Đề thi chọn HSG Địa lý 9_Đề 18
Chia sẻ bởi Lê Văn Dũng |
Ngày 16/10/2018 |
54
Chia sẻ tài liệu: Đề thi chọn HSG Địa lý 9_Đề 18 thuộc Địa lí 9
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG THCS NGA TRUNG
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ 9
Năm học: 2013 - 2014
Thời gian: 150 phút
Câu 1: (6 điểm): Chứng minh nền công nghiệp Việt Nam có cơ cấu ngành đa dạng? Giải thích vì sao nước ta lại có cơ cấu công nghiệp đa dạng như vậy?
Câu 2: (7 điểm): Cho bảng số liệu sau:
Tỉ lệ che phủ rừng ở nước ta trong thời kì 1943 - 2000
Năm
1943
1975
1985
1995
2000
Tỉ lệ che phủ rừng (%)
40,7
28,6
23,6
27,7
35,2
Hãy:
a) Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện tỉ lệ che phủ rừng ở nước ta trong thời kì 1943 - 2000.
b) Nhận xét và giải thích sự biến động về tỉ lệ che phủ rừng ở nước ta trong thời kì 1943 - 2000.
c) Nêu các biện pháp quan trọng để bảo vệ và phát triển vốn rừng ở nước ta?
Câu 3: (7 điểm):
Dựa vào trang 15 Atlat Địa lí Việt Nam ( nhà xuất bản giáo dục 2010) và kiến thức đã học:
a) Trình bày tình hình phân phối dân cư nước ta.
b) Cho biết tình hình phân phối dân cư đó có thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
c) Nêu phương hướng khắc phục khó khăn trên.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1:
( 6 điểm)
- Hệ thống công nghiệp của nước ta hiện nay gồm có các cơ sở nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.
- Nước ta có đầy đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực.
- Các ngành công nghiệp: Khai thác nhiên liệu (than, dầu khí), điện (nhiệt điện, thuỷ điện), cơ khí, điện tử, hoá chất, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may và nhiều ngành công nghiệp khác.
* Nước ta có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng bởi:
- Tài nguyên thiên nhiên của nước ta đa dạng, tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liêu, năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.
- Nước ta có số dân đông, sức mua đang tăng lên. Nguồn lao động dồi dào, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
1
1
2
1
1
Câu 2:
(7 điểm)
Vẽ đẹp, đúng, đủ chú giải.
- Từ năm 1943 → 1985 diện tích rừng không ngừng giảm: từ 40,7% → 23,6%: do chiến tranh, cháy rừng, đốt phá rừng làm nương rẫy, lâm tặc.
- Từ năm 1985 → 2000 diện tích rừng có xu hướng tăng: từ 23,6% → 35,2%: do chính sách phủ xanh đất trống, đồi trọc, giao đất giao rừng đến tận tay người lao động.
- Kết hợp khai thác đi đôi với trồng và bảo vệ rừng, đặc biệt chú trọng bảo vệ rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
3
1
1
2
Câu 3:
(7 điểm)
- Dân số nước ta đông, nhưng phân bố không đồng đều:
+ Dân tập trung ở đồng bằng (3/4 tổng số dân), thưa thớt ở miền núi và cao nguyên.
+ Dân tập trung ở nông thôn (2003 - 74%).
- Những nơi có điều kiện thuận lợi, mật độ dân số rất cao, dẫn tới sự quá tải về quỹ đất, nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.
- Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá.
1
1
1
2
2
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ 9
Năm học: 2013 - 2014
Thời gian: 150 phút
Câu 1: (6 điểm): Chứng minh nền công nghiệp Việt Nam có cơ cấu ngành đa dạng? Giải thích vì sao nước ta lại có cơ cấu công nghiệp đa dạng như vậy?
Câu 2: (7 điểm): Cho bảng số liệu sau:
Tỉ lệ che phủ rừng ở nước ta trong thời kì 1943 - 2000
Năm
1943
1975
1985
1995
2000
Tỉ lệ che phủ rừng (%)
40,7
28,6
23,6
27,7
35,2
Hãy:
a) Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện tỉ lệ che phủ rừng ở nước ta trong thời kì 1943 - 2000.
b) Nhận xét và giải thích sự biến động về tỉ lệ che phủ rừng ở nước ta trong thời kì 1943 - 2000.
c) Nêu các biện pháp quan trọng để bảo vệ và phát triển vốn rừng ở nước ta?
Câu 3: (7 điểm):
Dựa vào trang 15 Atlat Địa lí Việt Nam ( nhà xuất bản giáo dục 2010) và kiến thức đã học:
a) Trình bày tình hình phân phối dân cư nước ta.
b) Cho biết tình hình phân phối dân cư đó có thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
c) Nêu phương hướng khắc phục khó khăn trên.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1:
( 6 điểm)
- Hệ thống công nghiệp của nước ta hiện nay gồm có các cơ sở nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.
- Nước ta có đầy đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực.
- Các ngành công nghiệp: Khai thác nhiên liệu (than, dầu khí), điện (nhiệt điện, thuỷ điện), cơ khí, điện tử, hoá chất, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may và nhiều ngành công nghiệp khác.
* Nước ta có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng bởi:
- Tài nguyên thiên nhiên của nước ta đa dạng, tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liêu, năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.
- Nước ta có số dân đông, sức mua đang tăng lên. Nguồn lao động dồi dào, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
1
1
2
1
1
Câu 2:
(7 điểm)
Vẽ đẹp, đúng, đủ chú giải.
- Từ năm 1943 → 1985 diện tích rừng không ngừng giảm: từ 40,7% → 23,6%: do chiến tranh, cháy rừng, đốt phá rừng làm nương rẫy, lâm tặc.
- Từ năm 1985 → 2000 diện tích rừng có xu hướng tăng: từ 23,6% → 35,2%: do chính sách phủ xanh đất trống, đồi trọc, giao đất giao rừng đến tận tay người lao động.
- Kết hợp khai thác đi đôi với trồng và bảo vệ rừng, đặc biệt chú trọng bảo vệ rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
3
1
1
2
Câu 3:
(7 điểm)
- Dân số nước ta đông, nhưng phân bố không đồng đều:
+ Dân tập trung ở đồng bằng (3/4 tổng số dân), thưa thớt ở miền núi và cao nguyên.
+ Dân tập trung ở nông thôn (2003 - 74%).
- Những nơi có điều kiện thuận lợi, mật độ dân số rất cao, dẫn tới sự quá tải về quỹ đất, nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.
- Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá.
1
1
1
2
2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Văn Dũng
Dung lượng: 42,50KB|
Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)