ĐỀ THI HSG ĐỊA LÝ 9 - ĐỀ 13
Chia sẻ bởi Phan Thanh Việt |
Ngày 16/10/2018 |
54
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HSG ĐỊA LÝ 9 - ĐỀ 13 thuộc Địa lí 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ - LỚP 9
HÀ NỘI Năm học 2009-2010
Môn: Địa lí
Ngày thi : 31 - 3 - 2010
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm 01 trang)
Câu 1 (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
Thời gian Mặt trời mọc và lặn ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 21/5/2008
Địa điểm
Giờ Mặt trời mọc
Giờ Mặt trời lặn
Hà Nội
5 h17’
18 h30’
TP Hồ Chí Minh
5 h30’
18 h10’
Qua bảng số liệu trên hãy rút ra nhận xét và giải thích nguyên nhân dẫn tới sự chênh lệch thời gian ngày đêm ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 21/5/2008.
Câu 2 (4,0 điểm)
Dựa vào Atlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh khí hậu nước ta có tính chất đa dạng và thất thường. Những nhân tố chủ yếu nào đã làm cho khí hậu nước ta có tính chất trên?
Câu 3 (5, điểm)
Dựa vào Atlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản ở nước ta.
Câu 4 (4, điểm)
Cho bảng số liệu:
Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây ( Đơn vị: nghìn ha)
Các nhóm cây
Năm 1990
Năm 2002
Tổng số
9040,0
12.831,4
Cây lương thực
6474,6
8320,3
Cây công nghiệp
1199,3
2337,3
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác
1366,1
2173,8
Hãy:
a) vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích ngành trồng trọt phân theo nhóm cây ở nước ta qua 2 năm trên.
b) Qua bảng số liệu và biểu đồ, rút ra nhận xét về sự thay đổi quy mô, tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây ở nước ta.
Câu 5 (4,0 điểm)
Dựa vào Atlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa hai `tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
-------------------- Hết---------------------
( Giám thị không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:.............................................................................................................
Số báo danh:.....................................
Câu I (2,0 điểm):
1, Trình bày đặc điểm và ý nghĩa của giai đoạn Tiền Cambri trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam
2, Chứng minh rằng nguồn lao động của nước ta phân bố không đều giữa khu vực nông thôn với thành thị. Phân tích tác động tích cực của quá trình đô thị hóa ở nước ta tới sự phát triển kinh tế
1. Đặc điểm của giai đoạn Tiền Cambri:
- Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam
+ Diễn ra trong 2 đại Thái cổ và Nguyên sinh
+ Thời gian diễn ra khoảng 2 tỷ năm và kết thúc cách đây 542 triệu năm.
- Diễn ra trong 1 phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay, tập trung ở khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn và Trung Trung Bộ
- Các điều kiện cổ địa lý còn rất sơ khai và đơn điệu (mới có sự xuất hiện của thạch quyển, khí quyển, thủy quyển; các sinh vật còn rất sơ khai, nguyên thủy: tảo, động vật thân mềm)
Ý nghĩa:
- Đây là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam
- Phần lãnh thổ được hình thành là các đơn vị nền móng cổ: Khối Vòm song Chảy, Hoàng Liên Sơn, địa khối sông Mã, Kon Tum.
2, Chứng minh rằng nguồn lao động của nước ta phân bố không đều giữa khu vực nông thôn với thành thi:
- Nước ta có nguồn lao động rất dồi dào: năm 2005 dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người.
- Nguồn lao động nước ta phân bố không đều giữa khu vực nông thôn và thành thị: năm 2005, tỷ lệ lao động nông thôn chiếm 75%, tỷ lệ lao động thành thị chiếm 25%.
Tác động tích cực của quá trình đô thị hóa ở nước ta tới sự phát triển kinh tế:
Tích cực: Đô thị hóa có tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.
- Các đô thị ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, các vùng trong nước…
- Các thành phố, thị xã có cơ sở vật chất kĩ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Thanh Việt
Dung lượng: 93,00KB|
Lượt tài: 6
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)