De khao sat hoc sinh gioi

Chia sẻ bởi Dương Thị Hồng | Ngày 16/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: de khao sat hoc sinh gioi thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:


PHÒNG GD&ĐT THIỆU HOÁ
TRƯỜNG THCS THIỆU PHÚ


ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI LỚP 9 LẦN 2
NĂM HỌC: 2013 - 2014
Môn: ĐỊA LÝ
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề gồm 1 trang)


Câu1 : (4 điểm )
Em hãy chứng minh rằng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thể phát triển một nền kinh tế với cơ cấu tương đối hoàn chỉnh.
Câu 2: (5đ)
Đối với nước ta ,nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng.
a.Nêu vai trò của cây công nghiệp trong nền kinh tế .
b.Kể tên các vùng trọng điểm lúa,các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ,các vùng trồng cây ăn quả lớn của nước ta.
c.Những khó khăn của tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở nước ta?
Câu 3 ( 4 điểm):
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và các kiến thức đã học, hãy:
a. Trình bày những hiểu biết của em về công nghiệp điện ở nước ta ( các đặc điểm: cơ cấu ngành, sản lượng điện, các nhà máy thủy điện và nhiệt điện lớn)
b. Phân tích đặc điểm chung về sự phân bố các nhà máy điện ở nước ta.

Câu 4: 3.0 điểm
Dựa vào Atlát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy:
- Đọc tên các thị xã, thành phố quốc lộ 1A đi qua?
- Nêu vai trò của tuyến giao thông này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?
Câu 5: 5.0 điểm.
Cho bảng số “ Tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng (%)”

Tiêu chí Năm


1995

1998

2000

2002

Dân số
100,0
103,5
105,6
108,2

Sản lượng lương thực
100,0
117,7
128,6
131,1

Bình quân lương thực theo đầu người
100,0
113,8
121,8
121,2

Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người ở Đồng bằng sông Hồng qua các năm và nhận xét biểu đồ đã vẽ ?
b. Thế nào là vùng kinh tế trọng điểm ? Kể tên các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta?


==================Hết =======================

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI LỚP 9 LẦN 2
NĂM HỌC: 2013 - 2014
MÔN ĐỊA LÝ
Câu 1: (4 điểm)
Trung du và miền núi Bắc Bộ có thể phát triển một nền kinh tế với cơ cấu tương đối hoàn chỉnh vì những lí do sau đây:
1.Vị trí địa lí:
-Phía bắc giáp nam Trung Quốc, phía tây giáp thượng Lào, phía nam giáp đồng bằng sông Hồng, là vùng có tiềm năng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và tiềm năng lao động lớn nhất cả nước, phía đông giáp biển. Do đó thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng trong nước và với nước ngoài để phát triển kinh tế, cả về đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Địa hình đa dạng: phía Tây Bắc núi cao hiểm trở còn ở Đông Bắc có nhiều đồi núi thấp nên có thể phát triển nhiều ngành sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, và còn có thể phát triển cả về lâm nghiệp, ngư nghiệp.
- Đất:
+ chủ yếu là đất feralit, thuận lợi cho việc phát triển các cây công nghiệp dài ngày và các cây công nghiệp hàng năm
+ Đất phù sa ở dọc các thung lũng và các cánh đồng trước núi có thể trồng được các cây lương thực
- Khí hậu: mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và có mùa đông lạnh nhất cả nước nên có điều kiện phát triển các loại cây cận nhiệt và cây ôn đới.
- Nguồn nước: Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi bắt nguồn của nhiều con sông hoặc ở thượng lưu các con sông lớn nên có tiềm năng thủy điện.
- Tài nguyên sinh vật:
+ diện tích rừng còn nhiều, ngoài giá trị về mặt kinh tế còn có tác dụng hạn chế lũ quét, chống xói mòn và sạt lở đất
+ Vùng biển Quảng Ninh là một trong 4 ngư trường lớn của nước ta, ven bờ có thể nuôi trồng thủy sản.
- Tài nguyên khoáng sản: phong phú và đa dạng, một số loại có trữ lượng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi.
- Tài nguyên du lịch tự nhiên: giàu tiềm năng cả về du lịch núi và du lịch biển.
3
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thị Hồng
Dung lượng: 73,50KB| Lượt tài: 6
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)