ĐỀ KTHK U + ĐÁP ÁN

Chia sẻ bởi Trân Hùng C­­­Ường | Ngày 16/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KTHK U + ĐÁP ÁN thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:


PHÒNG GD&ĐT T P HOÀ BÌNH
TRƯỜNG THCS YÊN MÔNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - LỚP 9 THCS
MÔN: ĐỊA LÝ 9
Năm học 2011- 2012
(Thời gian 45 phút không kể thời gian giao đề)
Đề bài gồm có 01 trang


Câu 1: ( 2,5 điểm )
Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta?
Câu 2: ( 2,0 điểm )
Cho biết đặc điểm của ngành ngoại thương ở nước ta?
Câu 3: ( 3,0 điểm )
Trình bày vai trò, đặc điểm phát triển của dịch vụ nước ta? Ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông có ý nghĩa như thế nào đối với kinh tế - xã hội ?
Câu 4: ( 2,5 điểm )
Vẽ biểu đồ và nhận xét sự gia tăng dân số của Châu Á theo số liệu dưới đây:( Vẽ biểu đồ thích hợp )

Năm
1800
1900
1950
1970
1990
2002

Số dân (triệu người)
600
880
1402
2100
3110
3766


------------------------Hết---------------------























PHÒNG GD&ĐT TP HOÀ BÌNH
Trường THCS Yên mông
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN : ĐỊA LÝ 9
Năm học 2011- 2012
(Thời gian 45 phút không kể thời gian giao đề)


Câu 1: ( 2,5điểm )
Trả lời:
- Việt Nam có 54 dân tộc cùng chung sống
- Mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng thể hiện ở ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán.
- Dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, chiếm 86,2% số dân cả nước.
- Các dân tộc ít người có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất, đời sống.
- Người Việt(Kinh) phân bố rộng khắp cả nước, sống tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, trung du và vùng duyên hải.
- Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ có trên 30 dân tộc cư trú đan xen.
- Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc, cư trú thành từng vùng rõ rệt.
- Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ me cư trú xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thi.
Câu 2: ( 1,5 điểm )
Trả lời:
*Ngoại thương:
- Là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất nước ta, có tác dụng giải quyết đầu ra cho sản phẩm, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất. Nước ta đang nhập khẩu nhiều máy móc, thiết bị, nguyên nhiên liệu. Hiện nay nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường Châu Á-Thái Bình Dương và các nước ASEAN.
Câu 3: ( 3,0điểm )
Trả lời:
*Vai trò của dịch vụ : ( 0,6 điểm )
-Cung cấp nguyên liệu, vật tư cho sản xuất, tạo mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, giữa các vùng trong nước, giữa nước ta với nước ngoài.
*Đặc điểm phát triển :( 0,6 điểm )
- Khu vực dịch vụ chiếm 25% lao động nhưng lại chiếm 38,5% trong cơ cấu GDP (2002).
- Trong điều kiện mở cửa nền kinh tế, các hoạt động dịch vụ đã phát triển khá nhanh và ngày càng có nhiều cơ hội để vươn lên ngang tầm khu vực và quốc tế.
*Đặc điểm phân bố :( 0,6 điểm )
- Các thành phố, thị xã, các vùng đồng bằng là nơi tập trung nhiều hoạt động dịch vụ.
- Vùng núi dân cư thưa thớt hoạt động dịch vụ còn nghèo nàn.
- Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất, đa dạng nhất nước ta.
*Giao thông vận tải:( 0,6 điểm )
- Giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mọi ngành kinh tế.
- Thực hiện các mối liên hệ kinh tế trong và ngoài nước.
*Bưu chính viễn thông 0,6 điểm )
- Việc phát triển bưu chính viễn thông có ý nghĩa chiến lược, góp phần đưa Việt Nam hội nhập nền kinh tế thế giới, trở thành nước công nghiệp.
- Bưu chính có nhiều bước phát triển mạnh mẽ, mật độ điện thoại tăng nhanh. Năng lực mạng viễn thông
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trân Hùng C­­­Ường
Dung lượng: 51,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)