De_thi_hoc_sinh_gioi_Dia_9
Chia sẻ bởi Hồ Văn Hiên |
Ngày 16/10/2018 |
48
Chia sẻ tài liệu: De_thi_hoc_sinh_gioi_Dia_9 thuộc Địa lí 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC : 2008 - 2009
Môn: Địa lí
Thời gian: 150 phút ( Không kể thời gian giao đề )
Câu 1: ( 1,5 điểm )
Trình bày nguyên nhân hình thành các hoang mạc trên thế giới ? Kể tên các hoang mạc lớn của thế giới ở các châu lục ?
Câu 2: ( 2,5 điểm )
Vì sao đều nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng hệ thống sông Hồng thường gây ra lũ quét, lũ đột ngột, còn hệ thống sông Cửu Long có chế độ nước điều hoà hơn ? Để khai thác nguồn lợi của hai hệ thống này cần có những biện pháp gì ?
Câu 3: ( 1,5 điểm )
Cho bảng số liệu về nguồn lao động của nước ta năm 2003 ( đơn vị: nghìn người )
Ngành kinh tế
Năm
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
1989
2003
1989
2003
1989
2003
Số lao động (nghìn người )
21.521,5
24.614,8
3.371,2
6.773,2
5.207,3
9.912,0
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng lao động theo ngành năm 1989 và năm 2003 ở nước ta.
b) Qua biểu đồ nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta
Câu 4: ( 1,5 điểm )
Vì sao Đông Nam Á có sự tăng trưởng kinh tế khá nhanh nhưng chưa vững chắc ?
Câu 5: ( 3,0 điểm )
Vào Ngày Mặt Trời đi qua thiên đỉnh tại Hà Nội lần thứ nhất trong năm, có hai địa điểm A và B có cùng góc nhập xạ lớn nhất là 58042’. Khi Mặt Trời đi qua thiên đỉnh tại Hà Nội thì tại địa điểm A là 16giờ 15 phút, còn địa điểm B là 8giờ 18 phút. Tìm:
a) Ngày Mặt Trời đi qua thiên đỉnh lần 1 tại Hà Nội.
b) Tìm toạ độ địa lí của hai địa điểm A và B.
c) Xác định góc nhập xạ lớn nhất vào ngày đó tại cực Bắc, Xích đạo, Chí tuyến Bắc, Chí tuyến Nam.
d) Xác định những khu vực có ngày hoặc đêm dài 24 giờ vào ngày Mặt trời đi qua thiên đỉnh tại Hà Nội.
Biết rằng: địa điểm A nằm ở bán cầu Bắc và B nằm ở bán cầu Nam. Hà Nội có toạ độ là 105048’Đ và 21005’B
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH
NĂM HỌC 2008 – 2009
Câu 1: ( 1,5 điểm )
Nguyên nhân hình thành các hoang mạc trên thế giới:
- Nằm sâu trong lục địa, được bao bọc bởi các hệ thống núi bao quanh ( hoặc có thể ghi là những bồn địa giữa các lục địa ). Loại hoang mạc này có: HM Bồn địa lớn ở Bắc Mỹ, HM Gô-Bi ở Trung Á. ( 0,5 đ )
- Là nơi có các Chí tuyến Bắc hoặc Nam chạy qua nên quanh năm chịu tác động của khối khí chí tuyến khô, không mưa. Ven bờ lục địa thường có các dòng biển lạnh, không gây mưa, hoặc ven bờ là dòng biển nóng, nhưng bị các hệ thống núi cao che chắn tác động của biển. Hoang mạc loại này có: HM Xa-ha-ra ( Bắc Phi ), HM Ca-la-ha-ri ( Nam Phi ), HM Tha ( Tây bắc Ấn độ ), HM Ô-xtrây-li-a,
( 0,5 đ )
- Là nơi có dòng biển lạnh chảy ven bờ lục địa như hoang mạc A-ta-ca-ma ở Nam Mỹ. ( 0,25 đ )
Ngoài ra, do sự khai thác không hợp lí, không phù hợp với điều kiện tự nhiên của con người làm cho quá trình hoang mạc xãy ra. ( 0,25 đ )
Câu 2: ( 2,5 điểm )
HS trả lời được những ý sau:
Hệ thống sông Hồng:
- chảy trong khu vực địa hình phức tạp, có các dãy núi chạy theo hướng TB-ĐN và hướng vòng cung nên có nhiều phụ lưu cùng đổ vào sông Hồng, ở hạ lưu ít chi lưu để thoát nước.( 0,25 đ )
- Chế độ mưa mùa, mưa tập trung vào một mùa chiếm 70-80% tổng lượng nước trong năm, kết hợp với địa hình dốc nên nước đổ dồn về một lúc, nhưng thoát nước chậm. ( 0,25 đ )
- Miền núi và trung du Bắc bộ ( thượng nguồn các con sông ) là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người nên việc khai thác rừng còn bừa bãi, đất trống,
NĂM HỌC : 2008 - 2009
Môn: Địa lí
Thời gian: 150 phút ( Không kể thời gian giao đề )
Câu 1: ( 1,5 điểm )
Trình bày nguyên nhân hình thành các hoang mạc trên thế giới ? Kể tên các hoang mạc lớn của thế giới ở các châu lục ?
