DE THI HSG K9 DIA LI

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Lâm | Ngày 16/10/2018 | 52

Chia sẻ tài liệu: DE THI HSG K9 DIA LI thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TÂN CHÂU
TRƯỜNG THCS SUỐI NGÔ


ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ
NĂM HỌC: 2012-2013
THỜI GIAN: 150 PHÚT

Câu 1: Vào ngày 22-6 và 22-12 mặt trời chiếu vuông gốc vào vĩ tuyến nào ở hai bán cầu? Vĩ tuyến đó là đường gì? Trong vòng nội chí tuyến trong một năm có hiện tượng gì đặc biệt ? ( 2đ )
Câu 2: Phân biệt hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau vào ngày 22-6 và 22-12. Giới hạn rộng nhất của vùng có ngày và đêm dài suốt 24h là vĩ tuyến bao nhiêu độ ? ( 4đ)
Câu 3: Các chí tuyến bắc, nam vòng cực bắc, nam đi qua vĩ độ nào ? các chí tuyến và các vòng cực là ranh giới của các vành đai nhiệt nào ? Nêu vị trí và đặc điểm của năm đới khí hậu? ( 4đ )
Câu 4: Biển nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa . Em hãy chứng minh điều đó qua các yếu tố khí hậu của biển ? Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với đời sống của nhân dân ? Em có những biện pháp gì để bảo vệ môi trường biển của nước ta ( 5đ )
Câu 5: Trong mùa gió đông bắc thời tiết và khí hậu của bắc bộ, trung bộ và nam bộ có đặc điểm gì giống nhau không ? Vì sao? ( 5đ )

















PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TÂN CHÂU
TRƯỜNG THCS SUỐI NGÔ
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: Vào ngày 22-6 mặt trời chiếu vuông góc vào vĩ tuyến 230 27’B. ( 0,25)
Vào ngày 22-12 mặt trời chiếu vuông góc vào vĩ tuyến 230 27’N. ( 0,25)
230 27’B. gọi là chí tuyến bắc ( 0,25)
230 27’N. gọi là chí tuyến nam ( 0,25)
- Trong vòng nội chí tuyến một năm có 2 lần mặt trời đi qua thiên đỉnh ( 1 đ )
Câu 2:
- Vào ngày 22-6 ( hạ chí ) ở nửa cầu bắc ( 0,5đ )
+ 230 27’B : Ngày dài , đêm ngắn
+ 660 33’B : ngày = 24 g
+ 900 B : Ngày = 24g
- Ở Xích đạo 00 quanh năm ngày= đêm ( 1đ )
- Vào ngày 22-6 ( hạ chí ) ở nửa cầu nam ( 0,5đ )
+ 230 27’N : Ngày ngắn , đêm dài
+ 660 33’N : Đêm = 24 g
+ 900 N : Đêm = 24g
- Vào ngày 22-12 ( đông chí ) thì ngược lại ( 1đ )
- Giới hạn rộng nhất của vùng có ngày và đêm dài suốt 24h là vĩ tuyến 660 33’B,N ( 1đ )
Câu 3:
- Các chí tuyến bắc đi qua vĩ độ 230 27’B ( 0,25)
- Các chí tuyến nam đi qua vĩ độ 230 27’N ( 0,25)
- Vòng cực bắc đi qua vĩ độ 660 33’B ( 0,25)
- Vòng cực nam 660 33’N ( 0,25)
- Các chí tuyến và các vòng cực là ranh giới của 5 vành đai nhiệt trên trái đất : 1 nhiệt đới , 2 ôn đới, 2 hàn đới ( 0,5)
- Đặc điểm của 5 đới khí hậu
Đới nóng ( Nhiệt đới. ):
- Vị trí: Nằm giữa hai chí tuyến
- Quanh năm có góc chiếu ánh sáng lớn nên hấp thụ nhiệt nhiều vì vậy nóng quanh năm. Gió thường xuyên thổi là gió Tín phong . Lượng mưa trung bình từ 1000 mm- 2000 mm mỗi năm ( 1đ )
Hai đới ôn hòa.
- Vị trí: Từ hai chí tuyến đến hai vòng cực
- Đây là khu vực có góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau nhiều . Nhiệt độ trung bình. Có gió Tây ôn đới thổi thường xuyên . Lượng mưa từ 500 mm – 1000 mm ( 1đ )
Hai đới lạnh. ( Hàn đới )
- Vị trí: Từ hai vòng cực đến hai cực. Là nơi có góc chiếu sáng nhỏ , thời gian chiếu sáng dao động lớn
- Đây là hai khu vực giá lạnh, băng tuyết quanh năm. Gió thường xuyên thổi là gió Đông cực. Lượng mưa trung bình dưới 500 mm ( 0,5đ )
Câu 4:
* Tính chất nhiệt đới gió mùa của biển ( 1đ )
- Chế độ gió: Có hai mùa rõ rệt
+ Từ tháng 11-4 là ưu thế của gió Đông Bắc
+ Từ tháng 5 -10 là ưu thế của gió mùa Tây Nam
- Chế độ nhiệt : Nhiệt độ trung bình của nước biển tầng mặt là 230 c , biển không đóng băng , mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền
- Chế độ mưa: ít hơn đất liền ,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Lâm
Dung lượng: 46,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)