Đề thi chọn HSG Địa lí 9 năm học 2014-2015

Chia sẻ bởi Phạm Thanh Tâm | Ngày 16/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: Đề thi chọn HSG Địa lí 9 năm học 2014-2015 thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD-ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS TÂN ƯỚC


 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn: ĐỊA LÝ
Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1 ( 3đ): Nếu Trái Đất vẫn chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nhưng không chuyển động quanh trục thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra trên Trái Đất?
Câu 2 ( 3đ): Căn cứ vào bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG VÀ NĂM
TẠI HÀ NỘI VÀ TP. HỒ CHÍ MINH ( 0C )

Tháng
Địa điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Năm

Hà Nội

16,4
17,0
20,2
23,7
27,3
28,8
28,9
28,2
27,2
24,6
21,4
18,2
23,5

TP. Hồ
Chí Minh
25,8
26,7
27,9
28,9
28,3
27,5
27,1
27,1
26,8
26,7
26,4
25,7
27,1

 Hãy phân tích sự khác biệt trong chế độ nhiệt của hai địa điểm trên và giải thích vì sao có sự khác biệt đó.
Câu 3 ( 4đ): Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15 ( Nhà xuất bản Giáo dục năm 2010) và những kiến thức đã học hãy:
Trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta? Giải thích nguyên nhân làm cho đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước?
Vì sao phải phân bố lại dân cư trong cả nước?
Câu 4 ( 5đ): Cho bảng số liệu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của các năm 1990, 1999 (Đơn vị: tỉ đồng)
Năm
Tổng số
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp – xây dựng
Dịch vụ

1990
131968
42003
33221
56744

1999
256269
60892
88047
107330

 Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân
theo khu vực kinh tế của các năm 1990, 1999 và rút ra nhận xét?
Câu 5 (5đ): Nhờ điều kiện thuận lợi gì mà cây chè ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm tỷ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước?

………………….. Hết ………………………


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Câu
 Đáp án
Điểm

Câu 1:

- Nếu Trái Đất vẫn chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nhưng không chuyển động quanh trục thì thì lúc đó trên trái đất vẫn có ngày đêm.
- Nhưng một năm chỉ có một ngày đêm. Ngày sẽ dài 6 tháng và đêm cũng dài 6 tháng đối với tất cả mọi nơi trên Trái Đất.
- Ban ngày (dài 6 tháng), mặt đất sẽ tích một lượng nhiệt rất lớn và nóng lên dữ dội.
- Trong khi đó ban đêm (dài 6 tháng) mặt đất lại tỏa ra một lượng nhiệt rất lớn, làm cho nhiệt độ hạ xuống hết sự thấp.
- Trong điều kiện nhiệt độ chênh lệch như vậy, sự sống trên bề mặt Trái Đất như hiện nay không thể tồn tại được.
- Ngoài ra, sự chênh lệch về nhiệt độ cũng gây ra một sự chênh lệch rất lớn về khí áp giữa hai nửa cầu ngày và đêm, dẫn tới việc hình thành những luồng gió mạnh không sao tưởng tượng nổi trên bề mặt Trái Đất.

0,5đ



0,5đ


0,5đ


0,5đ


0,5đ


0,5đ

Câu 2:


- Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc xuống Nam ( Hà Nội: 23, 50 C; TP Hồ Chí Minh: 27,10 C ) và cao trên 210 C. Như vậy khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới. Do nước ta nằm ở vị trí nội chí tuyến.
- Nhiệt độ khác nhau giữa mùa đông và mùa hạ ở Hà Nội:
+ Mùa đông nhiệt độ xuống thấp ( tháng 12, 1, 2 nhiệt độ xuống dưới 18 0C).
+ Mùa hạ nhiệt độ tăng cao ( các tháng 6,7,8 trên 280 C ).
+ Biên độ dao động nhiệt lớn ( tháng cao nhất : tháng 7: 28,90 C, thấp nhất tháng 1: 16,40 C, biên độ dao động nhiệt là 12,5 0 C.
+ Như vậy khí hậu Hà Nội là nhiệt đới gió mùa ẩm có mùa đông lạnh vì nằm gần khu vực ngoại chí tuyến
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thanh Tâm
Dung lượng: 105,50KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)