Câu 2: ( 2,5 điểm )
Vì sao đều nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng hệ thống sông Hồng thường gây ra lũ quét, lũ đột ngột, còn hệ thống sông Cửu Long có chế độ nước điều hoà hơn ? Để khai thác nguồn lợi của hai hệ thống này cần có những biện pháp gì ?
Câu 3: ( 1,5 điểm )
Cho bảng số liệu về nguồn lao động của nước ta năm 2003 ( đơn vị: nghìn người )
Ngành kinh tế
Năm
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
1989
2003
1989
2003
1989
2003
Số lao động (nghìn người )
21.521,5
24.614,8
3.371,2
6.773,2
5.207,3
9.912,0
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng lao động theo ngành năm 1989 và năm 2003 ở nước ta.
b) Qua biểu đồ nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta
Câu 4: ( 1,5 điểm )
Vì sao Đông Nam Á có sự tăng trưởng kinh tế khá nhanh nhưng chưa vững chắc ?
Câu 5: ( 3,0 điểm )
Vào Ngày Mặt Trời đi qua thiên đỉnh tại Hà Nội lần thứ nhất trong năm, có hai địa điểm A và B có cùng góc nhập xạ lớn nhất là 58042’. Khi Mặt Trời đi qua thiên đỉnh tại Hà Nội thì tại địa điểm A là 16giờ 15 phút, còn địa điểm B là 8giờ 18 phút. Tìm:
a) Ngày Mặt Trời đi qua thiên đỉnh lần 1 tại Hà Nội.
b) Tìm toạ độ địa lí của hai địa điểm A và B.
c) Xác định góc nhập xạ lớn nhất vào ngày đó tại cực Bắc, Xích đạo, Chí tuyến Bắc, Chí tuyến Nam.
d) Xác định những khu vực có ngày hoặc đêm dài 24 giờ vào ngày Mặt trời đi qua thiên đỉnh tại Hà Nội.
Biết rằng: địa điểm A nằm ở bán cầu Bắc và B nằm ở bán cầu Nam. Hà Nội có toạ độ là 105048’Đ và 21005’B
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH
NĂM HỌC 2008 – 2009
Câu 1: ( 1,5 điểm )
Nguyên nhân hình thành các hoang mạc trên thế giới:
- Nằm sâu trong lục địa, được bao bọc bởi các hệ thống núi bao quanh ( hoặc có thể ghi là những bồn địa giữa các lục địa ). Loại hoang mạc này có: HM Bồn địa lớn ở Bắc Mỹ, HM Gô-Bi ở Trung Á. ( 0,5 đ )
- Là nơi có các Chí tuyến Bắc hoặc Nam chạy qua nên quanh năm chịu tác động của khối khí chí tuyến khô, không mưa. Ven bờ lục địa thường có các dòng biển lạnh, không gây mưa, hoặc ven bờ là dòng biển nóng, nhưng bị các hệ thống núi cao che chắn tác động của biển. Hoang mạc loại này có: HM Xa-ha-ra ( Bắc Phi ), HM Ca-la-ha-ri ( Nam Phi ), HM Tha ( Tây bắc Ấn độ ), HM Ô-xtrây-li-a,
( 0,5 đ )
- Là nơi có dòng biển lạnh chảy ven bờ lục địa như hoang mạc A-ta-ca-ma ở Nam Mỹ. ( 0,25 đ )
Ngoài ra, do sự khai thác không hợp lí, không phù hợp với điều kiện tự nhiên của con người làm cho quá trình hoang mạc xãy ra. ( 0,25 đ )
Câu 2: ( 2,5 điểm )
HS trả lời được những ý sau:
Hệ thống sông Hồng:
- chảy trong khu vực địa hình phức tạp, có các dãy núi chạy theo hướng TB-ĐN và hướng vòng cung nên có nhiều phụ lưu cùng đổ vào sông Hồng, ở hạ lưu ít chi lưu để thoát nước.( 0,25 đ )
- Chế độ mưa mùa, mưa tập trung vào một mùa chiếm 70-80% tổng lượng nước trong năm, kết hợp với địa hình dốc nên nước đổ dồn về một lúc, nhưng thoát nước chậm. ( 0,25 đ )
- Miền núi và trung du Bắc bộ ( thượng nguồn các con sông ) là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người nên việc khai thác rừng còn bừa bãi, đất trống,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hồ Văn Hiên
Dung lượng: 72,50KB|
Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)