đề HSG địa 9 2016- 2017

Chia sẻ bởi Nguyễn Phương Hướng | Ngày 16/10/2018 | 75

Chia sẻ tài liệu: đề HSG địa 9 2016- 2017 thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:


PHÒNG GD VÀ ĐT HƯƠNG SƠN 
TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHẮC VIỆN

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LỚP 9
Năm học 2016 - 2017
Môn thi: Địa lý
Thời gian 120 phút


Câu 1: (4 điểm):
Hãy nêu những đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí nước ta? Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta?
Câu 2: ( 4 điểm)
Cho biết những mặt mạnh và mặt tồn tại của nguồn lao động nước ta? Vì sao việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta? Hướng giải quyết.
Câu 3: (4 điểm)
Dựa vào Atlat và kiến thức đã học hãy cho biết:
1. Trong các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta thì nhân tố nào được coi là yếu tố quyết định để tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp hiện nay? Hãy phân tích ảnh hưởng của nhân tố đó.
2. Trình bày về vai trò, tình hình sản xuất và phân bố cây lương thực chính ở nước ta?

Câu 4: (4,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a.Trình bày đặc điểm vùng biển nước ta.
b. Để khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên vùng biển cần có những biện pháp nào?
Câu 5 ( 4,0 điểm): Cho bảng số liệu sau:
Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 1995- 2002.
Đơn vị: tỷ đồng
Thành phần kinh tế
1995
2002

Kinh tế nhà nước
Kinh tế ngoài nhà nước
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
51990.5
25451.0
25933.2
104348.2
63948.0
91906.1

Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 1995 – 2002.
Nhận xét và giải thích cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta giai đoạn 1995 -2002 .







PHÒNG GD VÀ ĐT HƯƠNG SƠN 
TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHẮC VIỆN

HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9
Năm học 2013 - 2014
Môn thi: Địa lý




Câu 1: (4điểm)
*Những mặt mạnh và tồn tại của nguồn lao động:
- Những mặt mạnh: 1đ
+ Nước ta có nguồn lao động dồi dào, mỗi năm tăng thêm một triệu lao động.
+ Người lao động Việt Nam cần cù, khéo tay, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
+ Khả năng tiếp nhận trình độ kỹ thuật.
+ Đội ngũ lao động kỹ thuật ngày càng tăng: Hiện nay lao động kỹ thuật có khoảng 5 triệu người ( chiếm 13% tổng số lao động) trong đó số lao động có trình độ Đại học Cao Đẳng là 23%.
- Những mặt tồn tại: 1đ
+ Thiếu tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động chưa cao.
+ Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có tay nghề còn ít.
+ Lực lượng lao động phân bố không đều chỉ tập trung ở đồng bằng. Đặc biệt lao động kỹ thuật ở các thành phố lớn dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở đồng bằng, thất nghiệp ở thành phố, trong khi đó ở Miền núi và Trung du lại thiếu lao động.
+ Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, lao động nông nghiệp còn chiếm ưu thế.
* Việc làm đang là vấn đề kinh tế xã hội gay gắt ở nước ta: 0,5đ
- Số người thiếu việc làm cao, số người thất nghiệp đông. Tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 28,2%; Tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố là 6,8%. Mỗi năm tăng thêm 1 triệu lao động ( số liệu năm 2003). Thiếu việc làm sẽ gây nhiều vấn đề phức tạp cho xã hội nên hiện nay vấn đề việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta. Gay gắt nhất là đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
* Hướng giải quyết: 1.5đ
- Hướng chung:
+ Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng.
+ Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, dạy nghề.
+ Lập các trung tâm giới thiệu việc làm.
+ Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
- Nông thôn:
+ Đẩy mạnh công tác kế hoạch hóa gia đình
+ Đa dạng hóa các loại hình kinh tế ở nông thôn.
- Thành thị:
+ Mở rộng các trung tâm công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp mới.
+ Phát
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Phương Hướng
Dung lượng: 79,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)