Đề Địa lí 9

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Ninh | Ngày 16/10/2018 | 79

Chia sẻ tài liệu: Đề Địa lí 9 thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HKI - MÔN ĐỊA LÍ 9 - 2016

I. ĐỊA LÍ DÂN CƯ.
1. Gia tăng dân số
- Từ 1954 - 2003 : Dân số nước ta tăng nhanh và tăng liên tục
- Cuối những năm 50 : có sự “Bùng nổ dân số”. Năm 2003 tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên: 1,43%
- Nhờ thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình nên những năm gần đây tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đã giảm.Tuy nhiên mỗi năm tăng trung bình 1 triệu người.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên khác nhau giữa các vùng.
+ Miền núi cao hơn đồng bằng . Nông thôn và miền núi cao ( 1.52 % )
+ Nông thôn cao hơn thành thị. Thành thị , khu công nghiệp tỉ lệ tăng tự nhiên thấp( 1.12 % ) .
+ Tỉ lệ tăng tự nhiên thấp nhất Đbằng sông Hồng ( 1.11 % ) , cao nhất Tây Nguyên ( 2.11 % )
2. Theo độ tuổi :
- Nước ta có cơ cấu dsố trẻ. Năm 1999, nhóm tuổi 0-14 chiếm 33.5 % , trên 60 tuổi 8.1 %.
- Tỉ lệ trẻ em có xu hướng giảm . Cơ cấu dân có xu hướng già đi, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và ngoài tuổi lao động tăng lên .
3.Nguồn lao động
- Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh.
- Trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu lao động.
- Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp , có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao.
- Hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn .
- Chủ yếu ở nông thôn 75,8%.và phần lớn chưa qua đào tạo ( 78,8 % )
- Giải pháp: Có chiến lược nâng cao thể lực, phát triển VH GD và đào tạo chuyên môn cho lđ .
4. Sử dụng lao động: - Số lao động có việc làm ngày càng tăng .
- Giai đoạn 1999- 2003 số lao động từ 30.1 triệu người tăng lên 41.3 triệu người .
- Cơ cấu sử dụng lao động của nước ta có sự thay đổi theo hướng tích cực giảm tỉ lệ lao động trong nông lâm ngư nghiệp , tăng tỉ lệ lao động trong công nghiệp , xây dựng và dịch vụ .
II. ĐỊA LÍ KINH TẾ :
Trình bày tình hình phát triển và phân bố của sản xuất nông nghiệp
- Đặc điểm chung: phát triển vững chắc, sản phẩm đa dạng, trồng trọt vẫn là ngành chính.
- Trồng trọt:
+ Tình hình phát triển: Cơ cấu đa dạng. Lúa là cây trồng chính. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa bình quân đầu đầu người không ngừng tăng. Cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển khá mạnh. Có nhiều sản phẩm xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su, trái cây.
+ Phân bố: các vùng trọng điểm lúa( đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng ), các vùng phân bố cây công nghiệp chủ yếu ( Tây Nguyên , Đông Nam Bộ ).
- Chăn nuôi:
+ Tình hình phát triển: chiếm tỉ trọng nhỏ trong NN, đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh.
+ Chăn nuôi theo hình thức công nghiệp đang mở rộng .
+ Phân bố: trâu (Trung du và miền núi Bắc Bộ , Bắc Trung Bộ ), bò ( Duyên hải NTrung Bộ ), lợn, gia cầm ( đồng bằng sông Hồng , đồng bằng sông Cửu Long ).
Chứng minh cơ cấu công nghiệp đa dạng
- Sự đa dạng trong cơ cấu CN thể hiện có nhiều ngành : CN khai thác nhiên liệu , CN điện, chế biến lương thực thực phẩm , cơ khí – điện tử , hóa chất , vật liệu xd, dệt may.
- Hệ thống CN gồm cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài .
Vì sao nói HN ,thành phố HCM là hai trung tâm dịch vụ lớn và đa dạng nhất ở nước ta ?
- Đây là hai đầu mối giao thông vận tải , viễn thông lớn nhất nước ta .
- Ở đây tập trung nhiều trường đại học , viện nghiên cứu , bệnh viện chuyên khoa hàng đầu .
- Là hai trung tâm thương mại , tài chính , ngân hàng lớn nhất .
- Các dịch vụ : Quảng cáo , bảo hiểm , tư vấn , văn hoá , nghệ thuật ...đều phát triển mạnh .
Vai trò ngành dịch vụ đối với sản xuất và đời sống .
+ Cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các ngành kinh tế.
+ Tạo ra các mối quan hệ giữa các ngành sx, các vùng trong nước và với nước ngoài.
+ Tạo nhiều việc làm, góp phần quan trọng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Ninh
Dung lượng: 3,85MB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)