Đề thi HS giỏi

Chia sẻ bởi Đỗ Việt Long | Ngày 16/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HS giỏi thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Phòng giáo dục & đào tạo hướng dẫn chấm học sinh giỏi
Huyện Lương Sơn Năm học 2008 - 2009

Môn: sinh học
Thời gian: 120 phút - Không kể thời gian giao đề
( Học sinh không phải chép đề vào giấy thi )

Câu 1: (2 điểm) Đáp án: b
Câu 2: (1,5 điểm) Đáp án: b
Câu 3: (1,5 điểm)
Đáp án: 1. Sức đẩy; 2. áp lực; 3. Huyết áp; 4. Vận tốc máu.
Câu 4: (4 điểm)
Đột biến gen đại bộ phận là có hại, vì nó làm phá vỡ tính hài hoà về kiểu gen tự nhiên đã được chọn lọc, tích luỹ trong quá trình tồn tại phát triển của cơ thể, vả lại tính lợi hại của đột biến gen chỉ là tương đối, trong điều kiện này là có hại, nhưng khi chuyển sang điều kiện khác lại có thể trở nên có lợi. (1,0 điểm)
Nếu tính trên từng gen riêng rẽ thì tần số đột biến sẽ rất thấp, chỉ đạt tới giá trị 10-6 đến 10-4, nhưng tính chung lại đối với nhiều gen, tần số đó lại rất cao có thể đạt tới giá trị 5% đến 10%. Thậm chí có những trường hợp cá biệt đạt tới giá trị bão hoà (hãn hữu) (1,0 điểm)
Chính vì vậy, đột biến gen là nguyên liệu dồi dào cho quá trình tiến hoá.
Đột biến gen cũng có ý nghĩa trong chon giống thực vật và vi sinh vật. Nhiều đột biến tự nhiên có lợi có thể được chọn lọc để làm nguyên liệu cho chọn giống. (1,0 điểm)
Trong mấy thập kỷ qua, người ta đã dùng phương pháp nhân tạo để làm tăng tần số đột biến gen có lợi nhằm góp phần tạo nguồn nguyên liệu phong phú hơn cho chọn giống thực vật và vi sinh vật. (1,0 điểm)
Câu 5: (3 điểm)
Vì F1 toàn mào cục, nên mào cục là tính trạng trội, còn mào lá là tính trạng lặn. Ta quy ước gen A quy định tính trạng mà cục, gen a quy định định tính trạng mào lá.
Ta có sơ đồ lai:
P: AA x aa
(mào cục) (mào lá)
Gp : A a
F1 : Aa (1điểm)
(mào cục)
GF1: 1A : 1a x 1A : 1a (1điểm)
F2 : (KG) : 1 AA : 2 Aa : 1 aa
(KH) : 3 mào cục : 1 mào lá (1điểm)
Câu 6: (4 điểm)
Mối quan hệ giữa gen và ARN:
Chức năng của gen là lưu giữ thông tin quy định cấu trúc Protein. Thông tin di truyền của gen thể hiện ở trình tự các nucleotit, cứ 3 nucleotit (được gọi là 1 bộ ba) sẽ quy định sự tổng hợp 1 loại axit amin của protein. (1,0 điểm)

Khi tổng hợp ARN, trật tự các bộ 3 trên mạch khuôn của gen được sao chép sang các bộ 3 của ARN, nghĩa là: trình tự các bộ 3 nucleotitcủa mạch khuôn trên gen quy định trình tự các bộ ba nucleotit của ARN. (1,0 điểm)

Mối quan hệ giữa ARN và Protein:
Trong quá trình tổng hợp, khi các ribôxôm dịch chuyển qua 1 bộ ba nucleotit của mARN thì có một axit amin
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Việt Long
Dung lượng: 37,00KB| Lượt tài: 5
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)