chuyến đi thực tế ở Quảng Ninh
0,5 đ

Câu 2


Vì: trong thực tế cá song có thân dài nhiều chấm, vạch màu đen hồng nên dưới ánh trăng chúng bơi lội trông như rước đuốc
0,5 đ

- Hiểu thêm được :


+ Thiên nhiên biển cả đẹp huyền ảo" lung linh như đêm hội . . .
0,5 đ

+ Tài quan sát tinh tế và trí tưởng tượng bay bổng....của nhà thơ
0,5 đ

Câu 3


A.Hình thức:


-Đoạn diễn dịch
0,5 đ

-8 đến 10 câu
0,5 đ

-Câu ghép
0,25 đ

-Thành phần tình thái
0,25 đ

B.Nội dung:


-Biển cả giàu có : Cảnh của đêm trăng trên biển lung linh lấp lánh với hình ảnh nhiều màu sắc của các loài cá : “cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song”. Một loạt những hình ảnh liệt kê góp phần diễn tả sự giàu có của biển cả nước ta.
0,5 đ

-Không chỉ giàu, biển cả quê hương còn đẹp:
+Hình ảnh ẩn dụ độc đáo “cá song lấp lánh đuốc đen hồng”: cá song có các chấm màu đen và hồng trên thân từ đó tác giả liên tưởng tới ngọn đuốc đang lấp lánh (ánh sáng phản chiếu khi mờ khi tỏ) rất sinh động, đẹp mắt, có cảm tưởng đàn cá đang mở hội rước đuốc nghênh đón người ngư dân.
0,5 đ

+Ngọn đuốc cá song đã phản chiếu ánh trăng rất
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phăn Văn Tuân
Dung lượng: 182,50KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)