Đề cương ôn thi HKI Địa 9

Chia sẻ bởi Nguyễn Liên Hương | Ngày 16/10/2018 | 74

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi HKI Địa 9 thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ĐỊA LÍ 9

Câu 1: Trình bày đặc điểm dân tộc Việt ở nước ta?
Dân tộc Việt có số dân đông nhất cả nước, chiếm khoảng 86% dân số cả nước.
Là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong thâm ccanh lúa nước, có các nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo.
Người Việt là lực lượng lao động đông đảo trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, khoa học kĩ thuật.
Người Việt phân bố rộng khắp cả nước song tập chung ở các vùng đồng bằng, trung du, duyên hải, ven biển.
Câu 2: cho biết số dân và tình hình gia tăng dân số ở nước ta?
Số dân:
Năm 2002, dân số nước ta là 79,7 triệu người, đứng thứ 14 trên thế giới
Gia tăng dân số:
Hiện tượng “ bùng nổ dân số” ở nước ta bắt đầu từ cuối nhữg năm 50 và chấm dứt vào trong những năm cuối thế kỉ XX
Hiện nay dân số Việt Nam đag chuyển sag giai đoạn có tỉ suất tương đối thấp nhờ thực hiện kế hoạch hóa GĐ và chính sách dân số ở nước ta.
Tỉ lệ gia tăg tự nhiên của dân số còn có sự khác nhau giữa các vùng.
+ Vùng Tây Bắc có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất ( 2,19%)
+ Thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng ( 1,11%)
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở nông thôn cao hơn thành thị
Câu 3: Cho biết mặt độ dân số và phân bố dân cư ở nước ta?
Mật độ dân số:
+ Năm 2003: 246 người/km^2
+ Năm 2014: 271 người/km^2
+ Năm 2017: 277 người/km^2
Nước ta có mật độ dân số cao trên thế giới.
Phân bố dân cư:
+ Dân cư nước ta phân bố k đồng đều. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất, thấp nhất là Tây Bắc và Tây Nguyên.
+ Giữa thành thị và nông thôn có sự phân bố dân cư chênh lệch.
Câu 4: Tại sao việc làm đag là vấn đề gay gắt của XHnước ta hiện nay?
Nền KT chưa phát triển tạo nên sức ép rất lớn đối với vấn đề việc làm của nước ta.
Do đặc điểm mùa vụ sản xuất nông nghiệp và sự phát triển ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế.
Ở các khu vực thành thị tỉ lệ thất nghiệp cao (6%)
Số người trong độ tuổi LĐ tăng cao trog khi số việc làm k tăg kịp.
Phần lớn LĐ nước ta có trình độ thấp, chưa qua đào tạo, còn hạn chế về thể lực, phân bố lực lượng LĐ k đồng đều
Câu 5: Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích jk? Vì sao vừa phải khai thác, vừa phải bảo vệ rừng?
- lợi ích của rừng:
+ Góp phần phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường: giữ đất chống xói mòn, giữ nước ngầm ở vùng đồi núi, chắn cát bay, bảo vệ bờ biển ở vùng ven biển, góp phần làm giảm bớt lũ lụt, khô hạn.
+ Tăng độ che phủ rừng
+ Góp phần bảo vệ, bảo tồn nguồn gen sinh vật.
+ Tăng nguồn tài nguyên rừng cho đất nước (gỗ và các lâm sản khác như tre, nứa, rau quả rừng, cây thuốc, nguyên liệu cho công nghiệp,…)
+ Góp phần làm hạn chế sự biến đổi khí hậu, tạo việc làm cho dân cư.
- Vừa phải khai thác, vừa phải bảo vệ rừng vì:
+  Con người không thể dừng việc khai thác rừng vì những lợi ích của mình. Nhưng đi đôi với khai thác là phải bảo vệ rừng để tránh cạn kiệt rừng, đảm bảo lợi ích cho cả thế hệ hiện tại và cho các thế hệ mai sau.
+ 3/4 diện tích nước ta là đồi núi, chế độ mưa theo mùa, nếu khai thác không đi đôi với trồng rừng sẽ làm cho tài nguyên rừng bị giảm sút, gây mất cân bằng sinh thái, làm cho môi trường suy thoái, ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác (nông nghiệp, công nghiệp, chế biến lâm sản, thủy điện…) và dân sinh.
Câu 6: Vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống?
Đối với sản xuất:
+ Cung cấp nguyên liệu vật tư cho các ngành KT: nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp
+ Tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.
Đối với đời sống:
+ Tạo việc làm
+ Nâng cao đời sống nhân dân, đem lại nguồn thu nhập lướn cho nền KT
Câu 7: Tại sao Hà Nội và trung tâm TP Hồ Chí Minh là 2 trung tâm dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Liên Hương
Dung lượng: 49,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)