DE CUONG ON THI HOC NGHE MON TIN HOC

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Mai Ngọc | Ngày 14/10/2018 | 95

Chia sẻ tài liệu: DE CUONG ON THI HOC NGHE MON TIN HOC thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG I: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CẤU TRÚC MÁY TÍNH
BÀI 1: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CẤU TRÚC MÁY TÍNH
I, Các khái niệm cơ bản:
1, Thông tin là gì?
- Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh, nó phản ánh 1 sự vật, 1 sự việc, 1 sự kiện nào đó.
2. Công nghệ thông tin:
- Công nghệ thông tin là 1 lĩnh vực khoa học rộng lớn, nó nghiên cứu các khả năng các phương pháp thu thập, lưu trữ, truyền và xử lí thông tin một cách tự động dựa trên các phương tiện kĩ thuật là máy tính điện tử và các thiết bị thông tin khác.
3, Các thao tác mà máy tính thực hiện xử lí thông tin:
+Có 4 thao tác máy tính thực hiện xử lí thông tin:
- Nhận thông tin: Máy tính nhận thông tin từ thế giới bên ngoài.
- Xử lí thông tin: Là quá trình xử lí tính toán các phép tính số học và logic đối với thông tin
- Lưu trữ thông tin: Chuyển và ghi lại thông tin sau quá trình xử lí vào bộ nhớ của máy tính.
- Xuất thông tin: Là đưa thông tin sau quá trình xử lí ra thế giới bên ngoài.
Mô hình 4 thao tác máy tính xử lí thông tin:





II, Cấu trúc máy tính:
1, Khối xử lí trung tâm: (Central processing unit – CPU).
- Là thành phần quan trọng nhất của máy tính, đó là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình.
- CPU có nhiệm vụ xử lí dữ liệu, đóng vai trò quan trọng như bộ não của con người.

- CPU gồm có bộ điều khiển :Control unit) điều khiển các bộ phận thực hiện chương trình, bộ số học và logic: Dùng để thực hiện các phép tính toán số học và logic.
2, Bộ nhớ:
a, Bộ nhớ trong: (Main memory): Là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lí.
* Rom (Read only memory): Là bộ nhớ chỉ lập dữ vai trò khởi động để máy tính thực hiện, kiểm tra phần cứng và đưa những lệnh cơ sở nhất vào bộ xử lí trung tâm.
- Thông tin trên rom được nhà sản xuất ghi và nội dung của nó không thể thay đổi, khi ngắt nguồn điện, dữ liệu của nó không bị mất đi.
* Ram (Random Acess memory): Là bộ nhớ truy nhập ngẫu nhiên, là thiết bị lưu dữ thông tin khi máy tính thực hiện và là nơi mà dữ liệu sẽ đưa vào bộ nhớ xử lí trung tâm nhanh nhất.
- Mỗi khi ngắt điện, dữ liệu trên ram sẽ bị mất đi.
b, Bộ nhớ ngoài: (Secondary memory):
- Dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệu và hỗ trợ bộ máy trong (thường là đĩa cứng, đĩa CD, thiết bị nhớ flash...)
c, Đơn vị đo dung lượng thông tin:
- Bit (Binary digit):Số nhị phân: là đơn vị nhỏ nhất để đo dung lượng thông tin.
- 8 bit -> 1 byte
- Mỗi kí tự thông thường được biểu diễn bằng 1 byte.
+ 1KB (Ki-lô-bai) -> 1024 byte
+ 1MB (Mê-ga-bai) -> 1024 KM
+ 1GB (Gi-ga-bai) -> 1024 MB
+ 1TB (Tê-ga-bai) -> 1024 GB.
+ 1PM (Pê-ta-bai) -> 1024 TB.
II, Phần mềm máy tính:
- Phần mềm máy tính là các chương trình thu được sau khi thực hiện giải các bài toán trên máy tính và dùng để giải bài toán với nhiều bộ input khác nhau.
- Là dãy các chỉ thị chi tiết dưới dạng chương trình được xử dụng để ra lệnh cho máy tính làm việc.
- Có 2 loại phần mềm: Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
CHƯƠNG 2: HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS
BÀI 1: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ SỞ.
1, Hệ điều hành:
a, Khái niệm hệ điều hành: (Operating system):
- Hệ điều hành là tập hợp các chương trình được tổ chức thành 1 hệ thống với nhiệm vụ đảm bảo tương tác giữa người sử dụng với máy tính cung cấp các phương tiện và dịch vụ để điều phối việc thực hiện các chương trình, quản lí chặt chẽ các tài nguyên của máy, tố chức khai thác chúng 1 cách thuận tiện và tối ưu.
b, Môi trường của windows:
* Cửa sổ và bảng chọn:
- Bảng chọn có giao diện đồ họa trong windows. Gồm có nhiều thành phần
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Mai Ngọc
Dung lượng: 17,02KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)