De HSG

Chia sẻ bởi Lê Phước Hải | Ngày 16/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: de HSG thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12
QUẢNG TRỊ Năm học: 2012-2013
Thời gian làm bài 180 phút(không kể thời gian giao đề)



CÂU 1 : (5,0đ)
a. Tính khí áp trung bình khi thời tiết ổn định trên đỉnh núi Phanxipăng ở nước ta.
b. Nêu đặc điểm hệ sinh thái ở vùng núi Phanxipăng?
CÂU 2: (4,0đ)
a) Tại sao nơi lạnh nhất ở Bắc bán cầu không phải là Bắc cực còn nơi lạnh nhất ở Nam bán cầu lại là Nam cực .
b) Giải thích sự tồn tại áp cao ở vùng đông bắc Á? Cho biết ảnh hưởng của nó đến thời tiết khí hậu nước ta?
CÂU 3: (3,0đ)
Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học cho biết: sự phân hóa lượng mưa ở nước ta. Giải thích vì sao có sự phân hóa đó?
CÂU 4: (3,0đ)
a) Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh địa hình đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
b) Giải thích đặc điểm địa hình đồng bằng duyên hải miền Trung.
CÂU 5: (4,0đ)
Trình bày khái niệm công nghiệp trọng điểm. Kể tên các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay? Tại sao khi tiến hành công nghiệp hóa phần lớn các nước đang phát triển (trong đó có nước ta) đều ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ?
CÂU 6: (2,0đ)
Phân tích sự khác nhau về cơ cấu kinh tế giữa nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển? Nêu ví dụ chứng minh.

-----------Hết--------








ĐÁP ÁN
Câu
Nội dung
Điểm

Câu 1

5 đ

Câu 1a
Độ cao của núi Phanxipăng là 3143m
- TB cứ lên cao 10m khí áp giảm 1mmHg
- Khí áp TB khi thời tiết ổn định trên đỉnh núi Phanxipăng là:
760mmHg - ( 3143 : 10) x 1 = 445,7mmHg
0.5đ
0.5đ

0.5đ

Câu 1b
Đặc điểm hệ sinh thái vùng núi Phanxipăng :
Là nơi duy nhất của nước ta có đầy đủ 3 đai cao:
- Ở độ cao dưới 600m-700m: Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, phần lớn là các cây nhiệt đới xanh quanh năm, giới động vật nhiệt đới trong rừng phong phú và đa dạng; ngoài ra còn có hệ sinh thái rừng nhiệt đới thường xanh trên đá vôi
- Từ độ cao 600m-700m đến 2600m :
+ Độ cao 600m-700m đến 1600m-1700m: Hệ sinh thái rừng cận nhiệt lá rộng và lá kim, trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc. Các loài thú lông dày như cáo, sóc, gấu, cầy...
+ Độ cao từ 1600m-1700m đên 2600m: nhiệt độ thấp, rừng sinh trưởng kém, thực vật thấp nhỏ, đơn giản về thành phần loài; rêu, địa y phủ kín thân, cành cây. Trong rừng có các loài chim di cư thuộc hệ Himalaya.
- Từ độ cao 2600m trở lên: có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam....

0.5đ


1.0đ




1.0đ




1.0đ

Câu 2

4.0đ

Câu 2a
- Trên trái đất Bắc cực và Nam cực là 2 nơi nằm ở vĩ độ cao nhất (VĐ 900)
- Bắc cực thuộc đại dương Bắc Băng Dương; Nam cực thuộc lục địa Nam cực
- Do đó Bắc cực không phải là nơi lạnh nhất ở Bắc bán cầu (nơi lạnh nhất Bắc bán cầu là ở Đông Bắc Á)
0.5đ

0.5đ

0.5đ

Câu 2b
- Vùng Đông Bắc Á là nơi có khí hậu lạnh nhất ở Bắc bán cầu (nhiệt độ TB -150C đến -400C nhiệt độ tối thấp đo được như ở Oymyakon thấp nhất là -710C
- Không khí lạnh nên tồn tại áp cao (áp cao Xibia) đây là vùng áp cao nhiệt mạnh nhất trên trái đất..
- Khối không khí lạnh từ áp cao Xibia di chuyển vào nước ta tạo nên gió mùa mùa đông ở miền Bắc.
- Tạo ra sự khác biệt khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam
- Ở miền Bắc (từ 160VB trở ra) mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ áp cao Xibia (kiểu thời tiết đặc trưng: nữa đầu mùa đông lạnh khô, nữa cuối mùa đông lạnh ẩm...)

0.5đ

0.5đ

0.5đ

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Phước Hải
Dung lượng: 64,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)