đề thi hoc ky I lơp 6

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Lương | Ngày 16/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: đề thi hoc ky I lơp 6 thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Phòng Gd&Đt
Huyện Bình gia

đề kiểm tra học kỳ I năm học 2011- 2012
môn ngữ văn lớp 6

Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian giao đề)


Câu 1: ( 1,5 điểm)
Xác định chỉ từ trong đoạn văn sau đây. Cho biết ý nghĩa và chức vụ ngữ pháp của chỉ từ?
“...Vua cha xem qua một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý, bèn gọi lên hỏi. Lang Liêu đem giấc mộng thần ra kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên vương”.
( Trích “Bánh chưng, bánh giầy”)

Câu 2: (2,5 điểm)
a. So sánh điểm giống và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười.
b. Qua câu chuyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” ( Ngữ văn 6, tập 1) em rút ra bài học gì cho bản thân?

Câu 3: (6 điểm)
Kể lại một kỷ niệm đáng nhớ thời thơ ấu của mình.


------------------Hết---------------




















Phòng Gd&Đt
Huyện Bình gia
hướng dẫn chấm
kiểm tra học kỳ I năm học 2011 -2012
môn ngữ văn lớp 6



Câu 1. (1,5 điểm)
* Xác định đúng chỉ từ : “ ấy” (0,5 điểm):
* Ý nghĩa và chức vụ ngữ pháp của các chỉ từ:
- Ý nghĩa: Định vị sự vật trong không gian (0,5 đ)
- Chức vụ ngữ pháp: Làm phụ ngữ trong cụm danh từ. (0,5đ)

Câu 2: (2,5 điểm)
a. Điểm giống và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười. (1,5 điểm)

Giống nhau
(0,5 điểm)
Khác nhau


Truyện ngụ ngôn (0,5 điểm)
Truyện cười (0,5 điểm)

- Đều có yếu tố gây cười.
- Nhằm một mục đích nhất định.
 Mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người đời.
Là chuyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc ống nhằm để mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.


b. Bài học cho bản thân qua câu chuyện “Thầy bói xem voi”: Học sinh có thể có nhiều cách trình bày tuy nhiên phải rút ra được bài học chính sau:
Khi tìm hiểu một sự vật, sự việc nào đó, phải xem xét chúng một cách toàn diện. (1 điểm)
Câu 3: (6,0 điểm)
* Yêu cầu về kỹ năng:
-Viết đúng kiểu bài văn tự sự.
- HS biết vận dụng các thao tác làm văn tự sự để giải quyết yêu cầu của đề.
- Biết sử dụng ngôi kể thứ nhất, thứ tự kể cho phù hợp, các sự việc liên kết chặt chẽ, bài viết có cảm xúc.
* Yêu cầu về nội dung: Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
- Giới thiệu được kỷ niệm và đó phải là một kỷ niệm để lại trong tâm hồn em những ấn tượng sâu sắc, khó phai mờ, có thể là kỷ niệm với một người thân; kỷ niệm với bạn bè, thầy cô; kỷ niệm về một chuyến đi...).
- Địa điểm và thời gian diễn ra kỷ niệm.
- Diễn biến kỷ niệm ấy.
- Kỷ niệm đó để lại trong tâm hồn em một cảm xúc như thế nào?
- Lời khuyên nhủ, nhắn gửi tới mọi người.
* Yêu cầu về hình thức:
- Bố cục 3 phần rõ ràng, mạch văn trôi chảy, mạch lạc…..
- Bài làm trình bày sạch sẽ, khoa học, chữ viết chuẩn chính tả.
* Biểu điểm:
+ Điểm 5 -> 6: Học sinh đạt được các tất cả yêu cầu trên, bài văn tự sự có cảm xúc.
+ Điểm 3 -> 4: Thể hiện tương đối đầy đủ các yêu cầu nói trên, bố cục rõ ràng, sai một số lỗi nhỏ về dùng từ.
+ Điểm 2 - > 3: Bài làm có bố cục tương đối rõ ràng, thể hiện tương đối đầy đủ nhưng kể về diễn biến sự việc chưa rõ ràng, liền mạch. Mắc lỗi về dùng từ, ngữ pháp, đặt câu, chính tả.
+ Điểm 1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Lương
Dung lượng: 49,50KB| Lượt tài: 5
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)