Đề thi HSG Địa 9- Đoan Hùng 2016-2017

Chia sẻ bởi Lê Thị Ngọc Mai | Ngày 16/10/2018 | 60

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG Địa 9- Đoan Hùng 2016-2017 thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO
ĐOAN HÙNG


KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
THCS CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN: ĐỊA LÝ
(Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề)
(Đề có 04 trang)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (8,0 ĐIỂM):
Hãy chọn phương án đúng nhất (Làm vào giấy thi)
Câu 1. Điểm cực Bắc của nước ta nằm ở:
A. Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
B. Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
C. Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
D. Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
Câu 2. Biên giới trên đất liền nước ta không tiếp giáp với quốc gia nào sau đây:
A. Trung Quốc B. Thái Lan C. Lào D. Cam – pu – chia
Câu 3. Nội thủy là:
A. vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
B. vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở.
C. vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
D. vùng biển rộng 24 hải lí tính từ đường cơ sở.
Câu 4. Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì lực lượng lao động trong các khu vực kinh tế ở nước ta sẽ chuyển dịch theo hướng:
A. Tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực sản xuất công nghiệp, xây dựng.
B. Giảm dần tỉ trọng lao động trong khu vực dịch vụ.
C. Tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp
D. Tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Câu 5. Khó khăn lớn nhất đối với ngành khai thác thủy sản của nước ta là:
A. Nguồn tài nguyên thủy sản nước ta đang ngày càng suy giảm
B. Nguồn lao động có trình độ còn ít
C. Thiếu các loại tàu thuyền công suất lớn và thiết bị đánh bắt hiện đại
D. Tinh trạng ô nhiễm môi trường tại các vùng biển ngày càng gia tăng
Câu 6. Trong cơ cấu sản lượng điện của nước ta hiện nay, tỉ trọng lớn nhất thuộc về:
A. Nhiệt điện, điện gió.
B. Thuỷ điện, điện gió.
C. Nhiệt điện, thuỷ điện.
D. Thuỷ điện, điện nguyên tử
Câu 7. Khó khăn thường xuyên đối với giao lưu kinh tế ở vùng miền núi nước ta là:
A. Động đất.
B. Khan hiếm nước.
C. Địa hình bị chia cắt mạnh, sườn dốc.
D. Thiên tai (lũ quét, xói mòn, trượt lở đất).
Câu 8. Việc hình thành cơ cấu nông lâm ngư nghiệp vùng Bắc Trung Bộ tạo ra ý nghĩa lớn nhất là:
A. Tạo nên thế liên hoàn trong phát triển kinh tế
B. Giải quyết việc làm cho người lao động
C. Hình thành nên các sản phẩm thế mạnh của vùng
D. Giúp hình thành các mô hình sản xuất mới
Câu 9. Để nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp lâu năm vùng Tây Nguyên cần:
A. Mở rộng diện tích trồng các loại cây công nghiệp
B. Tập trung phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm cây công nghiệp
C. Mở rộng mạng lưới giao thông giúp vận chuyển sản phẩm dễ dàng
D. Hỗ trợ nguồn vốn cho người dân phát triển sản xuất
Câu 10. Đi từ Bắc vào Nam trên lãnh thổ nước ta, lần lượt qua các đèo:
A. Đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cả, đèo Cù Mông
B. Đèo Ngang, đèo Cù Mông, đèo Cả, đèo Hải Vân
C. Đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông, đèo Cả
D. Đèo Ngang, đèo Cù Mông, đèo Hải Vân, đèo Cả
Câu 11. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là:
A. Gồm các khối núi và cao nguyên. B. Có 4 cánh cung lớn.
C. Địa hình cao và đồ sộ nhất nước ta. D. Địa hình thấp và hẹp ngang.
Câu 12. Đất Feralit phát triển trên đá ba dan (đất đỏ ba dan) tập trung nhiều nhất ở vùng nào của nước ta ?
A. Bắc Trung Bộ B. Tây Nguyên
C. Duyên hải Nam Trung Bộ D. Đông Nam Bộ
Câu 13. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam (trang 25), hãy cho biết các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia của nước
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Ngọc Mai
Dung lượng: 105,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)