Đề thi học kì II - Địa 9
Chia sẻ bởi Lê Phượng |
Ngày 16/10/2018 |
40
Chia sẻ tài liệu: Đề thi học kì II - Địa 9 thuộc Địa lí 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO QUẬN 10 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
TRƯỜNG THPT TƯ THỤC Á CHÂU NIÊN KHÓA: 2010 - 2011
MÔN: ĐỊA LÍ - KHỐI 9
(Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề)
Họ và tên học sinh: Lớp: Số báo danh:
(Học sinh lưu ý làm bài trên giấy thi và không làm bài trên đề)
Phần I: Lý thuyết (5 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Phân tích các thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ.
Câu 2: (3 điểm)
Trình bày những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở vùng này?
Phần II: Thực hành (5 điểm)
Câu 3: (2 điểm)
Cho bảng số liệu:
Diện tích, sản lượng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, năm 2008
Đồng bằng sông Cửu Long
Cả nước
Diện tích (nghìn ha)
3858,9
7400,2
Sản lượng (triệu tấn)
20,6
38,7
a/ Hãy tính tỉ lệ (%) diện tích và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước.
b/ Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng này.
Câu 4: (3 điểm)
Cho bảng số liệu:
Cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2008 (Đơn vị: %)
Tổng số
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp - xây dựng
Dịch vụ
100,0
1,3
46,0
52,7
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh và nêu nhận xét.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu
Đáp án
Điểm
PHẦN I: LÝ THUYẾT (5 điểm)
Câu 1
(2 đ)
Các thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ:
- Địa hình thoải, có độ cao trung bình; tập trung nhiều đất bazan và đất xám; khí hậu cận xích đạo nóng ẩm thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm.
- Hệ thống sông Đồng Nai có nguồn nước dồi dào mang lại giá trị về thủy lợi, thủy điện.
- Tiềm năng kinh tế biển đa dạng cho phép phát triển tổng hợp kinh tế biển:
+ Thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khí là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu.
+ Biển ấm, ngư trường rộng, nguồn hải sản phong phú thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản.
+ Gần đường hàng hải quốc tế tạo điều kiện phát triển giao thông vận tải biển.
+ Có thế mạnh về du lịch biển (Bờ biển Vũng Tàu, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ).
0,75
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2
(3 đ)
Đặc điểm dân cư, xã hội Đồng bằng sông Cửu Long:
- Là vùng đông dân (đứng thứ hai sau Đồng bằng sông Hồng) → Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Ngoài người Kinh, còn có người Khmer, người Chăm, người Hoa,...
- Tỉ lệ dân thành thị còn thấp.
- Người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
- Trình độ dân trí còn thấp so với một số vùng khác, thiếu lực lượng lao động kĩ thuật.
Cần phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở vùng này vì:
- Đồng bằng sông Cửu Long có chỉ tiêu về tỉ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ dân thành thị thấp hơn mức trung bình của cả nước.
- Các yếu tố dân trí và dân cư thành thị có tầm quan trọng đặc biệt trong công cuộc Đổi mới, nhất là công cuộc xây dựng miền Tây Nam Bộ trở thành vùng kinh tế động lực.
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
PHẦN II: THỰC HÀNH (5 điểm)
Câu 3
(2 đ)
a/ Tính tỉ lệ:
- Tỉ lệ diện tích lúa so với cả nước: 52,1%
- Tỉ lệ sản lượng lúa so với cả nước: 53,2%
b/ Ý nghĩa
TRƯỜNG THPT TƯ THỤC Á CHÂU NIÊN KHÓA: 2010 - 2011
MÔN: ĐỊA LÍ - KHỐI 9
(Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề)
Họ và tên học sinh: Lớp: Số báo danh:
(Học sinh lưu ý làm bài trên giấy thi và không làm bài trên đề)
Phần I: Lý thuyết (5 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Phân tích các thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ.
Câu 2: (3 điểm)
Trình bày những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở vùng này?
Phần II: Thực hành (5 điểm)
Câu 3: (2 điểm)
Cho bảng số liệu:
Diện tích, sản lượng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, năm 2008
Đồng bằng sông Cửu Long
Cả nước
Diện tích (nghìn ha)
3858,9
7400,2
Sản lượng (triệu tấn)
20,6
38,7
a/ Hãy tính tỉ lệ (%) diện tích và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước.
b/ Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng này.
Câu 4: (3 điểm)
Cho bảng số liệu:
Cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2008 (Đơn vị: %)
Tổng số
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp - xây dựng
Dịch vụ
100,0
1,3
46,0
52,7
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh và nêu nhận xét.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu
Đáp án
Điểm
PHẦN I: LÝ THUYẾT (5 điểm)
Câu 1
(2 đ)
Các thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ:
- Địa hình thoải, có độ cao trung bình; tập trung nhiều đất bazan và đất xám; khí hậu cận xích đạo nóng ẩm thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm.
- Hệ thống sông Đồng Nai có nguồn nước dồi dào mang lại giá trị về thủy lợi, thủy điện.
- Tiềm năng kinh tế biển đa dạng cho phép phát triển tổng hợp kinh tế biển:
+ Thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khí là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu.
+ Biển ấm, ngư trường rộng, nguồn hải sản phong phú thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản.
+ Gần đường hàng hải quốc tế tạo điều kiện phát triển giao thông vận tải biển.
+ Có thế mạnh về du lịch biển (Bờ biển Vũng Tàu, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ).
0,75
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2
(3 đ)
Đặc điểm dân cư, xã hội Đồng bằng sông Cửu Long:
- Là vùng đông dân (đứng thứ hai sau Đồng bằng sông Hồng) → Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Ngoài người Kinh, còn có người Khmer, người Chăm, người Hoa,...
- Tỉ lệ dân thành thị còn thấp.
- Người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
- Trình độ dân trí còn thấp so với một số vùng khác, thiếu lực lượng lao động kĩ thuật.
Cần phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở vùng này vì:
- Đồng bằng sông Cửu Long có chỉ tiêu về tỉ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ dân thành thị thấp hơn mức trung bình của cả nước.
- Các yếu tố dân trí và dân cư thành thị có tầm quan trọng đặc biệt trong công cuộc Đổi mới, nhất là công cuộc xây dựng miền Tây Nam Bộ trở thành vùng kinh tế động lực.
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
PHẦN II: THỰC HÀNH (5 điểm)
Câu 3
(2 đ)
a/ Tính tỉ lệ:
- Tỉ lệ diện tích lúa so với cả nước: 52,1%
- Tỉ lệ sản lượng lúa so với cả nước: 53,2%
b/ Ý nghĩa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Phượng
Dung lượng: 57,50KB|
Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)