Đề thi HSG địa lý 9 Bình Xuyên vòng 1 năm 2010-2011

Chia sẻ bởi Phạm Tất Đạt | Ngày 16/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG địa lý 9 Bình Xuyên vòng 1 năm 2010-2011 thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC


ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG 1
MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 9
NĂM HỌC 2010-2011
(Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề)



Câu 1: Dựa vào át lát địa lý Việt Nam (xuất bản 2009 trở lại đây) và kiến thức đã học. Em hãy nêu đặc điểm nguồn lao động và tình hình sử dụng lao động ở nước ta?

Câu 2: Dựa vào bảng số liệu sau, hãy chứng minh rằng dân số nước ta phân bố không đều giữa các vùng kinh tế?
Diện tích và dân số phân theo vùng của nước ta năm 2002

Dân số (triệu người)
Diện tích (km2)

Cả nước
79,7
329297

Trung du miền núi phía Bắc
11,5
100965

Đồng bằng Sông Hồng
17,5
14806

Bắc Trung Bộ
10,3
51513

Duyên hải Nam Trung Bộ
8,4
44254

Tây Nguyên
4,4
54475

Đông Nam Bộ
10,9
23550

Đồng bằng Sông Cửu Long
16,7
39734


(ghi chú: diện tích cả nước bằng tổng diện tích bảy vùng kinh tế)
Câu 3: Cây công nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Em hãy giải thích vì sao cây công nghiệp lại được phát triển mạnh trong những năm gần đây?
Câu 4: Cho bảng số liệu: tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng (đơn vị %)?

Năm
Tiêu chí
1995
1998
2000
2002

Dân số
100
103,5
105,6
108,2

Sản lượng lương thực
100
117,7
128,6
131,1

Bình quân lương thực theo đầu người
100
113,8
121,8
121,2


Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng Sông Hồng?
Qua bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét và giải thích?

UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO


HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI
CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 9
NĂM HỌC 2010-2011



Câu

Nội dung
Điểm

1
a
Đặc điểm nguồn lao động
1,5



- Số lượng: Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh. Năm 2003 nước ta có 41,3 triệu lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Bình quân mỗi năm nước ta tăng hơn một triệu lao động.
0.5



- Chất lượng: Lao động nước ta cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm trong sản xuất nông-lâm-ngư, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật nhanh. Tuy vậy còn thiếu tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động chưa cao, còn hạn chế về thể lực, số lao động qua đào tạo còn ít, chỉ chiếm 21,2% tổng số lao động cả nước (năm 2003). Ngày nay số lao động qua đào tạo đang càng ngày càng tăng.
0.5



- Phân bố: Không đồng đều về cả số lượng và chất lượng lao động. Ở Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ và nhất là một số thành phố lớn tập trung nhiều lao động, nhất là lao động có chuyên môn kỹ thuật. Vùng núi và trung du thiếu lao động, nhất là lao động có chuyên môn kỹ thuật.
0.5



b
Tình hình sử dụng lao động




- Trong các ngành kinh tế: Năm 2007 số lao động làm việc trong các ngành nông-lâm-thủy sản chiếm tỉ trọng cao (53,9%). Tỉ trọng lao động trong ngành dịch vụ là (26,1%) và thấp nhất là tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm (20%).
0,5



- Tỉ trọng lao động làm việc trong các ngành kinh tế cũng đang có sự thay đổi từ năm 1995 đến năm 2007
Tỉ trọng lao động làm việc trong ngành nông-lâm-thủy sản giảm từ 71,2% xuống còn 53,9%, bình quân mỗi năm giảm 1,44%.
Tỉ trọng lao động làm việc trong ngành công nghiệp –xây dựng tăng từ 11,4% lên 20%, bình quân mỗi năm tăng 0,7%.
Tỉ trọng lao động làm việc trong ngành dịch vụ tăng từ 17,4% lên 26,1%, bình quân mỗi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Tất Đạt
Dung lượng: 103,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)