ĐỀ ĐỊA LÝ 9 KỲ II 12-13
Chia sẻ bởi Nguyễn Đắc Chí |
Ngày 16/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ ĐỊA LÝ 9 KỲ II 12-13 thuộc Địa lí 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ ĐỀ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ 2
Năm học 2012 – 2013 MÔN: ĐỊA LÝ - Lớp 9
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Câu 1 (3,5 điểm):
a/ Phạm vi vùng biển Việt Nam theo Công ước luật biển quốc tế năm 1982 bao gồm những bộ phận nào?
b/ Trình bày các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo nước ta?
Câu 2 (2,0 điểm): Dựa vào câu ca sau:
“…Mùa hạ khô người đất bỏng như nung
Đông buốt giá tháng ngày mưa tầm tã."
a/ Trình bày đặc điểm khí hậu của tỉnh Quảng Trị?
b/ Bằng kiến thức địa lí, giải thích vì sao khí hậu tỉnh Quảng Trị lại có hiện tượng như câu ca trên?
Câu 3 (4,5điểm): Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam (trang 30) và kiến thức đã học, hãy:
a/ Kể tên các tỉnh, thành nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
b/ Từ biểu đồ GDP của các vùng kinh tế trọng điểm so với cả nước, nhận xét về sự thay đổi cơ cấu GDP giữa các vùng kinh tế trọng điểm từ năm 2005-2007?
c/ Vì sao GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam luôn chiếm tỉ trọng cao?
………………………………HẾT………………………………
(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong quá trình làm bài)
PHÒNG GD& ĐT CAM LỘ HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KÌ 2
Năm học: 2012 -2013
Môn: Địa Lý - Lớp 9
Câu
NỘI DUNG ĐÁP ÁN
Biểu điểm
1
(3,5 điểm)
a. Phạm vi vùng biển Việt Nam gồm các bộ phận sau: Vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
b. Phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển:
- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Phòng chống ô nhiểm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.
1,0
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
2
(2,0 điểm)
a. Đặc điểm khí hậu Quảng Trị:
- Nhiệt đới gió mùa bị biến tính do địa hình.
- Chịu ảnh hưởng của Phơn Tây Nam khô nóng.
b. Giải thích hiện tượng khí hậu:
- Mùa hạ gió mùa tây nam qua dãy Trường sơn Bắc bị biến tính tạo hiệu ứng phơn gây khô nóng ở sườn Đông(Quảng Trị)
- Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc qua biển mang nhiều hơi ẩm gây mưa lớn ở sườn đông.
1,0
1,0
3
(4,5 điểm)
a. Các tỉnh, thành nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang.
b. Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu GDP của các vùng kinh tế trọng điểm:
- Nhìn chung cơ cấu GDP của các vùng trọng điểm đã có sự thay đổi từ năm 2005 đến năm 2007.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc cơ cấu GDP tăng 2,0%.
- Vùng kinh tế trọng điểm Miền trung chiếm tỉ trọng thấp và ít thay đổi.
- Vùng kinh tế trọng điểm phia Nam luôn chiếm tỉ trọng cao và giảm xuống 7,3%.
- Ngoài 3 vùng kinh tế trọng điểm cơ cấu GDP đã tăng 5,0%
c. Vùng kinh tế trọng điểm phia Nam luôn chiếm tỉ trọng cao vì:
- Vị trí địa lí thuận lợi, tiềm năng tự nhiên lớn.
- Nguồn lao động dồi dào đặc biệt là lao động lành nghề.
(HS có thể giải thích một số ý khác như cơ sở vật chất… cũng cho điểm tối đa)
1,0
2,5
1,0
Năm học 2012 – 2013 MÔN: ĐỊA LÝ - Lớp 9
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Câu 1 (3,5 điểm):
a/ Phạm vi vùng biển Việt Nam theo Công ước luật biển quốc tế năm 1982 bao gồm những bộ phận nào?
b/ Trình bày các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo nước ta?
Câu 2 (2,0 điểm): Dựa vào câu ca sau:
“…Mùa hạ khô người đất bỏng như nung
Đông buốt giá tháng ngày mưa tầm tã."
a/ Trình bày đặc điểm khí hậu của tỉnh Quảng Trị?
b/ Bằng kiến thức địa lí, giải thích vì sao khí hậu tỉnh Quảng Trị lại có hiện tượng như câu ca trên?
Câu 3 (4,5điểm): Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam (trang 30) và kiến thức đã học, hãy:
a/ Kể tên các tỉnh, thành nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
b/ Từ biểu đồ GDP của các vùng kinh tế trọng điểm so với cả nước, nhận xét về sự thay đổi cơ cấu GDP giữa các vùng kinh tế trọng điểm từ năm 2005-2007?
c/ Vì sao GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam luôn chiếm tỉ trọng cao?
………………………………HẾT………………………………
(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong quá trình làm bài)
PHÒNG GD& ĐT CAM LỘ HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KÌ 2
Năm học: 2012 -2013
Môn: Địa Lý - Lớp 9
Câu
NỘI DUNG ĐÁP ÁN
Biểu điểm
1
(3,5 điểm)
a. Phạm vi vùng biển Việt Nam gồm các bộ phận sau: Vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
b. Phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển:
- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Phòng chống ô nhiểm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.
1,0
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
2
(2,0 điểm)
a. Đặc điểm khí hậu Quảng Trị:
- Nhiệt đới gió mùa bị biến tính do địa hình.
- Chịu ảnh hưởng của Phơn Tây Nam khô nóng.
b. Giải thích hiện tượng khí hậu:
- Mùa hạ gió mùa tây nam qua dãy Trường sơn Bắc bị biến tính tạo hiệu ứng phơn gây khô nóng ở sườn Đông(Quảng Trị)
- Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc qua biển mang nhiều hơi ẩm gây mưa lớn ở sườn đông.
1,0
1,0
3
(4,5 điểm)
a. Các tỉnh, thành nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang.
b. Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu GDP của các vùng kinh tế trọng điểm:
- Nhìn chung cơ cấu GDP của các vùng trọng điểm đã có sự thay đổi từ năm 2005 đến năm 2007.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc cơ cấu GDP tăng 2,0%.
- Vùng kinh tế trọng điểm Miền trung chiếm tỉ trọng thấp và ít thay đổi.
- Vùng kinh tế trọng điểm phia Nam luôn chiếm tỉ trọng cao và giảm xuống 7,3%.
- Ngoài 3 vùng kinh tế trọng điểm cơ cấu GDP đã tăng 5,0%
c. Vùng kinh tế trọng điểm phia Nam luôn chiếm tỉ trọng cao vì:
- Vị trí địa lí thuận lợi, tiềm năng tự nhiên lớn.
- Nguồn lao động dồi dào đặc biệt là lao động lành nghề.
(HS có thể giải thích một số ý khác như cơ sở vật chất… cũng cho điểm tối đa)
1,0
2,5
1,0
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đắc Chí
Dung lượng: 44,00KB|
Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)